Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ CÔNG TOÀN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH HỆ THỐNG
THOÁT NƯỚC QUẬN SƠN TRÀ - THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường
Mã số:

60.85.06

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng, Năm 2013

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRÇN §øC H¹

Phản biện 1 : PGS.TS. TRẦN CÁT

Phản biện 2 : GS.TS. ĐẶNG KIM CHI

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ
thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 5 năm 2013

* Có thể tìm hiểu luận văn tại :
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong số các đô thị ven biển nước ta, các đô thị miền trung là một trong
những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH toàn cầu. Trong đó, tác
động rõ ràng nhất là nước biển dâng và các hiện tượng cực đoan của thời tiết.
Chính vì vậy, việc tiến hành lập các đồ án quy hoạch đối với các đô thị này cần
được xem xét ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là các dự báo, các kịch bản của
BĐKH và nước biển dâng.
TP Đà Nẵng được bao bọc bởi Thừa Thiên Huế ở phía Bắc, tỉnh Quảng
Nam ở phía Nam và Tây Nam, phía Đông được bao bọc bởi biển Đông, nơi có
địa hình dốc núi, là vùng chuyển giao khí hậu hai miền Bắc và Nam. Nơi đây
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chế độ hải văn của biển, chế độ thủy văn
của các sông như hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn.
Trong những năm qua, TP Đà Nẵng đã phải gánh chịu nhiều cơn bão và
lũ lụt lớn, gây thiệt hại nhiều về người và của. Lũ lụt, mưa bão đã phá hủy hàng
loạt các công trình xây dựng, các công trình phòng chống lụt, bão. Để khắc
phục, sữa chữa các công trình này TP Đà Nẵng đã phải tiêu tốn hàng trăm tỷ
đồng mỗi năm.
Để đối phó với xu thế BĐKH hiện nay, với những diễn biến ngày càng
phức tạp của thời tiết, các quận của TP Đà Nẵng trong đó có quận Sơn Trà, cần
có các giải pháp đồng bộ và cụ thể mang tính khả thi cao. Đó là các giải pháp
quy hoạch, chuẩn bị kỹ thuật, cũng như nguồn vốn đầu tư lớn để nâng cấp và
xây mới hệ thống bảo vệ đô thị như đê sông, đê biển, hồ chứa…Các giải pháp
quy hoạch cần được xây dựng trên cơ sở các dự báo dài hạn về BĐKH cũng
như phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của TP trong tương lai.
Chính vì vậy đề tài nghiên cứu:“Đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước
và đề xuất giải pháp quy hoạch hệ thống thoát nước quận Sơn Trà - TP Đà
Nẵng thích ứng với BĐKH” là cần thiết và mang tính thực tiễn hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát:
* Mục tiêu cụ thể:

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
+ Hệ thống thoát nước TP Đà Nẵng (quận Sơn Trà).
+ Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Đà Nẵng đến năm 2030.
+ Tác động của BĐKH đến TP Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: TP Đà Nẵng, quận Sơn Trà.
+ Thời gian: đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp kế thừa: đề tài và các nghiên cứu về tác động của BĐKH
và nước biển dâng đối với Việt Nam, các tỉnh duyên hải Nam trung bộ và TP
Đà Nẵng;…
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6. Cấu trúc luận văn
Phần mở đầu.
Phần nội dung.
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thoát nước quận Sơn Trà và tác động
của BĐKH, nước biển dâng.
Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật
thoát nước quận Sơn Trà thích ứng với BĐKH.
Chương 3: Đề xuất giải pháp kỹ thuật thoát nước quận Sơn Trà thích ứng
với BĐKH.
Phần kết luận và kiến nghị.
Phần tài liệu tham khảo và các phụ lục.

3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC QUẬN SƠN TRÀ VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH, NƯỚC BIỂN DÂNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẬN SƠN TRÀ - TP ĐÀ NẴNG
7
Sơn Trà nằm về phía
Đông TP Đà Nẵng, trải dài
theo hạ lưu phía hữu ngạn
sông Hàn, có toạ độ địa lý từ
16004'51''đến 16009'13'' vĩ độ
Bắc,
108015'34''
đến
108018'42'' kinh độ Đông. Ba
mặt giáp sông, biển. Phía Bắc

Đông giáp biển Đông, phía
Tây giáp Vũng Thùng (Vịnh Hình 1.1: Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng
Đà Nẵng) và sông Hàn, phía
Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn, có diện tích tự nhiên 5.932 ha, dân số trung
bình năm 2011 là 136.960 người, chiếm 14,58% trong cơ cấu dân số TP Đà
Nẵng. Quận Sơn Trà có 07 phường: An Hải Đông, An Hải Tây, Phước Mỹ, An
Hải Bắc, Nại Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang. Là một quận vừa có vị trí
thuận lợi về phát triển kinh tế, có đường nội quận nối với quốc lộ 14B nối Tây
Nguyên - Lào, vừa là địa bàn quan trọng về quốc phòng - an ninh, có cảng nước
sâu Tiên Sa là cửa khẩu quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ của TP Đà Nẵng mà
của cả khu vực Miền trung - Tây nguyên, có bờ biển đẹp, là khu vực tập trung
các cơ sở quốc phòng, có vị trí quan trọng trong chiến lược an ninh khu vực và
quốc gia.
1.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội
Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến tỷ lệ tăng dân số và mật độ dân số tăng
theo, dân số trung bình năm 1997 khi mới thành lập quận là 97.204 người,
chiếm 14,47% trong cơ cấu dân số Đà Nẵng, đến năm 2011 tăng lên 136.960
người, chiếm 14,58%; tốc độ tăng dân số trung bình bình quân của quận trong
15 năm (1997-2011) là 2,48% (TP Đà Nẵng tăng 2,27%). Trong đó dân số di

nguon tai.lieu . vn