Xem mẫu

TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: “Nghiên cứu xác lập mạng lưới điểm quan trắc chất lượng không khí làng nghề phục vụ công tác giám sát và quản lý chất lượng môi trường không khí thành phố Hà Nội, giai đoạn 2010 - 2030” Phần I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Ô nhiễm không khí ngày càng được xem là một yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Các bệnh thường gặp do tiếp xúc với ô nhiễm không khí: Bệnh về hô hấp (viêm nhiễm đường hô hấp, hen, lao phổi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính, bụi phổi, ung thư); Bệnh về tim mạch (nhồi máu cơ tìm, suy tim, mạch vành tim). Các tác nhân gây ô nhiễm không khí: NO2, O3, SO2. Bụi kích thước nhỏ (PM10, PM2,5) và các dung môi hữu cơ dễ bay hơi (Benzen, Toluen, Xylen…). Các tác động bất lợi đối với con người là do các tác nhân này. Ô nhiễm không khí tại TP.Hà Nội và tổng quan về làng nghề Hà Nội: Hà Nội mở rộng bao gồm toàn bộ thủ đô Hà Nội cũ, tỉnh Hà Tây, H. Mê Linh của Vĩnh Phúc và 3 xã thuộc H. Lương Sơn tỉnh Hòa Bình. Hà Nội đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng bởi sự gia tăng phương tiện giao thông, triển khai xây dựng công trình hạ tầng cơ sở, khí thải từ sản xuất công nghiệp, sản xuất làng nghề… Những năm gần đây, các làng nghề Việt Nam nói chung, làng nghề Hà Nội nói riêng có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Vấn đề ô nhiễm KK tại làng nghề đang dần được quan tâm và trở thành những điểm nóng. Tổng số làng nghề khoảng 348 làng phân bố không đồng đều ở các quận, huyện và thị xã. 10 năm trở lại đây, bên cạnh ngành nghề truyền thống, tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất Quy mô các làng nghề phổ biến là sản xuất nhỏ, phân tán, không đồng đều, quy trình sản xuất đơn giản, tinh xảo mang tính cổ truyền. Loại hình chủ yếu tại các làng nghề là hộ gia đình, gần đây đã xuất hiện thêm nhiều loại hình: tổ hợp tác, HTX thủ công nghịêp, HTX dịch vụ, công ty TNHH, … Số hộ hoạt động nghề khoảng 21.469, trong đó hộ chuyên tiểu thủ công nghiệp chiếm 7,21%, hộ kiêm tiểu thủ công nghiệp chiếm 70,5%, hộ dịch vụ 3,93%, hộ thuần nông chiếm 18,33%. Trong sản xuất của các làng nghề hầu như chưa có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Việc quan trắc CLKK tại các làng nghề cũng chưa được quan tâm, chú trọng: chủ yếu là quan trắc định kì theo đợt, 1 năm 1-2 lần; tần suất, thông số đo hạn chế,… => Quan trắc CLKK do ảnh hưởng của phát thải làng nghề phải được xem xét khi quy hoạch. 1.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Số liệu quan trắc cung cấp cho các nhà quản lý, người dân làng nghề có cái nhìn tổng quát về CLKK tại làng nghề, hỗ trợ cho hoạch định quản lý CLKK làng nghề, xác định tiêu chuẩn phát thải, tiêu chuẩn chất lượng, nguyên liệu sử dụng, và các chính sách liên quan tới quản lý CLKK, qua đó có hành động, biện pháp giảm thiêu ô nhiễm.. - Mạng lưới quan trắc của Hà Nội cũ (trước 2009) chưa tuân thủ đáp ứng những yêu cầu chủ yếu về số các thông số quan trắc, tần suất quan trắc, cũng như công tác quản lý, vận hành bảo dưỡng thiết bị, cơ chế chia sẻ thông tin, nhân lực… Chính vì vậy, quy hoạch mạng lưới trong lĩnh vực làng nghề góp phần vào quy hoạch mạng lưới điểm quan trắc chung cho thành phố Hà Nội mới, có tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn. 1.3. Các nghiên cứu khác về làng nghề ở VN, Hà Nội và các nghiên cứu về thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường Các nghiên cứu về làng nghề: Vấn đề MT làng nghề Việt Nam nói chung, làng nghề Hà Nội nói riêng trong những năm qua ít được chú trọng như các lĩnh vực khác (công nghiệp, giao thông, xây dựng…). Tuy nhiên, vấn đề về môi trường làng nghề đang dần được quan tâm hơn, đưa vào trong quy hoạch, quản lý phát triển tổng thể - Năm 2010, 2011 Quốc hội đã thành lập đoàn khảo sát tìm hiểu thực trạng và đề ra các phương pháp xử lý tại các làng nghề. - Năm 2012: Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định ban hành danh mục 16 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012 – 2015 về làng nghề. - Ngày 13/01/2012 UBND TP. Hà Nội đã ký quyết định Về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc không khí cố định trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020”. Phạm vi của luận văn nằm trong dự án trên, được phép sử dụng các số liệu khảo sát thực tế, cũng như phương pháp lý thuyết áp dụng. Đóng góp của luận văn vào đề tài ứng dụng phương pháp chung và tính toán các kết quả trong lĩnh vực làng nghề. Phần 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chuỗi số liệu nghiên cứu, khảo sát CLKK tại làng nghề (tham khảo từ dự án “Lập quy hoạch mạng lưới quan trắc CLKK cố định trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020”) được TT Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường thuộc Sở Tài ngyên và Môi trường Hà Nội tiến hành đo đạc từ năm 2007 đến năm 2010, vào 2 mùa trong năm (mùa hè tháng 5 - 6, mùa đông tháng 10 - 11). Năm 2007: đo đạc tại 02 làng nghề trong mùa hè và 08 làng nghề trong mùa đông; Năm 2008: đo đạc theo hai mùa tại 08 làng nghề; Năm 2009: đo đạc theo hai mùa tại 15 làng nghề; Năm 2010: đo đạc theo hai mùa tại 43 làng nghề Các thông số chủ yếu: độ ồn, độ rung, bụi, CO, SO2, NO2 , benzene, toluene, H2S, Xylen, As, Cd, Cr… Mạng lưới các điểm quan trắc CLKK làng nghề từ 2007 - 2010 2.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc triển khai quy hoạch mạng lưới điểm quan trắc CLKK định kỳ (theo thiết bị thông dụng và thụ động) tối ưu. - Đánh giá chất lượng môi trường không khí làng nghề Hà Nội theo phương pháp chỉ tiêu riêng lẻ. - Đánh giá chất lượng môi trường không khí làng nghề Hà Nội theo phương pháp chỉ tiêu tổng hợp. - Dựa vào chuỗi số liệu 04 năm (2007-2010) để tính toán hàm cấu trúc không gian D(r) đặc trưng cho chất lượng không khí làng nghề Hà Nội, trên cơ sở đó xây dựng các sơ đồ mô phỏng và bản đồ hệ thống điểm quan trắc định kỳ cho làng nghề Hà Nội. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập thông tin cần thiết từ những tài liệu, bản đồ, ảnh, các công trình nghiên cứu có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Phương pháp điều tra, khảo sát đo đạc tại hiện trường: Khảo sát hiện trường kiểm chứng và hiệu chỉnh các điểm quan trắc trên cơ sở mô hình được mô phỏng bằng lý thuyết thiết lập mạng lưới điểm quan trắc tối ưu. Phương pháp mô hình hóa toán học: Ứng dụng mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong không khí để lựa chọn phương thức đặt các điểm quan trắc tại hiện trường theo sơ đồ mô phỏng quy hoạch. Phương pháp chỉ số chất lượng môi trường: Phương pháp này dùng để đánh giá chất lượng môi trường theo chỉ tiêu riêng lẻ và tổng hợp; Ứng dụng chỉ số chất lượng môi trường tổng hợp để phân vùng chất lượng môi trường và đánh giá tính khả biến của chất lượng môi trường đối với từng làng nghề. Ứng dụng cơ sở lý thuyết hàm ngẫu nhiên: Để thiết lập mạng lưới điểm quan trắc tối ưu (hàm tương quan và hàm cấu trúc không gian của chỉ số tổng hợp P Ứng dụng kĩ thuật (công nghệ) tin học môi trường và GIS: Xây dựng đồ thị, biểu đồ và bản đồ phân bố mạng lưới điểm quan trắc cho làng nghề. Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia nhằm bổ sung, sửa chữa những thiếu sót của luận văn. Phương pháp chỉ số chất lượng không khí tổng cộng (TAQI) + Thiết lập công thức chỉ số tổng cộng Pj + Thiết lập công thức chỉ số chất lượng không khí tổng cộng (TAQI) để phân hạng đánh giá chất lượng không khí + Xây dựng thang đánh giá Phương pháp luận của việc thiết lập mạng lưới điểm quan trắc tối ưu trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến 2030 + Đánh giá tính khả biến của chỉ số môi trường không khí tổng cộng Pj theo không gian và thời gian + Mô phỏng mạng lưới điểm quan trắc môi trường không khí tại các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội + Phương thức lựa chọn loại hình đặc trưng và sơ đồ đặt điểm quan trắc thực tế tại hiện trường Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá chất lượng môi trường không khí làng nghề Hà Nội theo phương pháp chỉ tiêu riêng lẻ Hiện trạng và diễn biến CLMT làng nghề đánh giá theo chỉ tiêu riêng lẻ (TCCP trung bình 1 giờ): Trong phương pháp đánh giá chỉ tiêu riêng lẻ chất lượng môi trường không khí làng nghề Hà Nội, xét đặc trưng các chất gây ô nhiễm điển hình tại các làng nghề sản xuất, cụ thể được trình bày tại bảng 3.1. Bảng 3.1. Tỷ lệ số điểm vượt QCVN qua các đợt quan trắc làng nghề Hà Nội Số điểm vượt QCVN (%) Năm Đợt TSP 300 1 100 2007 2 75 Cả năm 87,5 1 0 2008 2 0 Cả năm 0 1 12 2009 2 7,7 CO SO2 NO2 H2S Benzen 30000 350 200 42 22 0 50 50 - - 12,5 31,3 62,5 - - 6,25 40,65 56,25 - - 0 50 0 - - 100 0 18,7 - 16,67 50 25 9,35 - 8,34 0 23 0 0 - 0 53 38,9 100 - ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn