Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ NGUYỄN VĂN CƯỜNG ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Khoa học Môi Trường Mã số: 60440301 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội ­ 2016 Luận văn được hoàn thành tại: Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Thụy Phản biện 1: PGS. TS. Trần Minh Hợi Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Kiều Băng Tâm Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ tại: Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Vào hồi ..10... giờ ngày .14... tháng ..01.. năm .2016. 2 Có thể tìm đọc luận văn tại: ­Trungtâmthôngtin­Thưviện,ĐạihọcQuốcgiaHàNội ­ Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà nội. MỞ ĐẦU Huyện Tiên Yên có vị trí địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội quan trọng trong tỉnh quảng Ninh và khu vực Bắc Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội nơi đây chứa đựng tiềm năng to lớn thúc đẩy cán cân phát triển kinh tế không những cho tỉnh mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cả khu vực. Đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn chiếm lĩnh toàn bộ đường bờ và dải ngập nước ven biển không chỉ quyết định tới môi trường sống, chỉ thị các yếu tố đặc trưng của hệ sinh thái, mà còn là nguồn tài nguyên kinh tế đa lợi nhuận. Nguồn lợi này, đã được nhân dân vùng biển sử dụng rộng rãi, đa dạng với các trình độ canh tác khác nhau từ nhiều thế kỷ. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kỹ thuật canh tác lúa nước, rau màu trong hệ sinh thái nông nghiệp, các hướng khác nhau trong khai thác sử dụng hệ sinh thái ngập nước ven bờ (Nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác quảng canh.vv…) cũng đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra các xu hướng tác động khác nhau tới hệ sinh thái. Những tác động này, dẫn tới sự ngăn cản tái tạo tập đoàn sinh vật hội tụ cùng với sự tái tạo của các ổ sinh thái tự nhiên do quần xã thực vật tạo dựng. Theo quan điểm của IUCN – 1983 (Hiệp hội sinh thái ngập mặn của tổ chức bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên quốc tế). Những chỉ tiêu quan trọng, được coi là ảnh hưởng đến nguồn lợi kinh tế xã hội là: 1. Chỉ tiêu bảo vệ của hệ sinh thái ngập mặn đối với bờ biển và những hệ sinh thái thuộc vùng đất ven bờ khác. 4 2. Chỉ tiêu bảo vệ của hệ sinh thái ngập mặn đối với hệ sinh thái vùng cửa sông phụ cận và hệ sinh thái biển cận bờ. 3. Chỉ tiêu duy trì môi trường sống của nhiều loài động vật có ý nghĩa với đời sống con người (chim, tôm, cá, cua…) 4. Chỉ tiêu cân bằng các quá trình phục hồi tính đa dạng của quần xã động, thực vật trong hệ sinh thái, chỉ thị môi trường sống và sinh trưởng của nhiều loài động, thực vật có giá trị kinh tế, phục vụ nhu cầu thực phẩm và du lịch. Hệ sinh thái rừng ngập mặn chứa đựng những mối liên kết giữa các loài động, thực vật trong thời kỳ tiến hoá lâu dài mà những thành tựu nghiên cứu khoa học, mới chỉ biết đến một phần chưa đầy đủ. Vì vậy, sử dụng hợp lý hệ sinh thái ngập mặn, cần tiến hành thận trọng, có kế hoạch nhằm duy trì các liên kết bền vững của hệ sinh thái, giải quyết các mâu thuẫn phá vỡ các liên kết hữu cơ của hệ sinh thái đang tăng lên cùng với sự sử dụng của con người. Những hướng sử dụng trên cần được xem xét, gắn kết trong sử dụng đồng bộ các hệ sinh thái khác của môi trường sinh học, mang tính hữu cơ, vừa đảm bảo phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái nông nghiệp trong lãnh thổ, vừa đảm bảo chức năng liên kết tác động tích cực của nó tới hệ sinh thái ven biển, nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ sinh thái trong mối liên hệ chức năng thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển ở trạng thái cân bằng. Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật hệ sinh thái RNM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý và phát triển bền vững”. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn