Xem mẫu

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do việc
áp dụng lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài,
khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và cùng với sự phát triển như vũ bão của
khoa học công nghệ mà đặc biệt là ngành công nghệ thông tin đã tác động mạnh
đến xu hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Các Ngân hàng
thương mại Việt Nam đã quan tâm đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến
bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường như nâng cấp, phát triển các
loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận, trong đó phải kể
đến việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử với các sản phẩm như thẻ ATM,
internet banking, mobile banking...
Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu, mang tính
khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi
ích đem lại của dịch vụ ngân hàng điện tử là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và
cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật.
Thực hiện các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép các ngân hàng thích
ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, điều chỉnh kịp thời phí, lãi
suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến của tình hình thị trường, hạn chế rủi ro do biến
động về giá cả của thị trường gây ra, mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng và
khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của ngân hàng điện tử. Đây là lợi ích vượt
trội của ngân hàng điện tử so với ngân hàng truyền thống.
Không nằm ngoài xu thế đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam (BIDV) cũng đang tích cực tăng cường phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng điện tử. Những năm vừa qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đã đạt được những thành công nhất định, mở rộng mạng lưới, phát triển thị
phần và nâng cao khả năng cạnh tranh. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử không
những giúp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn góp phần tăng hiệu quả kinh
doanh, mang lại lợi ích cho khách hàng, cho ngân hàng cũng như lợi ích cho toàn

bộ nền kinh tế. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong giai đoạn tới là hết sức
cần thiết để BIDV đạt được mục tiêu là ngân hàng dẫn đầu Việt Nam. Tuy nhiên
trong quá trình triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV còn tương đối
muộn so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác và còn có một số những hạn
chế, vướng mắc nhất định. Thực trạng việc đầu tư phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử ở BIDV như thế nào, có những khó khăn và hạn chế ra sao, làm thế nào để
khắc phục nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử?
Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phát trển dịch vụ ngân
hàng điện tử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ
viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung của luận văn được kết
cấu theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Lý luận chung về dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch
vụ ngân hàng điện tử.
Chương 3: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 4: Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong mục này tác giả đề cập tới một số công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài thông qua các luận văn thạc sĩ; các sách tham khảo, bài báo; các đề tài
khoa học…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều hệ thống lại cơ sở lý thuyết của
dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, phân tích thực
trạng và sau đó đưa ra giải pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Tuy
nhiên mỗi nghiên cứu đều có phạm vi và phương pháp nghiên cứu riêng, mục tiêu
cũng như cách giải quyết vấn đề riêng.
Thông qua việc tìm hiểu, phân tích các công trình nghiên cứu đã có và bằng
thực tế nghiên cứu của bản thân trên cơ sở tiếp thu kiến thức được hướng dẫn, tác
giả đã nghiên cứu và trình bày luận văn thạc sĩ về đề tài “Phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Tác giả khẳng
định đề tài luận văn của mình chưa trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Trên cơ sở các nghiên cứu sẵn có, trong luận văn của tác giả sẽ bao gồm những
nội dung như sau:
- Ngoài việc tiếp tục hệ thống lại cơ sở lý thuyết, luận văn sẽ tiếp tục đi sâu
nghiên cứu những vấn đề về dịch vụ ngân hàng điện tử và phát triển dịch vụ ngân
hàng điện tử tại ngân hàng thương mại.
- Phân tích chi tiết thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2007-2011, tổng kết những
kết quả đạt được và những hạn chế cũng như nguyên nhân của các hạn chế đó.

- Đề xuất các biện pháp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho những năm tiếp theo.

CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ
2.1. Khái quát về dịch vụ ngân hàng điện tử
Trong phần này tác giả đưa ra lý luận chung về dịch vụ ngân hàng điện tử
gồm khái niệm, vai trò dịch vụ ngân hàng điện tử và phân loại dịch vụ ngân hàng
điện tử.
Khái niệm: Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking, viết tắt là Ebanking) theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được cung cấp
trực tiếp đến khách hàng thông qua các phương tiện tiện điện tử. Dịch vụ ngân
hàng điện tử có thể diễn đạt một cách tổng quát là các dịch vụ ngân hàng thông
qua các phương tiện điện tử cho phép khách hàng có thể thực hiện các giao dịch
một các tự động dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa mà không
cần phải đến ngân hàng.
Vai trò của dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng được khẳng định. Nó tác
động đến các ngân hàng, thúc đẩy các ngân hàng tìm ra các giải pháp nâng cao cả
về số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng nhằm tạo ra lợi thế cạnh
tranh để tăng uy tín cũng như phát triển thương hiệu cho ngân hàng. Dịch vụ ngân
hàng điện tử góp phần đẩy nhanh luân chuyển vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn nhờ
đó tăng hiệu quả kinh doanh.
Dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm các loại chính là: Các sản phẩm thẻ,
dịch vụ giao dịch tự động qua máy ATM, Thanh toán tại các điểm bán hàng
(EFTPOS); Ngân hàng qua mạng Internet (Internet Banking), Ngân hàng tại nhà

(Home Banking), Ngân hàng qua mạng di động (Mobile Banking và SMS
Banking) và Ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking và Call Center).

2.2. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương
mại
Mục này trình bày về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng
thương mại và các tiêu chi đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Luận
văn trình bày tiêu chí phát triển chia làm 2 nhóm tiêu chí: sự phát triển về quy mô
và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Các tiêu chí đánh giá sự phát triển về mặt quy mô gồm 5 tiêu chí: Số lượng
các loại hình dịch vụ, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, thị phần, doanh số
giao dịch và thu nhập từ dịch vụ ngân hàng điện tử.
Các tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng dịch vu: tính tiện ích, tính an
toàn và bảo mật thông tin, giảm chí phí.
Đây là các tiêu chí cơ bản mà luận văn vận dụng vào thực tế đánh giá sự
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Chương 3.

2.3. Lợi ích của phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử
Đối với các ngân hàng thương mại: Đó là việc đa dạng hóa sản phẩm dịch
vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh và góp phần nâng cao
thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh từ đó thu hút được nhiều khách hàng, tăng
thu nhập.
Đối với khách hàng: Khách hàng được cung cấp dịch vụ nhanh chóng,
thuận tiện và tiết kiệm chi phí.
Đối với nền kinh tế: Dịch vụ ngân hàng điện tử giúp cơ quan quản lý có
thông tin đầy đủ, nhanh chóng, chính xác để đưa ra quyết định phù hợp. Dịch vụ
này còn giúp cho hoạt động thanh tra, giám sát chặt chẽ hơn, đảm bảo an toàn hệ
thống. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là xu hướng phát triển chung của
các nền kinh tế.

nguon tai.lieu . vn