Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHÙNG MINH NGỌC

QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC
HOÀ NHẬP HỌC SINH KHUYẾT TẬT
TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2015

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH

Phản biện 1: TS. TRẦN XUÂN BÁCH

Phản biện 2: GS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Giáo dục học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10
tháng 7 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển khá nhanh
và toàn diện của đất nước thì giáo dục cũng đã có những bước phát
triển về chất lượng, quy mô, loại hình đào tạo... Giáo dục đã và đang
thể hiện vai trò đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ
công cuộc đổi mới của đất nước. Trong đó nổi lên một vấn đề
đang được quan tâm và cũng là xu thế tất yếu cho sự phát triển hiện
nay – đó là giáo dục cho mọi người.
Đối với giáo dục phổ thông, tinh thần trên được thể hiện ở việc
tiến hành phổ cập giáo dục các cấp học (Tiểu học, THCS, THPT).
Chúng ta đặt ra mục tiêu trọng tâm của ngành giáo dục nhằm: Đảm
bảo cơ hội và quyền được hưởng giáo dục cho mọi trẻ em; nâng cao
chất lượng giáo dục; phát triển môi trường giáo dục phù hợp nhất
cho sự tham gia của trẻ. Trong đó đối tượng mà giáo dục phổ thông
đang dành sự quan tâm đặc biệt đó là học sinh khyết tật (KT). Đó
cũng là việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương đường lối của
Đảng, chính sách của Nhà nước và ngành giáo dục: “... tạo điều
kiện để người khuyết tật và người nghèo được đi học văn hoá và học
nghề.” (Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013; Điều 61);
“Trẻ em là con liệt sỹ, thương binh nặng, trẻ em tàn tật, trẻ em
mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khó khăn đặc biệt được Nhà
nước và xã hội quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để đạt trình độ giáo
dục tiểu học” (Luật Phổ cập giáo dục tiểu học 1991; Điều 11);
“Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng
các hình thức học hoà nhập trong các trường phổ thông, trường
chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng cho người
tàn tật tại gia đình...” (Pháp lệnh về người tàn tật năm 1998; Điều

2

16 – chương 3); “... Nhà nước ưu tiên tạo điều kiện cho con em các
dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế – xã
hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi,
người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã
hội khác được thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình” (Luật
giáo dục năm 2005; Điều 10); “Nhà nước tạo điều kiện để người
khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người
khuyết tật” (Luật người khuyết tật 2010; Điều 27); Chiến lược Phát
triển Giáo dục và Đào tạo Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra
các chỉ tiêu cụ thể: “... có 70% học sinh KT được đi học” và “Tăng
đầu tư cho giáo dục đặc biệt; có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên
giáo dục đặc biệt và học sinh khuyết tật”.
Ngũ Hành Sơn là một quận vùng ven trung tâm thành phố Đà
Nẵng, trước năm 2002 cũng đã có khoảng 25% học sinh KT học
trong trường tiểu học và THCS song còn mang tính tự phát và
chất lượng kém. Từ năm 2002 đến nay ngành giáo dục đã tập trung
(chủ yếu vào cấp tiểu học) tổ chức triển khai nhiều hoạt động và thực
sự đã đạt được một số hiệu quả trong công tác giáo dục hoà nhập
trong trường tiểu học. Tuy nhiên, giáo dục hoà nhập (GDHN) vẫn
còn những hạn chế rất cơ bản như: công tác quản lý tiến hành còn
lúng túng và hiệu quả chưa cao, chất lượng giáo dục hoà nhập còn
thấp, thiếu bền vững. Xuất phát từ lí do trên, đề tài được lựa chọn
nghiên cứu là: "Quản lý công tác giáo dục hoà nhập học sinh
khuyết tật tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn
thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn vấn đề nghiên cứu
đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

3

hoà nhập học sinh khuyết tật tại các trường tiểu học quận Ngũ Hành
Sơn thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý công tác giáo dục hoà nhập học sinh khuyết
tật tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thành phố
Đà Nẵng.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quản lý công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật tại các
trường tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thành phố Đà Nẵng.
4. Giả thiết khoa học
Trong thời gian qua, các trường tiểu học trên địa bàn quận Ngũ
Hành Sơn thành phố Đà Nẵng đã chú trọng đến công tác giáo dục hòa
nhập. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác này vẫn còn bộc
lộ nhiều bất cập và tiến hành chưa đồng bộ. Nếu làm sáng tỏ các vấn
đề lí luận, thực tiễn về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật và xác
lập các biện pháp phù hợp nhằm tác động đến các đối tượng tham gia
vào công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật sẽ nâng cao chất
lượng giáo dục hòa nhập, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục nhà
trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về quản lý giáo dục và
quản lý giáo dục hoà nhập học sinh KT trong trường tiểu học.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lý giáo dục hoà nhập học sinh
KT tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn thành
phố Đà Nẵng.
5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục hoà nhập
học sinh KT đối với cơ quan Phòng GD&ĐT tại các trường tiểu

nguon tai.lieu . vn