Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


PHAN QUỐC CƯỜNG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
TỰ ĐÁNH GIÁ TRONG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG THCS
HUYỆN ĐẮC TÔ TỈNH KON TUM

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng – Năm 2016

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN SỸ THƯ

Phảnbiện 1: TS. Dương Bạch Dương

Phảnbiện 2: TS. Nguyễn Thị Trân Anh

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục họp tại Phân hiệu Đại học
ĐàNẵng tại Kon Tum vào ngày 8 tháng 10 năm 2016.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
-Trung tâmThông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
-Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Đảng ta
cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá đó là “phát triển nhanh
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào
việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt
chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học,
công nghệ”.
Để đạt mục tiêu chiến lược nêu trên thì yêu cầu cấp thiết là giáo
dục Việt Nam phải đổi mới để hội nhập, mà điểm then chốt là phải phấn
đấu vươn tới một chuẩn chung về chương trình đào tạo, mô hình quản
lý, với trọng tâm là chuẩn về chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất
lượng.
Tự đánh giá là khâu đầu tiên trong tổng thể các hoạt động kiểm
định chất lượng giáo dục, tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của nhà trường trong tất cả các hoạt động, nghiên cứu và
dịch vụ xã hội.
Cho đến nay, tỉnh KonTum đã và đang tiến hành công tác kiểm
định chất lượng ở tất cả các bậc học. Công tác tự đánh giá được các
trường quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện của
các trường trung học cơ sở (đặc biệt là trường trung học cơ sở ở các
Huyện) vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, dẫn đến hiệu quả của công
tác tự đánh giá chưa cao, chưa thật sự đạt được mục tiêu kiểm định
chất lượng giáo dục và chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Biện pháp quản lý hoạt
động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các
trường trung học cơ sở Huyện Đắc Tô tỉnh KonTum” được lựa

2
chọn để nghiên cứu với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục cho huyện Đắc Tô nói riêng và tỉnh KonTum nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với
hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục tại các
trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắc Tô.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở
các trường trung học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất
lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết lập và áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý hoạt
động tự đánh giá một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn các nhà
trường thì hoạt động tự đánh giá sẽ được thực hiện có hiệu quả, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường trung học cơ sở
trên địa bàn huyện Đắc Tô tỉnh KonTum trong bối cảnh đổi mới giáo
dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự đánh giá
trong kiểm định chất lượng giáo dục.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
tự đánh giá của Hiệu trưởng ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Đắc Tô, tỉnh KonTum.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trong
kiểm định chất lượng giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự

3
đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục của Hiệu trưởng các
trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắc Tô, tỉnh KonTum.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thống kê toán học
7. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối
với hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các
trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Đắc Tô, tỉnh KonTum.
Khảo sát thực trạng và sử dụng số liệu năm học 2012-2013 đến
2014-2015.
8. Cấu trúc luận văn
- Phần mở đầu
- Phần nội dung, gồm 3 chương :
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tự đánh giá
trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá trong
kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa
bàn huyện Đắc Tô, tỉnh KonTum.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trong kiểm
định chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Đắc Tô, tỉnh KonTum.
- Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục

nguon tai.lieu . vn