Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN VĂN PHONG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT
ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2013

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN

Phản biện 1: PGS.TS. VÕ NGUYÊN DU

Phản biện 2: TS. NGUYỄN QUANG GIAO

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
08 tháng 07 năm 2013

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hình thức Liên kết đào tạo (LKĐT) nhằm tạo cơ hội cho mọi
người vừa làm, vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện
nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên
môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên hình thức LKĐT hiện nay còn nhiều
bất cập trong công tác quản lý. Liên kết mở quá nhiều lớp chạy
theo số lượng buông lỏng quản lý, không kiểm soát được dẫn đến
hệ quả tất yếu là chất lượng đào tạo kém. Chưa tạo được lòng tin
đối với người học và xã hội.
Trong những năm qua hoạt động LKĐT của Trường ĐH Trà
Vinh được phát triển theo từng năm, hiện nay chất lượng đào tạo các
lớp liên kết của nhà trường chưa cao. Do vậy để quản lý hoạt động
LKĐT có chất lượng thì cần phải có những biện pháp phù hợp với xu
thế phát triển của xã hội và mục tiêu phát triển của nhà trường.
Xuất phát từ việc học tập, nghiên cứu lý luận về khoa học
Quản lý giáo dục (QLGD), từ thực tiễn công tác tôi thấy việc LKĐT
cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, cần
tìm ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng các lớp
đào tạo theo hình thức liên kết nên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên
cứu “Biện pháp quản lý hoạt động LKĐT của Trường ĐH Trà
Vinh” để làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất
những biện pháp quản lý hoạt động LKĐT của Trường ĐH Trà Vinh
nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động LKĐT
của nhà trường.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động LKĐT của Trường ĐH Trà Vinh.

2

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động LKĐT của Trường ĐH Trà Vinh.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý
hoạt động LKĐT hệ VLVH tại các cơ sở liên kết của Trường
ĐH Trà Vinh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát bằng phiếu hỏi
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ lưu trữ.
4.3. Phương pháp thống kê toán học nhằm xử lý các kết quả
điều tra.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn còn có 3 chương:
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đề tài biện pháp quản lý hoạt động LKĐT cũng đã có những
luận văn thạc sĩ của các trường Đại học trong nước nghiên cứu, các
bài báo khoa học giáo dục cũng đã nêu. Nhưng chỉ phù hợp với từng
cơ sở giáo dục đào tạo cụ thể, riêng Trường ĐH Trà Vinh thì chưa có
đề tài nào nghiên cứu lĩnh vực này, vì vậy tác giả luận văn đã nghiên
cứu thực trạng và đề ra các biện pháp quản lý hoạt động LKĐT phù
hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Nhằm tăng hiệu quả hoạt
động LKĐT cũng như chất lượng đào tạo theo hình thức liên kết của
nhà trường.

3

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong phần này chúng tôi trình bày khái quát và tổng quan
về nghiên cứu LKĐT tại các trường ĐH cũng như các cơ sở GDĐT trong nước.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Đào tạo: có thể hiểu đào tạo là một quá trình trang bị
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời giáo dục phẩm chất
đạo đức, thái độ cho HSSV và người học để họ trở thành người
công dân, người lao động có chuyên môn và nghề nghiệp nhất
định.
1.2.2. Liên kết đào tạo: Trong đào tạo, liên kết là hình thức
phối hợp, hỗ trợ, tạo sự gắn bó chặt chẽ với nhau giữa các cơ sở
đào tạo hoặc giữa các cơ sở đào tạo với các đối tác khác nhằm
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo.
1.2.3. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
a. Khái niệm quản lý và các chức năng cơ bản của quản

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ
thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Toàn bộ hoạt động quản lý được thực hiện qua các chức năng: kế
hoạch hóa, tổ chức, lãnh đạo – chỉ đạo, kiểm tra.
b. Quản lý giáo dục
QLGD được hiểu là quản lý quá trình giáo dục và đào tạo
đang diễn ra ở các cơ sở giáo dục hay quản lý một hệ thống các cơ
sở giáo dục đóng trên một địa bàn dân cư. Các thành tố đó là:
Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, lực
lượng giáo dục (GV), đối tượng giáo dục (HSSV), phương tiện

nguon tai.lieu . vn