Xem mẫu

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TÓM TẮT Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ­ XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI Học viên: Lai châu, 2014 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế ­ xã hội của miền núi, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình, dự án và tổ chức triển khai thực hiện trên các lĩnh vực trong nhiều năm qua, đã góp phần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, tạo cơ sở cho sự phát triển. Ngân sách nhà nước đầu tư khá lớn cho khu vực miền núi. Tuy nhiên, kinh tế ­ xã hội tại miền núi vẫn còn rất nhiều khó khăn, bất cập. Đối với tỉnh Lai Châu, nhiều năm qua Đảng bộ, chính quyền các cấp cũng rất quan tâm đến đầu tư cho miền núi và chắc chắn trong nhiều năm đến sẽ có sự đầu tư lớn cho phát triển kinh tế ­ xã hội khu vực miền núi. Một thực tiễn rất đáng quan tâm là: có nhiều chương trình, dự án triển khai thực hiện ở miền núi với tổng số vốn đầu tư lớn, nhưng sau khi kết thúc, tính ổn định, phát huy không được giữ vững hoặc hiệu quả thấp. Do vậy, cần phải có sự đánh giá khoa học, khách quan về hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư cho miền núi, đánh giá việc tổ chức thực hiện sao cho đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của chương trình, dự án được triển khai thực hiện trên địa bàn miền núi. Tình hình thực hiện các chương trình đầu tư phát triển kinh tế ­ xã hội ở các huyện miền núi Lai Châu có nhiều kết quả, nhưng chuyển biến chưa mạnh, chưa đáp ứng mong đợi của nhân dân và yêu cầu của quản lý. Cơ chế chính sách cho phát triển kinh tế ­ xã hội miền núi đã có, nhưng trong giai đoạn hiện nay cần tập trung nhiều hơn nữa cho miền núi, nhất là việc nghiên cứu, triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ­CP để giảm nghèo nhanh và bền vững. Vấn đề này cần phải có nghiên cứu chuyên sâu dưới góc độ khoa học để đề xuất một số giải pháp đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế ­ xã hội các huyện miền núi phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển miền núi trong sự phát triển chung của tỉnh. Từ trước đến nay, hàng năm các cơ quan nhà nước đều có các báo cáo đánh giá chung tình hình thực hiện các chương trình đầu tư phát triển kinh tế ­ xã hội ở các huyện miền núi Lai Châu và đề ra nhiệm vụ thực hiện cho năm sau. Những báo cáo này phần nào đã phản ảnh thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế ­ xã hội miền núi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chưa có điều kiện để thực hiện dưới góc độ một đề tài khoa học. Đểđánhgiáđúngthực trạngtìnhhìnhtriểnkhaithực hiệncácchương trình, dự án, chúng ta cần phải dựa trên các phương pháp khoa học, khách quan để xem xét về những vấn đề liên quan, đề xuất những giải pháp khả thi để tổ chức thực hiệnhiệu quả hơn, góp phầnthúc đẩysự phát triển kinhtế ­ xãhộikhu vực miền núitrongthờigianđếnmộtcáchnhanhvàbềnvững. Với những lý do chính yếu nêu trên nói lên sự cần thiết để tiến hành nghiên cứu đề tài này. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là: Đánh giá thực trạng tình hình tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế ­ xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2006 ­ 2010. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư ở miền núi. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế ­ xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 ­ 2015. Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển kinh tế ­ xã hội các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Đánh giá tình hình thực hiện một số chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế ­ xã hội tại các huyện miền núi tỉnh Lai Châu, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư ở miền núi. Xác định một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế ­ xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 ­ 2015. Đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế ­ xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu. 3. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp luận, đề tài dựa trên phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp luận chủ yếu của đề tài là lý luận Mác­xít được sử dụng trong toàn bộ nội dung của đề tài. Chủ nghĩa duy vật biện chứng giúp nhìn nhận mọi sự vật và hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và chúng luôn vận động, biến đổi, phát triển không ngừng. Trên cơ sở quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm phát triển để xem xét và phân tích nội dung nghiên cứu của đề tài. Vận dụng các quan điểm này để làm cơ sở cho việc xem xét các sự kiện xã hội và quá trình phát triển của xã hội, mà cụ thể là kinh tế ­ xã hội tại các huyện miền núi tỉnh Lai Châu. Trên cơ sở phương pháp luận chung đó, đề tài chủ yếu vận dụng hướng tiếp cận của Lý thuyết cấu trúc ­ chức năng, Lý thuyết phát triển, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong quá trình thực hiện đề tài. Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng nghiên cứu đề tài được trình bày ở mục 1.1 Chương 1 báo cáo này. Các phương pháp cụ thể tiến hành nghiên cứu cụ thể là: Thu thập, phân tích tài liệu: Thu thập số liệu thống kê, các tài liệu liên quan đã có từ các cơ quan Trung ương, ở tỉnh, 06 huyện miền núi trong tỉnh. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Ankét): Sử dụng bảng hỏi được thiết kế phù hợp cho nội dung cần nghiên cứu (xem Phiếu khảo sát ­ Phụ lục 01). Số lượng mẫu là 1.000 phiếu, được điều tra tại tất cả 06 huyện miền núi trong tỉnh. Việc xử lý và phân tích số liệu phiếu điều tra được thực hiện bởi sự trợ giúp của máy vi tính, bằng phần mềm SPSS­11.5. Phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung: Thực hiện với các đối tượng chủ yếu là cán bộ các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, đoàn thể cấp xã, cấp huyện, tỉnh và một số công dân tại các huyện miền núi. Phương pháp quan sát, được vận dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài. 4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu đề tài Như tên gọi của đề tài được giao nhiệm vụ là:“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp góp phần phát triển kinh tế ­ xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu”, và được giới hạn trong mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên. Thời gian và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu còn hạn chế. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu “đánh giá thực trạng” ở đây cũng chỉ đi sâu vào một số lĩnh vực mà đề tài đặt ra. Các giải pháp đề xuất cũng trong khuôn khổ nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 5. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bám sát mục tiêu, nhận diện được những thành công, bất cập trong một số chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế ­ xã hội tại các huyện miền núi trong thời gian qua; đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế ­ xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 ­ 2015. Vì vậy, đây là luận cứ khoa học phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của tỉnh và trong việc thực hiện chủ trương phát triển kinh tế ­ xã hội miền núi nhanh và bền vững của Đảng và Nhà nước. Đề tài góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực trạng, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ­ xã hội ở miền núi nhanh và bền vững. Vì vậy, đề tài có giá trị thực tiễn, giải quyết vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu dài, đồng thời góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, nhận thức sâu sắc hơn các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế ­ xã hội miền núi. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài được thể hiện trong ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2. Đánh giá tình hình thực hiện một số chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế­xã hội tại các huyện miền núi tỉnh Lai Châu. Chương 3. Các giải pháp góp phần phát triển kinh tế­xã hội các huyện miền núi tỉnh Lai Châu PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ 1.1. Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng nghiên cứu đề tài Trong phạm vi của đề tài, các tác giả tập trung tìm hiểu, vận dụng một số lý thuyết: “Cấu trúc ­ chức năng”, “Lý thuyết phát triển”, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta có liên quan để nghiên cứu đề tài. 1.1.1. Vận dụng Lý thuyết cấu trúc ­ chức năng Lý thuyết cấu trúc ­ chức năng gắn liền với tên tuổi của các nhà Xã hội học nổi tiếng như: H. Spencer, E. Durkheim, T. Parsons, là một trong những lý thuyết quan trọng được sử dụng rộng rãi trong các phân tích xã hội học. Lý thuyết này nhấn mạnh đến những đóng góp chức năng của mỗi bộ phận trong xã hội để duy trì cấu trúc cũ, giúp ta vận dụng xem xét cấu trúc kinh tế ­ xã hội một vùng, một khu vực nhất định (mà ở đây là khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi). Vận dụng lý thuyết cấu trúc ­ chức năng giúp ta nhìn nhận: Xã hội là một hệ thống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tạo nên sự ổn định bền vững của tổng thể. Để giải thích tồn tại của một thiết chế xã hội, chúng ta phải tìm hiểu hệ thống xã hội, như một tổng thể, đòi hỏi những nhu cầu của nó phải được thoả mãn như thế nào. Bởi vì chỉ trong một trạng thái như vậy thì mới bảo đảm cho các chức năng hoạt động mà xã hội luôn trong trạng thái cân bằng. Do vậy, khi xem xét về thực trạng và giải pháp triển kinh tế ­ xã hội ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn