Xem mẫu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ĐẠI HỌC TỔNG HỢP BATANGAS

Cộng hòa Philippin

NCS. BÙI THỊ NGÂN

ĐỀ XUẤT MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NHẰM GIÚP GIÁO VIÊN TĂNG
CƯỜNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO SINH VIÊN,
GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC DẠY TIẾNG ANH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
Chuyên ngành: Ngôn ngữ và Văn học Anh

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC ANH

THÁI NGUYÊN - 2014

Chương trình được thực hiện tại:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Người hướng dẫn khoa học: Dr. Maltida H. Dimaano

Phản biện 1: ..........................................................................
Phản biện 2: ..........................................................................
Phản biện 3: ..........................................................................

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp đại học
họp tại: ..................................................................................
Vào hồi giờ

ngày

tháng

năm 2014

Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện quốc gia
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế
- Thư viện trường đại học tổng hợp Batangas, Philippin.

1
Chƣơng 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. MỞ ĐẦU
Giảng dạy tiếng Anh cho học sinh, sinh viên ở tất cả các bậc
học trong hệ thống giáo dục Việt Nam là một yêu cầu bắt buộc và có
vai trò quan trọng. Tiếng Anh là một trong sáu môn thi bắt buộc đối
với kỳ thi nghiệp Trung học phổ thông quốc gia. Sinh viên đại học và
học viên cao học đều phải học môn tiếng Anh như một môn học
chính khóa. Hơn nữa, ở Việt Nam, Quyết định số 1400 / QĐ-TTg
phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc
dân giai đoạn 2008-2020” đã được ban hành ngày 30 tháng 9 năm
2008 càng khẳng định về tầm quan trọng của tiếng Anh.
Chúng ta mong đợi rằng đến năm 2020, phần lớn học sinh, sinh
viên Việt Nam tốt nghiệp các trường trung học, dạy nghề, các trường
cao đẳng và đại học sẽ có đủ tự tin để giao tiếp bằng tiếng Anh trong các
hội thoại hàng ngày, trong học tập và công việc ở môi trường tích hợp đa
văn hóa và đa ngôn ngữ cũng như biến ngoại ngữ thành một lợi thế
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tạo hứng thú cho người học hay còn gọi là động lực đóng một
vai trò quan trọng trong việc giảng dạy và học tập tiếng Anh. Đó
cũng là một trong những yếu tố chính quyết định kết quả học tập.
Trong giảng dạy, có nhiều phương pháp có thể tạo hứng thú học tập
cho sinh viên. Ở sinh viên có động lực hay hứng thú học tập, các em
cho rằng giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian để tìm ra những
phương pháp tạo hứng thú hoặc kỹ thuật giảng dạy phù hợp nhất với
đối tượng học sinh để bài giảng trở nên thành công hơn.

2
Có nhiều phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên có thể được
sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ.
Việc tạo hứng thú cho sinh viên không phải là một quá trình đơn
giản. Để có thể tạo hứng thú cho sinh viên, phương pháp giảng dạy
và và tính cách của giáo viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng vì
chúng có vai trò quyết định đến kết quả học tập của sinh viên.
Mặc dù giáo viên đã có sử dụng các phương pháp tạo hứng thú
trong giảng dạy, nhưng giáo viên vẫn còn áp dụng các phương pháp
giảng dạy truyền thống như giao bài tập, soạn các bài kiểm tra từ
vựng, dạy ngữ pháp có sử dụng các công cụ trực quan và kiểm soát
lớp học bằng cách dạy và giải thích nội dung bài học trong suốt giờ
học mà không tạo điều kiện để cho sinh viên phát huy năng lực của
mình. Điều đó có nghĩa là trong giờ học, giáo viên vẫn là trung tâm,
chứ không phải sinh viên.
Là một thành viên trong Ban Giám hiệu trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội - một trường đào tạo đa cấp, đa ngành tại Việt Nam
với 40 nghìn học sinh sinh viên, 1700 cán bộ viên chức trong đó có
1.400 là giáo viên, giảng viên, tôi đã lựa chon đề tài nghiên cứu “ Đề
xuất mô đun đào tạo nhằm giúp giáo viên tăng cường các phương
pháp tạo hứng thú cho sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả của
việc dạy tiếng Anh cơ bản tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xác định mối liên hệ giữa các phương pháp giáo
viên tạo hứng thú cho sinh viên và kết quả học tập của sinh viên
trong chương trình tiếng Anh cơ bản và việc ứng dụng chúng trong
quá trình giảng dạy và học tập tiếng Anh tại trường Đại học Công

3
nghiệp Hà Nội, từ đó đề xuất một mô-đun đào tạo nhằm giúp giáo
viên tăng cường các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên, góp
phần nâng cao hiệu quả của việc dạy tiếng Anh cơ bản tại Trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội”.
Cụ thể, nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:
1. Các thông tin của giáo viên là gì?
1.1. Độ tuổi
1.2. Giới tính
1.3. Quê quán
1.4. Quốc tịch
1.5. Trình độ học vấn
1.6. Số năm giảng dạy
2. Các phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên nào được giáo
viên sử dụng trong giảng dạy chương trình tiếng Anh cơ bản?
3. Trình độ của sinh viên trong bài thi tiếng Anh cơ bản ở cấp
độ nào?
4. Có những mối liên hệ chặt chẽ nào giữa việc giáo viên sử
dụng phương pháp tạo hứng thú cho sinh viên và kết quả học tập
tiếng Anh của sinh viên không?
5. Mô-đun đào tạo nào có thể được đề xuất để nâng cao kết quả
học tập tiếng Anh của sinh viên?
1.3. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được cho là rất có ý nghĩa đối với lãnh đạo
nhà trường, lãnh đạo, giáo viên, sinh viên Khoa Ngoại ngữ và các

nguon tai.lieu . vn