Xem mẫu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ĐẠI HỌC TỔNG HỢP BATANGAS
Cộng hòa Philippin

PHÙNG THỊ THU HÀ

MỐI QUAN TÂM VỀ SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ
PHÁT TRIỂN SINH THÁI BỀN VỮNG TRONG
CÁC TÁC PHẨM CHỌN LỌC CỦA TÁC GIẢ AL
GORE

Chuyên ngành: Ngôn ngữ và văn học Anh

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC ANH

THÁI NGUYÊN, 2014

Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Hướng dẫn khoa học: TS. Maria Luisa A. Valdez
Phản biện 1: .............................................
Phản biện 2: .............................................
Phản biện 3: .............................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học họp tại:
……………………………………………………………………
Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2014

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện quốc gia Việt Nam;
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên;
- Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển quốc tế;
- Thư viện trường Đại học Tổng hợp Batangas, Philipin.

1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Bối cảnh nghiên cứu
Trái đất đang nóng dần lên, khi hậu thế giới biển đổi khôn
lường, diện tích của vùng có băng che phủ vĩnh hằng đang ngày càng
bị thu hẹp, mực nước biển tăng, suy giảm tầng ôzôn, cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học bị suy thoái, diện tích rừng tự
nhiên bị thu hẹp nghiêm trọng, quá trình axit hóa đại dương, mưa
axit, tăng tưởng dân số, mở rộng đô thị, ô nhiễm môi trường, suy
giảm thể chất giống nòi, bệnh dịch mới lan tràn… là những vấn đề
môi trường nghiệm trọng mà thế giới đang phải đối mặt. Do đó, công
cuộc bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn không chỉ
trong phạm vi một vài quốc gia, hay một số các khu vực mà là vấn
đề mang tính toàn cầu, là một trong những yếu tố quyết định sự phát
triển bền vững, liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế- xã hội
của các quốc gia nói riêng và của toàn thế giới nói chung.
‘Sự nóng lên toàn cầu’ và ‘khủng hoảng khí hậu’ không chỉ thu
hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà văn, nhà
thơ, nhà môi trường học trên khắp thế giới, mà sự suy thoái môi
trường nghiêm trọng còn là tâm điểm được nghiên cứu bởi nhiều các
nhà lãnh đạo cao cấp trên thế giới và Al Gore là một trong những
người như thế.
Albert Arnold Gore (Al Gore) là cựu Phó Tổng Thống Mỹ, giai
đoạn 1993-2001. Ông được Đảng Dân chủ đề cử tổng thống năm
2000, và năm 2007 ông là đồng tác giả của giải thưởng Nô-ben do đã

2
có những đóng góp to lớn đối với những nghiên cứu về biến đổi khí
hậu toàn cầu.
Ông là một trong những người đầu tiên ủng hộ chủ chương của
thế giới về quản lý môi trường, người đã dành thời gian để nghiên
cứu về môi trường từ khi con ngồi trên ghế nhà trường. Thế giới thực
sự biết đến ông với những mối quan tâm lớn dành cho môi trường
sinh thái không chỉ qua các cuộc hội thảo cấp quốc tế hay qua các
phong trào bảo vệ môi trường mà còn là qua các tác phẩm của ông
được viết ra từ trái tim của người có ý thức sâu sắc về giá trị đích
thực của môi trường sinh thái.
Trong số nhiều những đóng góp to lớn của ông với sự nghiệp
bảo vệ môi trường sinh thái trên thế giới, hai cuốn sách của Al Gore
với tiêu đề Trái Đất trong trạng thái cân bằng, cuốn sách đầu tiên
của ông, xuất bản năm 1992 và cuốn Một sự thực không dễ chịu, xuất
bản năm 2006, đã đem đến cho độc giả rất nhiều những xúc cảm sâu
sắc về thực trạng môi trường thế giới. Cùng với những nhà hoạt động
môi trường khác, ông đã nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp của con
người dành cho Bà Mẹ Trái đất, đồng thời khơi gợi ý thức trách
nhiệm của mỗi con người trong sự nghiệp bảo vệ môi trường sinh
thái của hành tinh Xanh, nơi duy nhất sự sống tồn tại và phát triển.
Với mong muốn tìm hiểu thêm những giá trị tư tưởng về môi
tường sinh thái, tính bền vững và những bài học về tôn trọng môi
trường cũng như ý thức bảo vệ môi trường mà tác giả muốn gửi gắm
đến các độc giả, đặc biệt là các độc giả trẻ, người nghiên cứu đã lựa
chọn tiến hành phân tích hai tác phẩm nói trên của Al Gore.

3
Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu những vấn đề về
môi trường sinh thái và tính bền vững của nó trong hai tác phẩm
chọn lọc của Al Gore. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học nhằm
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên chuyên ngành văn
học, xã hội học và môi trường tại Đại học Thái Nguyên nói riêng và
cho sinh viên trong toàn Đại học Thái Nguyên nói chung.
Cụ thể, nghiên cứu tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Những phản ánh của tác giả về môi trường qua các tác phẩm:
1.1 Trái đất trong trạng thái cân bằng; và
1.2 Một sự thật không dễ chịu: Tình trạng khẩn cấp của quá trình
nóng lên toàn cầu và chúng ta có thể làm gì?
2. Mối quan tâm về môi trường sinh thái được phản ánh như thế nào
trong các tác phẩm nghiên cứu, xét về khía cạnh:
2.1 tôn trọng Trái đất và sự sống trong sự đa dạng của nó;
2.2 bảo vệ năng lực tái sinh của Trái đất;
2.3 chăm sóc cho cuộc sống cộng đồng; và
2.4 đánh giá cao sự hào phóng và vẻ đẹp của Trái đất?
3. Tính bền vững được thể hiện như thế nào trong các tác phẩm
nghiên cứu liên quan đến sự hòa hợp giữa:
3.1 nhu cầu về môi trường;
3.2 nhu cầu công bằng xã hội;
3.3 và nhu cầu kinh tế?
4. Công cụ văn học nào đã được sử dụng để diễn đạt mối quan tâm
về môi trường và tính bền vững sinh thái?
5. Những phương pháp tiếp cận văn học nào được sử dụng phổ biến
trong các tác phẩm nghiên cứu?

nguon tai.lieu . vn