Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM THỊ OANH

NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

Ngành: Triết học
Mã số: 62.22.03.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2018

1
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tài Đông
2. TS. Nguyễn Đình Hòa

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện
Tại phòng bảo vệ luận án tầng 10, nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
Vào hồi:

giờ

ngày

tháng

năm 2018

2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo là một tôn giáo lớn, một trường phái triết học lớn, Phật giáo
ra đời vào khoảng cuối thế kỷ thứ VI trước Công nguyên ở miền Bắc Ấn Độ,
phía Nam dãy Hymalaya, vùng biên giới giữa Ấn Độ và Nepan bây giờ. Đây
là thời kỳ phát triển cực thịnh của đạo Bà la môn về mặt tôn giáo lẫn chính trị
xã hội. Đạo Phật ra đời trên thực tế là sự phủ nhận chế độ đẳng cấp khắc
nghiệt của đạo Bà la môn. Với nội dung cơ bản là triết lý nhân sinh về nỗi
khổ và cách thức tu luyện đạo đức, hướng tới sự giải thoát con người khỏi
nỗi khổ cuộc đời, Phật giáo đã nhanh chóng thu hút đông đảo các tín đồ trong
và ngoài nước.
Đạo Phật được xây dựng trên tư tưởng Ấn Độ cổ và triết lý của Thích
Ca Mâu Ni, dịch ra theo tiếng Phạn là “Phật”, tiếng Hán phiên âm là “Phật
đà”. Phật có nghĩa là đấng linh thiêng, sáng suốt và giác ngộ người khác.
Phật theo nghĩa của Phật giáo là bậc thánh nhân thấu suốt hết thảy mọi lẽ
của tạo hóa và có thể chỉ cho con người cách giải thoát khỏi kiếp luân hồi
sinh tử.
Thích Ca đã kế thừa các tư tưởng truyền thống của Ấn Độ cổ đại để
sáng lập ra một trường phái tôn giáo - triết học mới, nhìn thẳng vào nỗi khổ
đau của con người, chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ và tìm ra con đường
giải thoát con người khỏi nỗi khổ. Tư tưởng của Thích Ca mang đậm dấu ấn
của chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Nội dung nhân sinh quan, cốt lõi tư tưởng
của Thích Ca là bàn về nỗi khổ, giải thích nguyên nhân nỗi khổ để ra tìm con
đường thoát khổ.
Phật giáo đã nhanh chóng lan rộng ra các nước trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Đạo Phật du nhập vào nước ta từ những năm đầu Công nguyên, với
tinh thần bình đẳng, tình yêu thương con người và lý tưởng giải thoát con
người khỏi nỗi khổ trong Phật giáo phù hợp với lý tưởng giải phóng của nhân
dân ta. Bởi vậy, Phật giáo đã sớm được nhân dân ta tiếp nhận và gắn liền với
những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Phật giáo luôn là người bạn đồng
hành với lịch sử dân tộc trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong lịch sử dân tộc, qua các triều đại cực thịnh Lý,Trần, Phật giáo đã
có những ảnh hưởng không nhỏ. Đặc biệt, trong nền văn học nói chung và kho
tàng truyện cổ tích nói riêng đều thể hiện rõ tình yêu thương con người vô bờ
trong Phật giáo. Với hệ thống giáo lý đồ sộ, Phật giáo cùng nhiều truyện dân
gian Ấn Ðộ đã được du nhập vào nước ta. Các tăng lữ thường dùng phương
thức kể chuyện nhằm mục đích truyền thụ giáo lý, nhưng do dùng biện pháp
truyền khẩu nên một phần giáo lý bị mờ nhạt. Theo thời gian, nhiều phật thoại

3
đã tách khỏi giáo lý nhà Phật trở thành truyện cổ tích của nhân dân ta.
Truyện cổ tích Việt Nam thuộc thể loại văn học dân gian Việt Nam, ra đời
với mục đích phản ánh đời sống xã hội. Với những hình ảnh ông Bụt, Phật Bà
Quan Âm, Đức Phật,… Phật giáo đã ảnh hưởng đến văn học dân gian mang lại
nguồn cảm hứng về nỗi khát khao nghìn đời được sống trong một thế giới đại
đồng, nhân ái, vị tha. Vì vậy, triết lý nhân sinh của Phật giáo là một phần nội
dung quan trọng trong dòng văn học dân gian Việt Nam, đặc biệt sự hình thành
và phát triển những tư tưởng tích cực của Phật giáo trong truyện cổ tích góp phần
to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ ngày nay.
Khẳng định điều đó, trong Văn kiện Hội nghị Trung ương 9 khóa XI,
Đảng ta đã khẳng định: Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện, yêu nước, lòng tự hào dân tộc , lối sống và nhân cách. Xây dựng
và phát huy lối sống "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người"; kết
hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm
cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng,
cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn.
Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan
điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm
tha hóa con người. Với quan điểm đó, có thể nói, cần thiết phải phân tích
nhân sinh quan Phật giáo và vận dụng tư tưởng tích cực Phật giáo về đạo đức
trong các truyện cổ tích giáo dục con người làm việc thiện, tránh xa điều ác,
tự chịu trách nhiệm với những hành vi cá nhân của bản thân… Từ đó góp
phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, lành mạnh hơn, hướng con người đến giá
trị chân - thiện - mỹ là việc làm hết sức cần thiết.
Đây cũng là lý do tôi lựa chọn vấn đề “Nhân sinh quan Phật giáo
trong truyện cổ tích Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Mục đích của luận án là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và nội dung
cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo trong truyện cổ tích Việt Nam, từ đó
làm rõ các giá trị và hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong truyện cổ
tích Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau đây:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về nhân sinh quan Phật giáo và truyện
cổ tích Việt Nam.
- Phân tích một số nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo trong
truyện cổ tích Việt Nam.
- Luận giải những giá trị và hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong

4
truyện cổ tích Việt Nam.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung cơ bản của nhân sinh
quan Phật giáo trong truyện cổ tích Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án chỉ đề cập đến nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo
(quan niệm về cuộc đời con người, nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ và con
đường giải thoát) trong một số truyện cổ tích Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo để nghiên
cứu nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo và truyện cổ tích Việt
Nam. Đồng thời luận án cũng kế thừa kết quả của những công trình nghiên
cứu trước đó.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng. Đồng thời luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
cụ thể như: phân tích - tổng hợp, so sánh, logic - lịch sử.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án góp phần làm rõ một số nội dung cơ bản của nhân sinh quan
Phật giáo về cuộc đời con người, về nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ và con
đường giải thoát. Về truyện cổ tích làm rõ khái niệm, nguồn gốc, đặc điểm,
nội dung, vai trò của truyện cổ tích. Phân tích làm rõ nội dung cơ bản của
nhân sinh quan Phật giáo trong một số truyện cổ tích Việt Nam. Trên cơ sở đó,
chỉ ra những giá trị và hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong truyện cổ
tích Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Trên phương diện lý luận: Luận án hệ thống hóa những nội dung căn
bản của nhân sinh quan Phật giáo trong truyện cổ tích Việt Nam, làm rõ
những giá trị và hạn chế của nó.
- Trên phương diện thực tiễn: Luận án góp phần vào việc giữ gìn và phát
huy những giá trị tốt đẹp của nhân sinh quan Phật giáo trong thời đại toàn cầu
hóa; luận án có thể được sử dụng trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho
thế hệ trẻ.

nguon tai.lieu . vn