Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

ĐOÀN TIẾN DŨNG

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN XUÔI CỦA MA VĂN KHÁNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.01.21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2016

Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS. Trần Đăng Xuyền

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện
Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Đoàn Đức Phƣơng
Trƣờng Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội
Phản biện 3: PGS.TS. Tôn Phƣơng Lan
Viện Văn học

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm…

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.

Đoàn Tiến Dũng (2013), “Vận dụng quan điểm tiếp cận đồng bộ
trong dạy học văn bản Mùa lá rụng trong vườn Ngữ văn 12”, Tạp chí
Giáo dục (312), tr.43-44.

2.

Đoàn Tiến Dũng (2015), “Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong văn
xuôi Ma Văn Kháng”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội (10), tr.97-103.

3.

Đoàn Tiến Dũng (2015), “Ma Văn Kháng và những trang văn lấp
lánh chất trữ tình”, Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm (15), tr.117-121.

4.

Đoàn Tiến Dũng (2016), “Ngôn ngữ đối thoại trong văn xuôi Ma
Văn Kháng”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (244), tr.92-97.

5.

Đoàn Tiến Dũng (2016), “Những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức
ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng”, Tạp chí Lý
luận Phê bình văn học, nghệ thuật (42), tr.65-72.

6.

Đoàn Tiến Dũng (2016), “Có một “miền đất vàng” trong tâm thức
nhà văn”, Tạp chí Phansipăng (181) tr.67-73.

7.

Đoàn Tiến Dũng (2016), “Một số thủ pháp nghệ thuật khi xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng”, Tạp chí Khoa học,
Trường Đại học Tây Nguyên (16), tr.55-60.

8.

Đoàn Tiến Dũng (2016), “Đối thoại liên nhân trong ngôn ngữ tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên
(18), tr.98-104.

3

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ma Văn Kháng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học đương đại Việt Nam.
Ông là một trong những cây bút có công mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn
học. Là một cây bút văn xuôi đĩnh đạc, chỉn chu và say mê sáng tạo, từ truyện
ngắn đầu tay Phố cụt (1961) đến nay, ông đã có được một nghiệp văn gồm hơn 8
(tám) nghìn trang in, với 19 (mười chín) tập truyện ngắn, 2 (hai) tập truyện vừa,
17 (mười bảy) cuốn tiểu thuyết, 3 (ba) truyện viết cho thiếu nhi, 1 (một) cuốn
Hồi kí, 2 (hai) cuốn tiểu luận - phê bình. Ma Văn Kháng đã thực hiện một bước
tiến trong ngôn ngữ nghệ thuật văn xuôi tiếng Việt. Ma Văn Kháng đã vinh dự
được tặng Giải thưởng Văn học Nhà nước (2001), Giải thưởng Văn học Đông
Nam Á (1998), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2012). Tính
đến thời điểm hiện tại, chúng tôi khẳng định chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện và hệ thống về ngôn ngữ văn xuôi của Ma Văn Kháng. Xuất
phát từ thực tế nghiên cứu, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ngôn ngữ nghệ thuật
trong văn xuôi của Ma Văn Kháng”.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ nghệ thuật trong văn xuôi
của nhà văn Ma Văn Kháng.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Ma Văn Kháng là một nhà văn viết nhiều thể loại: truyện ngắn, truyện vừa,
tiểu thuyết, hồi kí, bút kí, tiểu luận – phê bình; nhưng tài năng nghệ thuật của ông
được kết tinh chủ yếu ở hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Về tiểu thuyết,
Ma Văn Kháng đã xuất bản 17 tác phẩm. Về truyện ngắn, nhà văn đã cho in hàng
trăm truyện ngắn, được chọn lọc... vì nhiều lí do, trong khuôn khổ của luận án,
chúng tôi không thể khảo sát ngôn ngữ nghệ thuật trong toàn bộ các sáng tác văn
xuôi của Ma Văn Kháng mà chỉ nghiên cứu ở hai thể loại nói trên, tập trung vào
những tác phẩm mà chúng tôi cho là tiêu biểu, thể hiện được tài năng ngôn ngữ
của nhà văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trong công trình này, vận dụng lí thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật, chúng tôi
tập trung nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng một cách khá
toàn diện và hệ thống.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích để làm rõ những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành
ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng; chỉ ra những nguyên tắc cơ bản tổ
chức ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn.

2

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp liên ngành; phương pháp loại hình; phương pháp nghiên
cứu hệ thống; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê phân loại; phương
pháp phân tích tổng hợp.
5. Đóng góp của luận án
Luận án là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật
trong văn xuôi của Ma Văn Kháng một cách toàn diện và hệ thống.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (19 trang)
Chương 2: Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự hình thành ngôn ngữ
nghệ thuật của Ma Văn Kháng (36 trang)
Chương 3: Phương thức trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần
thuật trong văn xuôi của Ma Văn Kháng (49 trang)
Chương 4: Ngôn ngữ nhân vật và một số biện pháp tu từ (39 trang)
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1. Về khái niệm ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật
Cuốn 777 khái niệm ngôn ngữ học định nghĩa: “ngôn ngữ là phương tiện
cơ bản và quan trọng nhất của việc giao tiếp giữa các thành viên trong cộng
đồng người và cũng là phương tiện phát triển của tư duy, bảo lưu các truyền
thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ điển giải thích thuật
ngữ ngôn ngữ học quan niệm: “thuật ngữ ngôn ngữ cần được hiểu là ngôn ngữ tự
nhiên của con người (đối lập với các ngôn ngữ nhân tạo và ngôn ngữ của động
vật). F. Saussure cho rằng: “Ngôn ngữ chính là hệ thống những yếu tố và
nguyên tắc có giá trị chung, là cơ sở để cấu tạo các lời nói”.
Về khái niệm “ngôn ngữ nghệ thuật”, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn
ngữ học định nghĩa: “ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ mẫu mực đã được
chuẩn hóa phục vụ cho tất cả các lĩnh vực giao tiếp giữa người với người, và
giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển tư duy, phát triển tâm lí,
trí tuệ và toàn bộ các hoạt động tinh thần của con người”.
1.1.2. Nghiên cứu về ngôn ngữ ở nước ngoài
Ở Trung Quốc từ thời cổ đại, đã có những cuộc thảo luận bàn về vấn đề
triết học, ngôn ngữ, các nhà tư tưởng lớn cổ đại của Trung Quốc như Khổng
Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,... Ở Ấn Ðộ, bộ phận cổ nhất của kinh Vê-đa được viết
khoảng 1500 đến 2000 năm TCN. Ở Hi Lạp - La Mã từ thế kỉ V-IV TCN cũng
đã có những ý kiến có bàn đến ngôn ngữ. Aristote (384-347 TCN) quan tâm,

nguon tai.lieu . vn