Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP *********** HÀ VĂN HOAN NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT LÀM CƠ SỞ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 9620211 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2022
  2. Trường Đại học Lâm nghiệp - Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Xuyến PGS. TS. Vũ Quang Nam Phản biện 1: .............................................. Phản biện 2: .............................................. Phản biện 3: ............................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Vào hồi ..... giờ ..... ngày .... tháng ....... năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
  3. DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Đỗ Thị Xuyến, Nguyễn Anh Đức, Đặng Minh Tú, Hà Văn Hoan (2015), Hiện trạng các loài khuyết thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6, tr 409-417. 2. Đỗ Thị Xuyến, Vũ Xuân Phương, Hà Văn Hoan, Nguyễn Anh Đức (2016), Chi Ô pi (Opithandra B. L. Burtt) và loài Ô pi Quảng Đông (Opithandra dinghushanensis W.T.Wang) chi và loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam từ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Tri. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1S, tập 32, tr 142-146. 3. Hà Văn Hoan, Nguyễn Tân Hiếu, Đỗ Thị Xuyến, Nguyễn Anh Đức (2017), Hiện trạng các loài cây bị đe dọa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 7, tr 724-730. 4. Hà Văn Hoan, Đỗ Thị Xuyến, Nguyễn Anh Đức, Lã Thị Thùy, Kiều Cẩm Nhung, Vũ Quang Nam (2019), Hiện trạng các loài thực vật hạt trần tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 24 năm 2019. Trang 134-139. 5. Hà Văn Hoan, Nguyễn Tân Hiếu, Đỗ Văn Hài, Trần Thế Bách, Bùi Hồng Quang, Dương Thị Hoàn, Lê Ngọc Hân, Trần Đức Bình, Vũ Anh Thương, Lã Thị Thùy, Đỗ Thị Xuyến, 2021. Ghi nhận loài mới thuộc họ myrtaceae cho hệ thực vật việt nam từ Khu BTTN Bắc Hướng Hóa - tỉnh quảng trị. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. N0 413. 130-134.
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Nghiên cứu về hệ thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho công tác nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH). Việc nghiên cứu về hệ thực vật giúp người ta hiểu biết rõ được thành phần, tính chất các hệ thực vật ở từng nơi, từng vùng, nhằm xây dựng mô hình về khai thác, sử dụng, phát triển và bảo vệ nguồn tài nguyên thực vật một cách bền vững. Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, cách thành phố Đông Hà khoảng 70 km về phía Tây Bắc. Có diện tích 23.456,7 ha, đa phần diện tích nằm ở phía Tây của dãy Trường Sơn trong đó phải kể đến là vùng địa hình cao nhất của tỉnh Quảng Trị với hai đỉnh núi cao nổi trội đỉnh Sa Mù (1550 m) và đỉnh Voi Mẹp (1700 m), là nơi có hệ thực vật phong phú và hệ sinh thái điển hình của vùng đồi núi Trung Trường Sơn và là nơi lưu giữ các nguồn gen thực vật quý, hiếm, nguy cấp. Hiện tại vùng đệm của Khu bảo tồn có 2 dân tộc Vân Kiều và Kinh cùng sinh sống. Đời sống của họ còn phụ thuộc nhiều vào rừng. Tuy nhiên, hiện nay trong khu bảo tồn vẫn còn diễn ra các hoạt động như phát nương làm rẫy, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, săn bắt động vật rừng và lấn chiếm đất rừng. Điều đó đã làm suy giảm ĐDSH nói chung và suy giảm đa dạng thực vật, tài nguyên rừng nói riêng và ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường sống. Hiện tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa cũng chỉ có một vài nghiên cứu được triển khai, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào được thực hiện ở khu vực nhằm tìm ra các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật. Vì lý do đó, tác giả thực hiện đề tài: "Nghiên cứu tính đa dạng thực vật làm cơ sở cho công tác bảo tồn ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị". 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Đánh giá được hiện trạng đa dạng thực vật bậc cao có mạch và đề xuất được các giải pháp bảo tồn tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa. - Mục tiêu cụ thể:
  5. + Xây dựng được danh lục các loài thực vật ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. + Đánh giá được tính đa dạng thực vật về hệ thực vật và thảm thực vật ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. + Đề xuất được các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học + Cung cấp dữ liệu chi tiết về tính đa dạng của thực vật ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. + Đề xuất được các giải pháp cho quản lý bảo tồn đa dạng thực vật tại Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là tư liệu góp phần vào công tác quản lý, sử dụng, phát triển bền vững tài nguyên thực vật tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. 4. Điểm mới của luận án - Đã xây dựng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa với 1494 loài, 703 chi thuộc 168 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch (Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta). Trong đó: + Đã phát hiện 2 loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam là loài Ô pi quảng đông (Opithandra dinghushanensis W. T. Wang) họ Tai voi (Gesneriaceae); Trâm suối lá nhỏ (Syzygium fluviatile (Hemsley) Merrill & L. M. Perry) thuộc họ Sim (Myrtaceae). + Đã ghi nhận 2 loài có vùng phân bố ở Việt Nam mà trước đây chưa tài liệu nào của Việt Nam ghi nhận chúng có mặt trên lãnh thổ Việt Nam là loài Chàm hossei (Strobilanthes hossei) và Thài lài trung quốc (Murdannia loriformis (Hassk.) R. S. Rao & Kammathy). - Đã mô tả và đánh giá được các quần xã thực vật có ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. - Đã đưa ra được 6 nguyên nhân trực tiếp, 5 nguyên nhân gián tiếp gây suy giảm tài nguyên thực vật và đề xuất được 6 nhóm giải pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.
  6. 5. Bố cục của luận án Luận án gồm 150 trang, 21 bảng, 33 hình và được cấu trúc thành các phần chính sau: Mở đầu (3 trang); Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu (30 trang); Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu (15 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (81 trang); Kết luận và kiến nghị (3 trang); Tài liệu tham khảo (8 trang) và phần phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm nhận thức về đa dạng sinh học Trong Công ước Quốc tế về bảo tồn ĐDSH đã định nghĩa: “ĐDSH là tính khác biệt, muôn hình muôn vẻ về cấu trúc, chức năng và các đặc tính khác giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn bao gồm hệ sinh thái trên đất liền và các hệ sinh thái dưới nước”. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005) thì ĐDSH còn được định nghĩa như sau: “ĐDSH là tập hợp tất cả các nguồn sống trên hành tinh chúng ta, bao gồm tổng số các loài động, thực vật, tính đa dạng và phong phú trong từng loài, tính đa dạng của các hệ sinh thái trong các cộng đồng sinh thái khác nhau hay là tập hợp của các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau”. 1.2. Một số công trình nghiên cứu về thực vật BCCM trên thế giới 1.2.1. Một số nghiên cứu về thảm thực vật Có nhiều tác giả khác nhau đưa ra những lý luận riêng của mình về phân loại rừng phục vụ cho đánh giá đa dạng về sinh thái. Mỗi lý luận đều đưa ra những cách thức phân loại riêng theo mục đích của tác giả như A. F. Schimper (1903), Champion (1936), A. Aubréville (1949), Schimithusen (1959), UNESCO (1973),… 1.2.2. Một số nghiên cứu về hệ thực vật trên thế giới Trên thế giới, theo hướng nghiên cứu về phân loại thực vật phải kể tới các tác giả như: Hutchinson (1975), R. K. Brummitt (1992), Heywood (1997),...
  7. Một số công trình tiêu biểu của một số nước lân cận với Việt Nam như Thực vật chí Malaixia (1948-1972), Thực vật chí Thái Lan (1970-2012), Thực vật chí Ấn Độ (1873-1890), Thực vật chí Trung Quốc, bản tiếng Trung và tiếng Anh (1968-2000) (1994-2013), Thực vật chí Đài Loan (1993-2000), Thực vật chí Hồng Kông (2000- 2009),…. Một số nghiên cứu về dạng sống của thực vật ở trên thế giới như Raunkiaer, 1934. 1.3. Một số công trình nghiên cứu về thực vật BCCM tại Việt Nam 1.3.1. Một số nghiên cứu về thảm thực vật Theo hướng nghiên cứu về TTV rừng và cấu trúc rừng, đáng lưu ý là một số công trình như Trần Ngũ Phương (1970), M. Schmid (1974), Thái Văn Trừng (1999), Nguyễn Nghĩa Thìn (2004),... Nghiên cứu về tính đa dạng thực vật tại các vườn quốc gia (VQG), các KBTTN của Việt Nam cho đến đến nay đã có nhiều công trình như của Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ ở VQG Cúc Phương (1997), Nguyễn Nghĩa Thìn & Nguyễn Thanh Nhàn ở VQG Pù Mát (2004), Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự ở VQG Bạch Mã (2003), Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Quyết Chiến ở Khu BTTN Na Hang (2006), Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự ở VQG Hoàng Liên (2008); Trần Minh Hợi và cộng sự ở VQG Xuân Sơn (2008),…. 1.3.2. Một số nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam có một số tác giả nghiên cứu về thực vật như Loureiro (1793), Pierre (1880-1888), Aubréville (1960-2001),... Đáng chú ý nhất là bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), thống kê mô tả 11.611 loài, thuộc 3.179 chi, 295 họ và 6 ngành. Năm 2001, 2003, 2005, tập thể các tác giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thống kê được 11.238 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 2.435 chi 327 họ, hay nhiều cuốn sách viết về các họ thực vật ở Việt Nam như họ Na (Annonaceae) của Nguyễn Tiến Bân (2000), họ Đơn
  8. nem (Myrsinaceae) của Trần Thị Kim Liên (2002), họ Cói (Cyperaceae) của Nguyễn Khắc Khôi (2002), chi Hoàng thảo (Dendrobium) của Dương Đức Huyến (2017),.... Đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại thực vật Việt Nam. Một số nghiên cứu tại các khu BTTN hay VQG cũng đã được triển khai như VQG Cúc Phương của tập thể tác giả Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1997), BTTN Na Hang của Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2006)…. 1.4. Một số công trình nghiên cứu về thực vật BCCM tại khu BTTN Bắc Hướng Hoá 1.4.1. Một số nghiên cứu về thảm thực vật Năm 2011 Trung tâm tư vấn thông tin Lâm nghiệp-Viện Điều tra Quy hoạch rừng phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị nghiên cứu và xác định các kiểu thảm thực vật, kết quả đã đưa ra về cấu trúc khu BTTN có rừng giàu, rừng trung bình và rừng thứ sinh sau nương rẫy. Khổng Trung (2014) dựa vào khung phân loại thảm thực vật của UNESCO 1973 đã xác định tại Khu BTTN BHH có 16 kiểu thảm thực vật. Tác giả đã sử dụng đai 500 m để phân chia khu vực nghiên cứu làm 5 đai độ cao là đai cao dưới 500m và đai từ 500-1600m. 1.4.2. Một số nghiên cứu về hệ thực vật Theo kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học tại Bắc Hướng Hóa năm 1999 của Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị phối hợp với Tổ chức Birdlife Việt Nam nhằm thành lập khu BTTN Bắc Hướng Hóa) đã đánh giá tài nguyên rừng của Bắc Hướng Hóa có tính đa dạng sinh học cao. Kết quả này đã xây dựng được “Danh lục các loài thực vật tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” với 578 loài. Năm 2009, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị và Viện Điều tra quy hoạch rừng đã tiến hành điều tra bổ sung. Kết quả điều tra đã ghi nhận khu hệ thực vật có 920 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 518 chi và 130 họ. 1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 1.5.1. Điều kiện tự nhiên
  9. 1.5.1.1. Vị trí địa lý: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa Bắc cách trung tâm huyện Hướng Hóa khoảng 50km về phía Bắc của tỉnh uảng Trị, nằm trên trục đường Hồ Chí Minh nhánh Tây. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp với nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, phía Đông và phía Nam giáp với 6 xã của huyện hướng hoá và Vĩnh Linh. Toàn bộ khu vực bảo tồn được giới hạn bởi toạ độ địa lý: Từ 16 43’22’’ đến 16 59’55’’ vĩ độ Bắc; Từ 106 33’00’’ đến 106 47’03’’ kinh độ Đông. 1.5.1.2. Địa hình, địa mạo 1.5.1.3. Khí hậu 1.5.1.4. Thuỷ văn 1.5.1.5. Một vài nét về thảm thực vật. 1.5.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 1.5.2.1. Dân cư Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm trên địa bàn 5 xã với 2 dân tộc cùng sinh sống là Vân Kiều và Kinh sinh sống, trong đó người Vân Kiều chiếm tới 68,3%. 1.5.2.2. Giáo dục và Y tế Hàng năm huy động trên 95% học sinh ra lớp đúng độ tuổi. Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xóa mù chữ hiện đang tiếp tục được củng cố và mở rộng, huy động các đối tượng đến lớp và duy trì các lớp sau xóa mù chữ. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các trạng thái rừng, toàn bộ hệ thực vật bậc cao có mạch ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Thời gian nghiên cứu chính khóa là 4 năm: từ 2015-2019. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Đa dạng hệ thực vật tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
  10. 2.2.1.1. Định loại loài và xây dựng danh lục thực vật bậc cao có mạch. 2.2.1.2. Đa dạng phân loại các taxon của hệ thực vật. 2.2.1.3. Đa dạng về dạng sống thực vật. 2.2.1.4. Đa dạng các yếu tố địa lý thực vật. 2.2.1.5. Đánh giá đa dạng về giá trị sử dụng của thực vật. 2.2.1.6. Đa dạng về loài nguy cấp, quý, hiếm 2.2.2. Đa dạng các kiểu thảm thực vật tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa 2.2.2.1. Hệ thống các kiểu thảm thực vật 2.2.2.2. Mô tả các đơn vị phân loại trong hệ thống thảm thực vật 2.2.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa 2.2.3.1. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật. 2.2.3.2. Những thuận lợi trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật. 2.2.3.3. Những khó khăn trong công tác bảo tồn đa dạng thực vật. 2.2.3.4. Đề xuất các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Cách tiếp cận Việt Nam là nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới và hệ sinh thái rừng vô cùng phong phú và đa dạng. Do sự tác động của tự nhiên cũng như của con người đã làm cho các hệ sinh thái này luôn luôn có sự biến đổi. Vì vậy, việc điều tra, đánh giá tính đa dạng thực vật rừng mà chủ yếu là thực vật bậc cao có mạch để xây dựng các biện pháp quản lý và bảo tồn chúng là rất cần thiết. Để phản ánh tính đa dạng của các nhóm taxon thực vật bậc cao có mạch cần thu thập các mẫu vật thực vật bậc cao có mạch phân bố trong khu bảo tồn. Các tuyến nghiên cứu được thiết lập phải đại diện đầy đủ cho các trạng thái rừng của khu vực nghiên cứu. Thu thập mẫu vật vào hai mùa trong năm. Mẫu vật phải đủ tiêu chuẩn để định loại. Việc điều tra thực địa, phỏng vấn người dân địa phương là cần thiết nhằm tìm ra các nguyên nhân gây suy giảm thực vật một cách
  11. chính xác để tìm ra biện pháp bảo tồn chúng. 2.3.2. Phương pháp kế thừa và phương pháp chuyên gia Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu và kế thừa. Sử dụng phương pháp chuyên gia trong nghiên cứu định loại một số loài thực vật. 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu đa dạng hệ thực vật Áp dụng theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2005, 2007). Tiến hành các bước sau: + Xác định tuyến và địa điểm thu mẫu: Tổng số tuyến điều tra là 15, với tổng chiều dài khoảng 112 km. + Thu và xử lý mẫu thực vật: Thu thập mẫu, mỗi loài lấy từ 3-6 tiêu bản. Các mẫu thu được phải có đầy đủ tiêu chuẩn để phân loại. + Chụp ảnh và thu thập thông tin: Qua quá trình nghiên cứu, tổng số mẫu thu thập được là 3230 tiêu bản của 1005 số hiệu. Bao gồm 180 mẫu tiêu bản của 52 số hiệu hiện được lưu trữ tại Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) và 3050 mẫu tiêu bản của 953 số hiệu hiện được lưu trữ tại Bộ môn Khoa học Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (KSH). 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu đa dạng thảm thực vật Áp dụng theo phương pháp của Vũ Tiến Hinh (2012) và Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2005, 2007). Điều tra theo ô tiêu chuẩn (OTC): lập các ô tiêu chuẩn đại diện, điển hình cho từng trạng thái rừng, từng kiểu TTV, ở những độ cao khác nhau. Trong mỗi ô tiêu chuẩn điều tra thành phần loài thực vật ở tầng cây gỗ, cây tái sinh và cây bụi, thảm tươi. Đối với cây gỗ, xác định đường kính thân cây ở vị trí cách mặt đất 1,3 m (D1.3) lớn hơn 6 cm, chiều cao dưới cành (Hdc), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dt) và thu mẫu tiêu bản thực vật. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chọn 37 ô tiêu chuẩn thuộc Khu BTTN Bắc Hướng Hóa để tiến hành nghiên cứu. Các OTC chủ yếu được tiến hành tại 5 xã là 13 OTC đại diện cho quần xã thực vật rừng tại xã Hướng Linh, 5 OTC tại xã Hướng Sơn, 10 OTC tại xã Hướng Phùng, 6 OTC đại diện cho quần xã ở sườn núi tại xã
  12. Hướng Lập, 3 OTC đại diện cho quần xã ở sườn núi tại xã Hướng Việt. Các ô tiêu chuẩn chủ yếu là thường có kích thước 20x25 m; ô có kích thước 20x20 m được lập là 3 ô ở xã Hướng Việt và 3 ô ở xã Hướng Linh do địa hình khá dốc; OTC kích thước lớn được thiết lập với kích thước 50 x 40 chỉ có 1 ô tại xã Hướng Phùng. Mô tả các kiểu thảm thực vật: Lựa chọn hệ thống phân loại thảm thực vật. Mô tả và sắp xếp các kiểu thảm thực vật vào hệ thống lựa chọn. 2.3.5. Phương pháp xác định các nguyên nhân gây suy giảm và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ thực vật Sử dụng phương pháp Điều tra xã hội học, phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân (theo Gary J. Martin, 2002). 2.3.6. Phương pháp xử lí số liệu - Xử lý mẫu tiêu bản thực vật: Mẫu thu thập được xử lí làm tiêu bản theo kỹ thuật làm tiêu bản thực vật (theo N. N. Thìn, 1997 và 2007; Gary J. Martin, 2002), - Định loại tiêu bản và xây dựng danh lục: Định loại theo phương pháp hình thái so sánh; hệ thống để xây dựng danh lục thực vật: Danh lục thực vật được sắp xếp theo quan điểm của cuốn “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005). Lập bảng danh lục thực vật theo nguyên tắc xếp theo thứ tự sự tiến hóa của các ngành thực vật; trong mỗi ngành, các taxon được xếp theo vần ABC đối với các họ, chi và loài. Riêng đối với ngành Ngọc lan được chia thành hai lớp là lớp Ngọc lan và lớp Hành. - Phương pháp phân tích đa dạng phân loại hệ thực vật: Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành, lớp, họ, chi. Xác định các chỉ số chi, chỉ số họ và chỉ số chi/họ. (theo N. N. Thìn, 2007) - Phân tích đa dạng về dạng sống thực vật: theo thang phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) với chỉnh sửa của N. N. Thìn (2007) - Phân tích đa dạng các yếu tố địa lý thực vật: Theo N. N. Thìn (2007) có chỉnh sửa.
  13. - Phân tích đa dạng về giá trị sử dụng của thực vật: Sử dụng hệ thống phân loại các nhóm cây có ích theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) có chỉnh sửa theo tài liệu "Tên cây rừng Việt Nam" (2000). - Phân tích đa dạng nguồn gen thực vật nguy cấp, quý, hiếm: theo Sách Đỏ Việt Nam phần thực vật (2007), Nghị định số 06/2019/NĐ- CP của Chính phủ (2019) và IUCN Red List of Threadtened Plant Species (2020). - Phương pháp xác định mức độ gần gũi của các hệ thực vật, các đai độ cao: Sử dụng công thức Sorensen để tính độ gần gũi giữa các hệ thực vật ở các độ cao khác nhau (theo N. N. Thìn, 2007). S = 2c/(a+b) Trong đó: S là độ gần gũi, c là số loài chung giống nhau giữa 2 khu hệ thực vật; a và b là số loài của khu HTV A và khu HTV B. - Phương pháp tính tổ thành loài Sử dụng công thức tính tổ thành theo tỷ lệ số cây (Theo Vũ Tiến Hinh, 2012), Ki = Ni/N x 100; trong đó: Ni là số cá thể của loài i; N là tổng số cá thể điều tra của các loài trong OTC; Ki > 5% thì tham gia công thức tổ thành. Viết công thức tổ thành theo trị số K từ cao đến thấp. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng hệ thực vật Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 3.1.1. Xác định loài và xây dựng danh lục thực vật BCCM tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa dựa dựa theo quan điểm của cuốn “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005). Theo bảng danh lục này, tác giả đã thống kê được trong HTV Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có tổng số 1494 loài
  14. thuộc 703 chi và 168 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong quá trình nghiên cứu, có một số kết quả đáng lưu ý: Đã bổ sung thêm cho danh lục của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa 13 họ, 89 chi, 232 loài. Trong đó Ngành Thông đất bổ sung 2 chi, 4 loài; Ngành Dương xỉ bổ sung 4 họ, 19 chi, 63 loài; Ngành Hạt kín bổ sung 9 họ, 68 chi, 165 loài (chi tiết ở phần Phụ lục 1, các loài có đánh dấu * là các loài bổ sung cho HTV Bắc Hướng Hóa). Đáng lưu ý, qua quá trình điều tra, chúng tôi đã ghi nhận loài Ô pi quảng đông (Opithandra dinghushanensis W. T. Wang), họ Tai voi (Gesneriaceae) và loài Trâm suối lá nhỏ (Syzygium fluviatile (Hemsley) Merrill & L. M. Perry) thuộc họ Sim (Myrtaceae), đây là hai loài thực vật được coi là đặc hữu của Trung Quốc. Lần đầu tiên phát hiện có mặt trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó chúng tôi đã xác định được vùng phân bố cụ thể cho 02 loài là Chàm hossei (Strobilanthes hossei) và Thài lài trung quốc (Murdannia loriformis (Hassk.) R. S. Rao & Kammathy), bởi các loài này chưa từng được ghi nhận trên lãnh thổ Việt Nam bởi các tài liệu trong nước, mới có tài liệu của nước ngoài ghi nhận chúng có phân bố tại Việt Nam những không đưa ra địa điểm cụ thể phân bố các loài này. Bảng 3.1. Sự phân bố của các taxon trong các ngành của HTV Khu BTTN Bắc Hướng Hóa (SL là số lượng, % là tỷ lệ phần trăm) Họ Chi Loài Ngành SL % SL % SL % 1. Thông đất 2 1,20 3 0,43 10 0,67 (Lycopodiophyta) 2. Cỏ tháp bút 1 0,60 1 0,14 1 0,07 (Equisetophyta)
  15. 3. Dương xỉ 23 13,69 64 9,10 153 10,24 (Polypodiophyta) 4. Thông (Pinophyta) 5 2,98 9 1,28 14 0,94 5. Ngọc lan 137 81,55 626 89,05 1316 88,09 (Magnoliophyta) Tổng 168 100 703 100 1494 100 3.1.2. Đa dạng phân loại các taxon của hệ thực vật 3.1.2.1. Đa dạng về mức độ ngành của HTV Sự phân bố của các taxon trong các ngành khá chênh lệch. Trong đó, ngành Ngọc lan có số lượng loài lớn nhất chiếm 88,09% tổng số loài của cả hệ thực vật, số lượng chi chiếm 89,05% tổng số chi của cả hệ thực vật, số lượng họ chiếm 81,55% tổng số họ của cả hệ thực vật. Tiếp đến là ngành Dương xỉ có số loài là 153 chiếm 10,24% tổng số loài thực vật của cả hệ, thuộc 64 chi chiếm 9,10% tổng số chi thực vật của cả hệ, trong 23 họ chiếm 13,69% tổng số họ thực vật của cả hệ. Trong 3 ngành còn lại là ngành Thông đất, Cỏ tháp bút và Thông thì số lượng và tỉ lệ của các họ, chi, loài so với toàn khu HTV Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đều thấp. Bên cạnh đó, nếu so sánh sự phân bố của các taxon trong các ngành của HTV Khu BTTN Bắc Hướng Hóa với HTV Việt Nam, nếu tính về diện tích, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa chỉ chiếm 1,08% diện tích rừng đặc dụng so với cả nước (23.456ha/2.162.00ha) nhưng số lượng loài, chi, họ của các ngành thực vật so với cả nước tương đối nhiều, như số lượng loài, HTV Bắc Hướng Hóa chiếm tới 14,09% tổng số loài của cả nước. Bảng 3.2. So sánh tỷ lệ % số loài của HTV Khu BTTN Bắc Hướng Hóa với HTV Việt Nam HTV Bắc Hướng HTV Việt Nam Bắc TT Ngành Hóa * Hướng
  16. Hóa/ Việt Số loài % Số loài % Nam (%) 1 Psilotophyta 0 0 2 0,02 0 2 Lycopodiophyta 10 0,67 57 0,54 17,54 3 Equisetophyta 1 0,07 2 0,02 50 4 Polypodiophyta 153 10,24 669 6,31 22,87 5 Pinophyta 14 0,94 63 0,59 22,22 6 Magnoliophyta 1316 88,09 9.812 92,52 13,14 Tổng 1494 100 10.605 100 14,09 * Nguồn: Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. So sánh số lượng các taxon của thực vật của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa và Khu BTTN ĐaKrông (diện tích khu bảo tồn là 37.681 ha, là Khu BTTN cùng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị) cho thấy kết quả gần như tương đương nhau. Theo đó Khu BTTN ĐaKrông đã ghi nhận có 1.452 loài thực vật với 28 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và danh mục IUCN. Theo danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch tại Khu BTTN ĐaKrông thì nhiều loài có mặt tại ĐaKrông cũng có mặt tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Tuy nhiên, kết quả này chưa sát thực với thực tế bởi nhiều năm gần đây nhiều taxon mới được công bố tại Khu BTTN ĐaKrông chưa được bổ sung vào danh lục. Theo đánh giá hiện tại, số lượng loài quý, hiếm thuộc Khu BTTN ĐaKrông có thể cao hơn nhiều so với ghi nhận trước đây. Qua so sánh về các loài của hai HTV này, thu được kết quả có 891 loài giống nhau. Về mức độ gần gũi của hai HTV ĐaKrông và Bắc Hướng Hóa được thể hiện qua chỉ số Sorensen như sau: S = 2 x 891/( 1.452+1494) = 60,49. Về số lượng loài: có thể điểm qua số lượng loài của một số khu BTTN, VQG như sau: + Khu BTTN Đakrông đã ghi nhận có 1.452 loài. + VQG Bạch Mã (2003) có 1649 loài thuộc 753 chi của 190 họ. + Khu BTTN Na Hang (2006), với 1162 loài, 604 chi, 150 họ.
  17. + VQG Xuân Sơn (2008) với 1217 loài, 680 chi, 180 họ. + VQG Hoàng Liên (2008) có 2.024 loài thuộc 771 chi, 200 họ. Sự phân bố không đều nhau của các taxon không chỉ được thể hiện trong ngành, số loài trên một diện tích,… mà còn được thể hiện ngay trong các lớp của ngành Ngọc lan, đây là ngành có số lượng loài nhiều nhất trong các ngành của giới thực vật. Sự phân bố các taxon trong ngành Ngọc lan cho thấy lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế (khoảng 80% về tổng số họ, chi, loài của toàn ngành). Lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỷ trọng thấp hơn hẳn. Tỷ lệ loài, họ và chi giữa lớp Ngọc lan và lớp Hành là 4,14; 4,96 và 3,89. Bảng 3.6. Sự phân bố của các taxon trong ngành Ngọc lan Họ Chi Loài Lớp Tỷ lệ Tỷ lệ SL Tỷ lệ % SL SL % % Magnoliopsida (M) 114 83,21 498 79,55 1060 80,55 Liliopsida (L) 23 16,79 128 20,45 256 19,45 Tổng 137 100 626 100 1316 100 Tỷ lệ (M/L) 4,96 3,89 4,14 Về các chỉ số đa dạng của các taxon: Chỉ số họ là 8,61 (trung bình mỗi họ có trên 8 loài); Chỉ số chi là 2,13 (trung bình mỗi chi có trên 2 loài); Chỉ số chi trên chỉ số họ là 4,18 (trung bình mỗi họ có trên 4 chi). 3.1.2.2. Đa dạng ở mức độ họ của HTV Khu BTTN Bắc Hướng Hóa Trong tổng số 168 họ thực vật, có 33 họ mới chỉ gặp 1 loài, 18 họ mới chỉ gặp 2 loài. Số họ có số lượng loài lớn hơn 10 là 44 họ, đặc biệt 17 họ có số lượng loài lớn nhất (với số lượng loài lớn 20). Tổng
  18. số 10 họ có số lượng loài lớn nhất có tới 215 chi (chiếm 30,58%) và 453 loài (chiếm 30,32%). Bảng 3.6. Thống kê 10 họ đa dạng nhất trong hệ thực vật Khu BTTN Bắc Hướng Hóa Số loài Số chi TT Tên họ Số Tỷ lệ % Số Tỷ lệ % lượng lượng 1 Lan (Orchidaceae) 91 6,09 44 6,26 2 Cà phê (Rubiaceae) 65 4,35 31 4,41 3 Thầu dầu 4,02 3,41 (Euphorbiaceae) 60 24 4 Cúc (Asteraceae) 47 3,15 27 3,84 5 Đậu (Fabaceae) 36 2,41 20 2,85 6 Hòa thảo (Poaceae) 35 2,34 25 3,56 7 Dâu tằm (Moraceae) 34 2,28 7 1,0 9 Dẻ (Fagaceae) 29 1,94 3 0,43 8 Long não (Lauraceae) 29 1,94 14 1,99 10 Bạc hà (Lamiaceae) 27 1,81 20 2,85 Tổng 10 họ (5,95%) 453 30,32 215 30,58 3.1.2.3. Đa dạng ở mức độ chi của HTV Khu BTTN Bắc Hướng Hóa Tổng số 10 chi (1,42% tổng số chi) đa dạng nhất (với số loài từ 9 trở lên) có 132 loài, chiếm 8,84% tổng số loài của toàn hệ thực vật. Bảng 3.7. Thống kê các chi đa dạng nhất trong HTV Khu BTTN Bắc Hướng Hóa Số loài TT Tên chi Thuộc họ Số Tỷ lệ % lượng
  19. 1 Sung (Ficus) Dâu tằm (Moraceae) 22 1,47 2 Cơm nguội Đơn nem 17 (Ardisia) (Myrsinaceae) 1,14 3 Dẻ cau Dẻ (Fagaceae) 17 (Lithocarpus) 1,14 4 Tổ điểu Tổ điểu 13 (Asplenium) (Aspleniaceae) 0,87 5 Ráng seo gà Ráng deo gà 12 (Pteris) (Pteridaceae) 0,80 6 Côm Côm 12 (Elaeocarpus) (Elaeocarpaceae) 0,80 7 Cúc đại bi Cúc (Asteraceae) 10 (Blumea) 0,67 8 Trâm Sim (Myrtaceae) 10 (Syzygium) 0,67 9 Hoàng thảo Lan (Orchidaceea) 10 (Dendobium) 0,67 10 Bùm bụp Thầu dầu 9 (Mallotus) (Euphorbiaceae) 0,60 Tổng 10 chi đa dạng nhất (1,42%) 132 8,84 3.1.3. Đa dạng về dạng sống của thực vật Áp dụng hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiear (1934) có chỉnh sửa của N. N. Thìn (2007) khi phân tích phổ dạng sống của HTV Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tổng số loài ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa là 1494 loài, tác giả đã xác định được kiểu dạng sống của 1487 loài, còn 07 loài chưa rõ thông tin. Kết quả cho thấy nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế với tỷ lệ 79,02%, tiếp đến là nhóm cây chồi nửa ẩn (Hm) tỷ lệ 9,08%; nhóm cây chồi sát đất (Ch) tỷ lệ ít nhất 2,76%. Từ kết quả thu được, tác giả lập phổ dạng sống cho hệ thực vật này như sau: SB = 79,02 Ph + 2,76 Ch + 9,08 Hm + 3,36 Cr + 5,78 Th
  20. Bảng 3.8. Thống kê các dạng sống của các loài trong HTV Khu BTTN Bắc Hướng Hóa Ký hiệu Dạng sống Số lượng Tỷ lệ % Ph Chồi trên 1175 79,02 Ch Chồi sát đất 41 2,76 Hm Chồi nửa ẩn 135 9,08 Cr Chồi ẩn 50 3,36 Th Cây một năm 86 5,78 Tổng 1487 100 Phân tích về nhóm cây chồi trên (Ph) cho thấy nhóm cây chồi lùn (Na) chiếm tỷ lệ cao nhất 24,77% tổng số loài trong dạng sống Ph, tiếp theo là nhóm cây chồi trên thân thảo (Hp) chiếm tỷ lệ 13,96% Ph, nhóm cây chồi nhỡ (Me) chiếm tỷ lệ chiếm 15,66% Ph,... và xây dựng phổ dạng sống cho các cây chồi trên: Ph = 6,21 Mg + 15,66 Me + 18,89 Mi + 24,77 Na + 6,38 Ep + 1,28 Suc + 12,00 Lp + 13,96 Hp+ 0,85 Pp 3.1.4. Đa dạng các yếu tố địa lý thực vật Căn cứ vào khung phân loại của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2005, 2007), tiến hành nghiên cứu sự phân bố yếu tố địa lý của 1494 loài thực vật có mạch trong HTV Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Có thể thấy rằng, về cấu trúc cơ bản, yếu tố nhiệt đới nói chung có tỷ lệ rất lớn. Chi tiết như sau: - Yếu tố nhiệt đới: 87,34% (cao nhất) + Yếu tố Nhiệt đới châu Á chiếm tỷ lệ lớn nhất 63,38% + Yếu tố đặc hữu với 13,25%, + Yếu tố cổ nhiệt đới với 8,10%, + Yếu tố liên nhiệt đới 2,61%; - Yếu tố ôn đới chiếm 9,37% - Yếu tố toàn cầu (chiếm 0,67%) (thấp nhất) - Yếu tố cây trồng (chiếm 1,27%).
nguon tai.lieu . vn