Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HOÀNG CAO PHƯƠNG NGHI£N CøU C¸C GI¶I PH¸P C¤NG NGHÖ Vµ QU¶N Lý NH»M PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG C¸C Má KHAI TH¸C VËT LIÖU X¢Y DùNG ë VIÖT NAM Ngành: Khai thác mỏ Mã số: 62.52.06.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn khai thác lộ thiên, Khoa mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Mạnh Xuân Hội Khoa họcvàCôngnghệ Mỏ ViệtNam 2. TS. Nguyễn Phụ Vụ Hội KhoahọcvàCôngnghệ Mỏ ViệtNam Phản biện 1: GS.TS. Nhữ Văn Bách Hội Kỹ thuật nổ mìn Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS Bùi Xuân Nam Trường Đại học Mỏ - Địa chất Phản biện 3: TS. Lại Hồng Thanh Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại: Trường Đại học Mỏ - Địa chất, phường Đức Thắng - quận Bắc Từ Liêm- Hà Nội. Vào hồi ....... giờ ...... phút ngày ......tháng ..... năm 201... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa Chất MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng (VLXD) khá phong phú và đa dạng, phân bố khắp từ Nam ra Bắc. Ngành công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng ở nước ta phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khái niệm về khoáng sản dùng làm VLXD rất rộng, bao gồm khoáng sản là đá, cát, đất...; trong đó, khoáng sản là đá xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất cả về số lượng mỏ khai thác, sản lượng khai thác, giá trị khai thác cũng như lực lượng lao động tham gia vào các công đoạn sản xuất. Quy mô khai thác của các mỏ khai thác VLXD cũng rất khác nhau, đặc biệt là các mỏ khai thác đá, từ vài chục nghìn đến hàng triệu mét khối mỗi năm bằng những công nghệ như: Thủ công, bán cơ giới, cơ giới hóa toàn bộ ở những mức độ khác nhau. Sự phát triển của ngành đã thỏa mãn nhu cầu nguyên liệu để phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo việc làm cho hàng vạn lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách; tuy nhiên, ngành công nghiệp này cũng kéo theo không ít những hệ lụy như: Khai thác mất an toàn, lãng phí tài nguyên, phá hoại môi trường. Nguyên nhân của những hệ lụy này là do kỹ thuật khai thác lạc hậu, đặc biệt là khai thác đá; công tác cấp mỏ ở một số địa phương còn tùy tiện, manh mún, gây khó khăn cho việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo an toàn và có hiệu quả kinh tế, an ninh xã hội. Vì vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài có tính cấp thiết và thời sự, góp phần phát triển bền vững ngành khai thác VLXD ở nước ta. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu đưa ra những giải pháp trong khai thác đá VLXD, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường và tận thu tài nguyên, trên cơ sở phân loại mỏ theo điều kiện địa hình và kích thước của nó, khả năng áp dụng các hệ thống khai thác (HTKT) phù hợp. - Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, trên cơ sở đổi mới phương thức cấp mỏ, tổ chức lại mạng lưới các mỏ theo quy hoạch, khuyến khích và tạo điều kiện để ngành khai thác VLXD áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Các mỏ khai thác đá làm VLXD thông thường và đá làm nguyên liệu sản xuất xi măng, - Riêng phần giải pháp công nghệ chỉ nghiên cứu các mỏ nằm trên mức thoát nước tự chảy. 4. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan về hiện trạng khai thác và công tác quản lý đá xây dựng ở nước ta, kinh nghiệm khai thác đá xây dựng trên thế giới. 1 - Phân loại mỏ đá xây theo điều kiện địa hình và kích thước. Phân loại HTKT các mỏ đá xây dựng theo những dấu hiệu phù hợp với sự đa dạng của các công nghệ khai thác, phân tích khả năng và điều kiện áp dụng. - Xây dựng các sơ đồ công nghệ, tính toán các thông số của HTKT áp dụng, trình tự khai thác, sự phù hợp giữa công tác mở vỉa và khai thác cho từng kiểu mỏ đã phân loại. - Xây dựng các tiêu chí về cơ chế cấp mỏ. Những giải pháp đổi mới quản lý kỹ thuật và quản trị mỏ. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung và hoàn thiện lý thuyết khai thác lộ thiên các mỏ đá xây dựng trong điều kiện địa hình phức tạp, núi đá bị chia cắt phải áp dụng nhiều công nghệ khai thác khác nhau trong cùng một mỏ, hoàn thiện mô hình cấp mỏ và công tác quản lý đối với các mỏ đá xây dựng. - Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở khoa học để các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản tham khảo, đưa ra các giải pháp kỹ thuật và quản lý tổng thể, tạo điều kiện để ngành khai thác đá xây dựng áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đảm bảo an toàn, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. 6. Luận điểm bảo vệ - Việc lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp hay áp dụng các giải pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, phải dựa vào kiểu mỏ được phân loại trên cơ sở điều kiện địa hình và kích thước của chúng. Việc phân loại HTKH cũng cần phải bổ sung vào những dấu hiệu thể hiện đầy đủ các công đoạn sản xuất xuất hiện trên mỏ. - Công tác quản lý phải dựa trên cơ sở các tiêu chí có tính khoa học về kinh tế - kỹ thuật và tình hình thực tế hoạt động khai thác các mỏ đá xây dựng hiện nay và phát triển trong tương lai. - Sự hoàn thiện công nghệ khai thác kết hợp với sự đổi mới cơ chế quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mỏ áp dụng kỹ thuật khai thác tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận thu tài nguyên, đảm bảo an toàn trong khai thác, bảo vệ được môi trường là tiền đề để ngành khai thác mỏ đá làm vật liệu xây dựng phát triển bền vững. 7. Những điểm mới của luận án - Đề xuất phương pháp phân loại mỏ theo điều kiện địa hình và kích thước của mỏ, phân loại HTKT khi khai thác các khoáng sàng đá làm cơ sở cho việc chọn công nghệ khai thác hay hoàn thiện kỹ thuật khai thác phù hợp. - Đưa ra phương pháp tính toán các thông số của HTKT, phương pháp chuẩn bị tầng, trình tự khai thác khi áp dụng các công nghệ khai thác khác nhau. - Đề xuất các tiêu chí làm căn cứ cho việc cấp mỏ có tính khoa học; quản trị ngành khai thác đá xây dựng dựa trên quy hoạch, hợp nhất các mỏ nhỏ liền kề thành mỏ lớn, nhằm tăng cường khả năng tài chính để trang bị kỹ thuật khai thác tiến bộ hơn; xâydựng quy chế quản trị tự chủ trên cơ sở bảng “Tự kiểm tra”. 2 8. Bố cục của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của Luận án gồm hơn 150 trang đánh máy, nhiều bảng biểu và hình vẽ minh họa, tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước: Chương 1- Tổng quan về công nghệ khai thác và công tác quản lý các mỏ đá xây dựng ở Việt Nam và kinh nghiệm khai thác các mỏ đá xây dựng trên thế giới. Chương 2- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững trong khai thác đá xây dựng ở nước ta. Chương 3- Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ngành khai thác đá làm vật liệu xây dựng ở nước ta. Chương 4- Nghiên cứu các giải pháp về quản lý nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững ngành khai thác đá làm vật liệu xây dựng ở nước ta. 9. Các ấn phẩm công bố Theo hướng nghiên cứu, Luận án đã công bố 14 công trình đăng trong tạp chí ngành mỏ, hội thảo khoa học, trong và ngoài nước. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC MỎ ĐÁ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM KHAI THÁC CÁC MỎ ĐÁ XÂY DỰNG TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Tổng quan về tiềm năng và sự phân bố đá xây dựng ở Việt Nam Tài nguyên đá xây dựng ở nước ta khá đa dạng và phong phú, phân bố khắp ba miền. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trữ lượng đá vôi xi măng ở nước ta khoảng 44,7 tỷ tấn, trữ lượng đá làm VLXD thông thường khoảng 53,6 tỷ tấn (Bảng 1.1). Bảng 1.1. Tổng hợp trữ lượng đá xây dựng ở Việt Nam TT 1 2 3 Vùng / Loại K. sản Đávôi ximăng Sốmỏ Triệutấn Đáốplát Sốmỏ Triệum3 Đá xây dựng Sốmỏ Triệum3 Trung du M. núi Phía Bắc 157 21.869,800 90 5.188,860 98 2.947,260 Đ. bằng sông Hồng 83 9.681,210 12 59,330 66 2.673,760 Bắc T. bộ, duyên hải M. Trung 82 12.018,352 205 25.213,393 167 42.595,890 Tây Nguyên 1 23,468 55 580,680 84 1.699,150 Đông Nam bộ 6 569,884 40 1.319,976 129 3.284,590 Đ. bằng sông C. Long 22 575,770 8 5.228,000 20 408,260 Tổng số 351 44.738,484 410 37.590,239 564 53.608,910 3 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn