Xem mẫu

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------------------------------- NGUYỄN HỒNG THU TÓM TẮT LUẬN ÁN TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NGHÈO Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9 34 02 01 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018 i
  2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN I Các đề đài nghiên cứu khoa học 1. Nguyển Hồng Thu và ctg (2016). Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô tại Bình Dương. Nghiệm thu ngày 19/8/2016. (Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở). 2. Nguyễn Hồng Thu và ctg (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nghèo thông qua hoạt động tín dụng vi mô tại Bình Dương. Nghiệm thu ngày 31/10/2017. (Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở). II Các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí 1. Nguyễn Hồng Thu, Phạm Công Luận và Trần Thị Cẩm Vân (2017). Công tác xóa đói giảm nghèo ở Bình Dương nhìn từ góc độ tài chính vi mô. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một. Số 02 (33), tháng 4/2017. 2. Nguyễn Hồng Thu (2017). Vốn xã hội với khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của các hộ gia đình vùng nông thôn Đông Nam Bộ. Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, tháng 3/2017. 3. Nguyễn Hồng Thu và Nguyễn Văn Điệp (2017). Ảnh hưởng của các nguồn lực đến thu nhập của các hộ gia đình nông thôn tại tỉnh Bình Dương. Tạp chí Quản lý kinh tế. Số 81 (tháng 3+4/2017). 4. Nguyễn Hồng Thu (2017). Tín dụng vi mô với thu nhập của người nghèo vùng nông thôn Đông Nam Bộ. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, tháng 4/2017. 5. Nguyễn Hồng Thu (2017). Khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của các hộ dân làng nghề truyền thống sơn mài tỉnh Bình Dương. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng. Số 134, tháng 5/2017. 6. Nguyễn Hồng Thu (2018). Vai trò của tín dụng vi mô với sinh kế của hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ. Tạp chí Quản lý kinh tế, Số 88 (tháng 4+5/2018). ii
  3. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Cùng với các hoạt động của tài chính vi mô (TCVM), tín dụng vi mô (TDVM) góp phần mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảm nghèo. Là một công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống lại đói nghèo, nhất là ở các quốc gia đang phát triển (Humle và Mosley, 1996; Shaw, 2004). Dẫu vậy, kết luận này hiện nay vẫn đang là vấn đề tiếp tục bàn thảo và ngày càng thu hút nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu, với mỗi nghiên cứu các tác giả đã giới thiệu, phân tích các khía cạnh, các lĩnh vực khác nhau, có ý kiến cho rằng mối quan hệ tác động của TDVM với thu nhập là không đáng kể xét về mặt thống kê (Sen, 2008; Rukiye, 2012) hay có ý kiến cho rằng họ không tìm thấy tác động của TDVM đến thu nhập hộ gia đình (Diagne và Zeller, 2001), nghiên cứu của Morduch (1998) cho rằng tín dụng từ ngân hàng Grameen ở Bangladesh làm giảm tổn thương hơn là xóa đói giảm nghèo và nghiên cứu của Coleman (1999) cho thấy rằng họ chỉ tìm thấy có một tác động đáng kể của TDVM với phúc lợi của các hộ gia đình ở Thái Lan mà thôi. Cho đến nay, chính phủ ở hầu hết các quốc gia đã ghi nhận vai trò tích cực của TDVM đối với công tác giảm nghèo, các hoạt động nghiên cứu khoa học về TDVM với hiệu quả của nó đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều giới chuyên gia nghiên cứu cũng như các học giả trong và ngoài nước. Để tiếp tục kế thừa, tìm hiểu mức độ tác động của TDVM đến thu nhập của hộ nghèo và đặc biệt tại khu vực ĐNB vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện thì tại nghiên cứu này, khung lý thuyết được hình thành trên nền tảng các lý thuyết, các phân tích dựa trên tính đặc thù thực tiễn của khu vực nhằm làm rõ mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu. Trước bối cảnh đó, nghiên cứu đề ta các vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu đó là (1) kiểm định luận điểm TDVM tác động đến giảm nghèo thông qua yếu tố thu nhập của hộ là cần thiết, (2) để nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo cần thiết nâng cao tiếp cận TDVM cho hộ và (3) 3
  4. làm cách nào để nâng cao tiếp cận TDVM cho người nghèo có thêm nguồn vốn để cải thiện thu nhập của họ? Do đó, đề tài nghiên cứu cần thiết để thực hiện là “Tác động của tín dụng vi mô đối với thu nhập của các hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ”. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Là một phần của hoạt động TCVM, hoạt động TDVM được ghi nhận góp phần nâng cao năng lực tự chủ, năng lực tạo ra giá trị sản phẩm, mở ra các cơ hội cho người nghèo khả năng phát triển sinh kế góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tại Việt Nam, các nghiên cứu nổi tiếng kinh điển của các tác giả như Nguyễn Kim Anh và ctg (2011) với nghiên cứu TCVM với người nghèo tại Việt Nam - Kiểm định và so sánh, hay hàng loạt các nghiên cứu khác về người nghèo như đánh giá các chính sách giảm nghèo ở TPHCM (Phùng Đức Tùng và ctg, 2013), đánh giá các mô hình giảm nghèo của các đối tác nước ngoài tại Việt Nam (Nguyễn Đức Nhật và ctg, 2013),... Hầu hết các nghiên cứu đồng thuận cao về tính hiệu quả của TDVM với cuộc chiến giảm nghèo của quốc gia. Các nghiên cứu trên đã phác họa cơ bản các phương thức hoạt động của TDVM ở trong nước cũng như nước ngoài, đánh giá và phân tích tác động của TDVM đến khả năng tạo ra thu nhập của khách hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới đề cập một cách tổng thể về mức độ tác động của TDVM với thu nhập. Mục tiêu của luận án nhằm làm rõ các vấn đề đã nêu trong nghiên cứu này và ứng dụng thực tiễn tại vùng ĐNB. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu của luận án kiểm định giả thuyết tác động của TDVM đến thu nhập cho các hộ nghèo và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận TDVM của các hộ nghèo nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao thu nhập thông qua việc tăng cường tiếp cận TDVM cho họ. 4
  5. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể Trên cơ sở mục tiêu chung của nghiên cứu, luận án đặt ra ba mục tiêu cụ thể cần giải quyết như sau:  Nghiên cứu mức độ tác động của TDVM đến thu nhập của các hộ nghèo tại khu vực ĐNB.  Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố đến tiếp cận TDVM của các hộ nghèo.  Các khuyến nghị giải pháp góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo thông qua tăng cường công tác tiếp cận TDVM và tăng cường các hoạt động phi tài chính khác cho các hộ nghèo trong khu vực. 1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt mục tiêu đề ra, luận án cần trả lời được các câu hỏi sau:  TDVM có tác động đến thu nhập của các hộ nghèo? và các mức độ tác động đó như thế nào?  Khả năng tiếp cận TDVM của các hộ nghèo như thế nào? Để tăng cường tiếp cận TDVM cho các hộ nghèo cần có những giải pháp gì?  Các khuyến nghị giải pháp chính sách gì góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nghèo thông qua hoạt động TDVM tại khu vực ĐNB? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Xuất phát từ tính cấp thiết của nghiên cứu và thực tiễn của khu vực nghiên cứu, luận án xác định đối tượng cần làm rõ trong nghiên cứu đó là thu nhập của hộ nghèo (cụ thể thu nhập của hộ có tham gia vay TDVM và hộ không tham gia vay TDVM). 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi về không gian 5
  6. Các tỉnh thành Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh. 1.4.2.2. Phạm vi về thời gian Nghiên cứu tìm hiểu và phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của các địa phương có liên quan giai đoạn 2011 - 2017. Thời gian thực hiện khảo sát năm 2016. 1.5. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu nghiên cứu 1.5.1. Cách tiếp cận Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng. 1.5.2. Phƣơng pháp phân tích nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê, phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan. Phương pháp phỏng vấn 15 chuyên gia. Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc với đối tượng khảo sát là hộ nghèo tại khu vực. 1.5.3. Nguồn dữ liệu nghiên cứu - Nguồn dữ liệu thứ cấp. - Nguồn dữ liệu sơ cấp. 1.6. Những điểm mới và đóng góp của luận án 1.6.1. Đóng góp về mặt thực tiễn Thứ nhất, luận án mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước ta vừa thực hiện đánh giá lại công tác giảm nghèo và bước sang một giai đoạn mới với việc áp dụng chuẩn nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều (giai đoạn 2016-2020). Thứ hai, luận án đã chứng minh TDVM góp phần quan trọng trong chiến lược giảm nghèo mà cụ thể tại một khu vực Đông Nam Bộ, khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Việt Nam. 1.6.2. Đóng góp về mặt học thuật 6
  7. Thứ nhất, luận án đã đúc kết và đánh giá một cách toàn diện tác động của TDVM đến thu nhập của hộ nghèo và khẳng định TDVM là công cụ hữu hiệu trong chiến lược giảm nghèo. Luận án đã góp phần tổng luận các cơ sở lý thuyết có liên quan, việc tổng luận này có ý nghĩa giúp cho các nhà nghiên cứu tiếp theo tiếp cận lý thuyết tín dụng với thu nhập, lý thuyết về tiếp cận TDVM và khẳng định về mặt thống kê có sự tác động của TDVM, có sự ảnh hưởng của các hoạt động phi tài chính tác động đến thu nhập của hộ nghèo. Thứ hai, so sánh và khẳng định có sự khác biệt về thu nhập của hai nhóm hộ có vay vốn TDVM và nhóm không tham gia vay vốn TDVM. Thứ ba, cùng với hoạt động của TDVM, các hoạt động phi tài chính được tổ chức lồng ghép song song với quá trình triển khai nguồn vốn tài chính đến với các hộ nghèo, được đánh giá là hoạt động bổ trợ đắc lực góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động giảm nghèo. Thứ tư, yếu tố vốn xã hội (VXH) mà hiện nay đã có nhiều nghiên cứu phân tích tầm ảnh hưởng của VXH đến việc tham gia các dịch vụ tín dụng nói chung nhưng việc tìm hiểu ảnh hưởng của VXH đến tiếp cận TDVM ở các nghiên cứu trước chưa thật sự quan tâm và luận án này đã khẳng định VXH được là vấn đề cần thiết để phát huy và mở rộng vai trò của VXH trong quá trình thực hiện triển khai chiến lược xóa đói giảm nghèo. 1.7. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm 5 chương gồm các nội dung sau: - Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu. - Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết về tín dụng vi mô với thu nhập của hộ nghèo. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 4: Hoạt động tín dụng vi mô tại khu vực và các kết quả kiểm định - Chương 5: Kết luận giải pháp 7
  8. CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VI MÔ VỚI THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO 2.1. Tín dụng vi mô 2.1.1. Khái niệm Thuật ngữ TDVM có thể tạm định nghĩa rằng “TDVM là việc cung cấp các khoản cho vay nhỏ đến các đối tượng khách hàng là người nghèo, người có thu nhập thấp giúp họ tạo lập trong kinh doanh, tạo dựng tài sản và gia tăng thu nhập”. 2.1.2. Vai trò của tín dụng vi mô đối với giảm nghèo Đầu tiên, bắt đầu từ sự khởi xướng bởi giáo sư Muhamad Yunus từ những khoản vay rất nhỏ nhưng đã giúp cho hàng ngàn người lao động nghèo có cơ hội mở ra cánh cửa mưu sinh. Là các khoản tiền tuy nhỏ nhưng đến với họ lúc đang cần nhất, như một “phao cứu sinh” giúp họ vượt qua khó khăn, trắc trở. Tại Việt Nam, hoạt động cho vay nhỏ được thực hiện bởi các tổ chức TCVM (MFIs), các tổ chức hoạt động tài chính, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) hoặc các tổ chức xã hội tại các địa phương thuộc khu vực chính thức, bán chính thức và phi chính thức (Nguyễn Kim Anh và ctg, 2011). Đến nay vẫn không thể phủ nhận sự thiếu vắng vai trò của TDVM đối với chiến dịch chống lại đói nghèo, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. 2.1.3. Khái quát hoạt động tín dụng vi mô ở các nƣớc trên thế giới  Hoạt động của mô hình ngân hàng Grameen ở Bangladesh (GB)  Hoạt động tín dụng vi mô tại Thái Lan  Hoạt động tín dụng vi mô tại Ấn Độ  Hoạt động tín dụng vi mô tại Indonesia  Hoạt động tín dụng vi mô tại Canada 8
  9. 2.2. Nghèo 2.2.1. Khái niệm Nghèo: NHTG (2011) cho rằng nghèo được chia thành các mức khác nhau đó là nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu: + Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại... + Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét. + Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu. 2.2.2. Chuẩn nghèo của một số quốc gia trên thế giới Quy định mức calo/ngày phổ biến tại một số quốc gia ở khu vực ASEAN như sau: - Ở Ấn Độ lấy tiêu chuẩn là 2250 calo/người/ngày. Ở Bangladesh lấy tiêu chuẩn là 2100 calo/người/ngày. - Ở Indonesia: Vào đầu những năm 80 lấy mức tiêu dùng nhiệt lượng là 2100calo/ người/ngày làm mức chuẩn để xác định gianh giới giữa giàu với nghèo. - Ở Trung Quốc: năm 1990 lấy mức tiêu dùng là 2150calo/người/ngày. - Các nước công nghiệp phát triển ở Châu Âu: 2570 calo/người/ngày. 2.2.3. Chuẩn nghèo của Việt Nam Vào những năm 1990, chuẩn nghèo ở Việt Nam được xác định theo mức: hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 45.000 đồng/người/tháng (540.000 đồng/người/năm) trở xuống. Ở khu vực nông thôn đồng bằng hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 70.000 9
  10. đồng/người/tháng (840.000 đồng/người/năm), ở khu vực thành thị hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm). Năm 2006 chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 200.000đ/người/tháng và khu vực thành thị từ 260.000đ/người/tháng trở xuống. Giai đoạn 2011-2015 chuẩn nghèo 500.000đ/người/tháng (khu vực thành thị) và 400.000đ/người/tháng (khu vực nông thôn) 2.3. Thu nhập 2.3.1. Khái niệm Tổng cục Thống kê (2011) định nghĩa rằng: Thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong 1 ngày, 1 tuần hay 1 tháng, hay nói cụ thể hơn là tất cả những gì mà người ta thu được khi bỏ sức lao động một cách chính đáng được gọi là thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. 2.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập Nguồn thu nhập của mỗi cá nhân có được do phải bỏ sức lao động tham gia vào các hoạt động lao động. Sự đóng góp sức lao động của mỗi cá nhân mang lại nguồn thu nhập cho mỗi cá nhân và gia đình. Sự đóng góp ấy mang lại giá trị kinh tế cho gia đình thông qua nguồn thu nhập hàng ngày, hàng tháng hoặc cả một năm cho cả hộ. Do đó, để tạo ra sản phẩm có giá trị đòi hỏi sự kết hợp của nguồn vốn vật chất và nguồn vốn con người (Ismail và Yussof, 2010). Sự kết hợp giữa vốn con người và vốn vật chất tạo ra giá trị lao động biểu hiện qua giá trị gia tăng về thu nhập nhận được. Trong các hoạt động lao động của con người hai yếu tố này không thể tách rời nhau. - Mối quan hệ vốn tài chính với thu nhập 10
  11. Nguồn vốn được xem là “đòn bẩy” cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, kích thích quá trình mở rộng quy mô sản xuất, thực hiện các dự án kinh tế và góp phần gia tăng lợi ích, tạo đà cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Khi các thị trường tín dụng bị hạn chế, việc quyết định sản xuất của hộ gia đình phụ thuộc vào giá cả của hiệu quả thị trường p, các đặc trưng về sản xuất và đặc trưng của tiếp cận tín dụng sẽ là: q q ( p , zq zh S,K) . - Sự khác biệt về thu nhập Các nhà kinh tế học Tân cổ điển họ đưa ra các lý thuyết: Lý thuyết vốn nhân lực, lý thuyết thu nhập và sự phân biệt đối xử, lý thuyết sản xuất,…để giải thích sự khác nhau cơ bản về thu nhập của các cá nhân hay các hộ gia đình. Như vậy, thu nhập là một hàm đa biến phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (Y =f (x 1 ,x2,x3…xn). Ngày nay, để phân tích tác động của các yếu tố đến thu nhập thì dạng hàm sản xuất được sử dụng tương đối phổ biến trong phân tích là hàm Cobb – Daughlas. Hàm Cobb – Daughlas có dạng: Y = A.X1α1 . X1α2 . Xnαn.eβiD+xiD1+λiD2 Trong đó, Y là thu nhập, A là hằng số, Xi (i  1, n) là các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc Y (thu nhập). Các biến độc lập được giả thuyết gồm tín dụng, đặc điểm hộ hộ gia đình, yếu tố môi trường và các chính sách có liên quan, e là các nhân tố khác ngoài nhân tố Xi. Ngoài hàm Cobb – Daughlas ra còn có hàm bán Logarit: LN(Y)=β0+β1X1+β2X2+…+βnXn+ei (Mincer, 1974). Hoặc hàm dạng tuyến tính đa biến như: Y = β0 + β1X1 + β2X2 +…+ βnXn + ei cũng được sử dụng rộng rãi để ước lượng thu nhập của các hộ gia đình. Từ đây, nghiên cứu chọn lọc và đề xuất mô hình nghiên cứu là mô hình hồi quy có dạng hàm tuyến tính đa biến để đánh giá tác động của TDVM đến thu nhập của các hộ nghèo như sau: Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 +…+ βnXn + ei 11
  12. 2.3.3. Tín dụng vi mô đối với hoạt động tạo thu nhập TDVM là cần thiết giúp cho các hộ nghèo tạo dựng thu nhập (Krog, 2000). Hoạt động TDVM được sử dụng ở các nước đang phát triển và có hiệu quả cao trong xóa đói giảm nghèo, đặc biệt TDVM tập trung hướng vào đối tượng khách hàng là phụ nữ khu ở các vực nông thôn, họ là những người không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các định chế tài chính khác bởi các rào cản về tài sản thế chấp và các thủ tục phức tạp và rườm rà giúp họ tự tạo việc làm và tạo thu nhập (Mohanan, 2005). 2.4. Tổng quan về lý thuyết tiếp cận tín dụng và rào cản hạn chế khả năng tiếp cận tiếp cận tín dụng 2.4.1. Thông tin bất cân xứng trong giao dịch tín dụng và hạn chế tín dụng Thông tin bất cân xứng xảy ra khi người vay hiểu rõ khả năng hoàn trả vốn vay của mình trong khi người cho vay không nắm rõ hạn chế của người đi vay. Đồng thời, người đi vay không tập hợp đủ hết thông tin về khoản vay hoặc tổ chức cho vay. Từ đó, dẫn đến hệ quả người vay muốn vay mà không tiếp cận được vốn vay còn bên cho vay không nắm rõ khách hàng cần vốn vay và kéo theo các hệ lụy đi kèm như cho vay theo mối quan hệ, các thủ tục phức tạp rườm rà khác xảy ra như tài sản thế chấp, người bảo lãnh,… Nhưng để đạt các điều kiện này phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp không thể thỏa mãn điều kiện này. 2.4.2. Vốn xã hội, đo lƣờng vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng Cho đến năm 1990, nhà xã hội học người Mỹ James Coleman đưa ra khái niệm rằng VXH biểu hiện là các đặc trưng trong cuộc sống hàng ngày, các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực, sự tin cậy trong xã hội là những yếu tố giúp các thành viên trong xã hội có thể hoạt động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu chung. Bourdieu (1986) định nghĩa VXH xuất phát từ mạng lưới 12
  13. quen biết trực tiếp hay gián tiếp và là một mạng lưới lâu bền bao gồm các mối liên hệ quen biết nhau và nhận ra nhau. 2.4.3. Đặc điểm của hộ gia đình, yếu tố môi trƣờng và các chính sách với tiếp cận tín dụng Yếu tố môi trường với sự cách biệt về khoảng cách địa lý, vị trí nhà ở và yếu tố đặc trưng khu vực sinh sống cùng với sự bất cập về thông tin không hoàn hảo làm cho đối tượng khách hàng muốn tiếp cận được vốn lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận (Lê Khương Ninh, 2016; Nguyễn Trọng Hoài, 2005). Người muốn vay không thể vay và người không có nhu cầu vay dễ dàng tiếp cận hơn, từ đó làm nảy sinh các động cơ lệch lạc khi tham gia vay vốn, để được vay vốn người muốn vay tìm cách để được vay thông qua các mối quan hệ quan biết dẫn đến tính bất cân xứng về cung cầu tín dụng trong thị trường tài chính. 2.5. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan 13
  14. Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan Nghiên cứu Đối tƣợng phạm Phƣơng pháp nghiên Kết quả nghiên cứu vi nghiên cứu cứu Tín dụng vi mô với thu nhập Quách Mạnh Hào Tiếp cận tín dụng Với bộ dữ liệu chéo và phân tích mô Đặc điểm của hộ gia đình ảnh hưởng (2005) và giảm nghèo ở hình kinh tế lượng thông qua bộ dữ đến tiếp cận tín dụng và thu nhập của nông thôn Việt liệu khảo sát thực địa và bộ dữ liệu hộ nghèo Nam khảo sát mức sống dân cư VLSS 1992/1993 và VLSS 1997/1998. Phan Đình Khôi Mức sống của các Với bộ dữ liệu chéo thực hiện khảo sát Tác động của TDVM đến thu nhập (2012) hộ nghèo vùng ở khu vực ĐBSCL, nghiên cứu sử chưa thể hiện rõ trong nghiên cứu ĐBSCL dụng kỹ thuật phân tích xu hướng này. điểm (PSM) và sử dụng phương pháp biến công cụ (IV-PE) trong phân tích thống kê. Phùng Đức Tùng và Công tác xóa đói Phương pháp sử dụng định tính, định Tín dụng có tác động đến giảm ctg (2013) giảm nghèo ở lượng với mô hình hồi quy không liên nghèo TPHCM giai đoạn tục trong nghiên cứu 2009-2013 Đinh Phi Hổ và Thu nhập của hộ Nghiên cứu sử dụng phương pháp sai Tín dụng chính thức có tác động đến 14
  15. Đông Đức (2015) nghèo ở Việt Nam biệt khép (DID) để đánh giá tác động thu nhập và chi tiêu của hộ nông dân. giai đoạn 2006- của tín dụng chính thức đến thu nhập 2012 và chi tiêu của hộ nông dân Mohanan (2005) Nghiên cứu hoạt Phương pháp nghiên cứu định tính TDVM tác động đến khả năng tạo động TDVM tại thu nhập của người nghèo, nâng cao Ấn Độ vị thế cho người phụ nữ. Islam và Ahmed Nghiên cứu ảnh Phương pháp định lượng với phân tích TDVM ảnh hưởng đến khả năng kinh (2010) hưởng của TDVM thống kê thông qua mô hình cấu trúc doanh, tạo việc làm và tạo dựng tài đến hoạt động tạo tuyến tính SEM sản của khách hàng thu nhập của khách hàng Brown (2010) Nghiên cứu ảnh Phương pháp nghiên cứu định tính TDVM tạo cơ hội cho các khách hưởng của TDVM hàng vay tìm kiếm cơ hội gia tăng với phát triển kinh việc làm, đa dạng hóa phát triển sinh tế, tạo việc làm và kế cho các hộ nghèo tăng thu nhập Ahmed và ctg Vai trò của TDVM Phương pháp nghiên cứu phân tích TDVM không có tác động đáng kể (2011) đối với phát triển định tính với việc phân tích số liệu xét về mặt thống kê kinh tế và giảm phỏng vấn ngẫu nhiên từ 20 người nghèo được khảo sát 15
  16. Vitor và ctg (2012) TDVM với thu Phương pháp nghiên cứu định lượng TDVM giúp nâng cao khả năng kinh nhập của phụ nữ ở với mô hình hồi quy logit, dữ liệu doanh và tạo nguồn thu nhập cho phụ miền trung Ghana khảo sát từ 300 phụ nữ có vay vốn nữ tham gia vay TDVM. TDVM Rykiye (2012) Nghiên cứu TDVM Phương pháp phân tích số liệu điều tra TDVM không hẳn có tác động đến với thay đổi thu khảo sát từ 2.036 quan sát của các hộ thu nhập, khách hàng tham gia vay nhập của các thành nghèo ở Thổ Nhĩ Kỳ vốn TDVM như một nhu cầu bình viên tham gia thường về vốn Ayen (2016) Nghiên cứu sự Phương pháp phân tích định lượng với Có sự khác biệt thu nhập giữa nhóm khác nhau về thu kỹ thuật phân tích xu hướng điểm khách hàng vay và không vay nhập của các đối PSM từ bộ dữ liệu khảo sát nữ chủ hộ tượng tham gia và gia đình ở Jimma Zone không tham gia vay TDVM Khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình Nguyễn Quốc Oánh Nghiên cứu khả năng Phương pháp định lượng với kỹ Mức thu nhập hàng tháng và mục và Phạm Thị Mỹ tiếp cận của tín dụng thuật hồi quy 2 bước của đích vay vốn tác động đến khả năng Dung (2010) chính thức Heckman (1999) thông qua bộ tiếp cận tín dụng chính thức của các dữ liệu khảo sát 116 hộ gia đình hộ gia đình. 16
  17. Nguyễn Phượng Lê Khả năng tiếp cận nguồn Phương pháp thống kê mô tả dữ Gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn và Nguyễn Mậu vốn tí dụng chính thức liệu khảo sát từ 60 hộ gia đình có thể tiếp cận tín dụng cao hơn Dũng (2011) của hộ nông dân được phỏng vấn dựa trên cấu trúc bảng câu hỏi được thiết lập sẵn Phan Đình Khôi Khả năng tiếp cận chính Phân tích thống kê dựa trên kết Mức thu nhập, việc làm của hộ gia (2013) thức và phi chính thức quả khảo sát 358 mẫu quan sát từ đình ảnh hưởng đến khả năng tiếp của nông hộ ở ĐBSCL 919 hộ gia đình nông thôn cận tín dụng của các nông hộ. Trần Ái Kết và Khả năng tiếp cận tín Phân tích thống kê dựa trên kết Các giá trị tài sản, mức thu nhập, Huỳnh Trung Thời dụng chính thức của quả khảo sát của 150 hộ nông mục đích vay vốn ảnh hưởng đến khả (2013) nông hộ ở An Giang dân torng đại bàn nghiên cứu năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. AFD (2008) Tiếp cận tín dụng vi mô Phân tích nhân quả so sánh khả Hộ nông thôn có thể tham gia vay của hộ nông thôn ở năng vay vốn từ TDVM TDVM nhiều hơn khi nguồn thu Morocco nhập ổn định không bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ Ibrhim và Bauer Tiến cận TDVM và ảnh Phương pháp định lượng với kỹ Đặc điểm của hộ gia đình có các (2013) hưởng của tiếp cận thuật hồi quy probit thành viên có kinh nghiệm sản xuất TDVM với lợi nhuận tốt có thể tiếp cận nhiều hơn của nông hộ Masud và Islam Nghiên cứu vốn xã hội Phương pháp định lượng với kỹ VXH ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín 17
  18. (2014) với tiếp cận tín dụng của thuật hồi quy probit thông qua dụng của các hộ gia đình các hộ gia đình ở bộ dữ liệu khảo sát ngẫu nhiên từ Bangladesh 153 hộ gia đình ở Bangladesh Nguồn: Tổng hợp của tác giả 18
  19. 2.6. Cơ sở lý luận hình thành khung lý thuyết nghiên cứu và thiết lập các giả thuyết nghiên cứu Lý thuyết về nguồn vốn của Ismail và Yussof (2010) đã cho biết rằng, thu nhập được tạo nên bởi yếu tố vốn vật chất và vốn con người. Vốn vật chất có được do tự có hoặc vay mượn dưới hình thái tiền tệ hoặc vật chất (vật chất biểu hiện dưới dạng tài sản, tư liệu lao động, phương tiện sản xuất,...). Vốn con người có được do quá trình tích lũy lao động, là các kỹ năng, kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập và trải nghiệm cuộc sống. Trong quá trình tạo ra giá trị sản phẩm lao động không thể thiếu một trong hai yếu tố trên, chúng bổ sung cho nhau và không thể thiếu trong mọi hoạt động lao động của con người. Vốn con người tham gia vận hành, sáng tạo trên cơ sở cần có vốn vật chất và ngược lại. Như vậy khi xem xét đến thu nhập của một cá nhân, một gia đình cần đánh giá tổng thể chung của nhiều yếu tố cấu thành nên các giá trị về thu nhập. Do vậy, để đánh giá thu nhập của hộ nghèo cần đánh giá một cách tổng thể giữa thu nhập và việc tiếp cận TDVM của hộ. Đẩy mạnh thu nhập cho các hộ nghèo trên cơ sở gia tăng khả năng tiếp cận TDVM cho các hộ nghèo. Với lập luận như trên, luận án thiết lập hai mô hình nghiên cứu và cần phải làm rõ trong nghiên cứu và khung lý thuyết của nghiên cứu được hình thành như hình 2.2. Vốn xã hội TDVM Đặc điểm hộ gia đình Tiếp Thu Đặc điểm hộ gia đình cận nhập TDVM Môi trường và các Đặc điểm môi trường chính sách tín dụng ưu và các hoạt động phi đãi của địa phương tài chính 19
  20. Hình 2.2. Khung lý thuyết nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước Qua các nghiên cứu trên, đồng thời dựa trên cơ sở lập luận của nền tảng lý thuyết nghiên cứu, luận án thiết lập giả định thu nhập của hộ ảnh hưởng bởi các nhóm giả thuyết sau: (1) TDVM (nhóm giả thuyết H1); (2) Đặc điểm hộ gia đình (việc làm, số lao động tạo ra việc làm, số người phụ thuộc trong gia đình - nhóm giả thuyết H2); (3) Đặc điểm môi trường các hoạt động phi tài chính (nhóm giả thuyết H3) Như vậy cho thấy rằng, để thúc đẩy gia tăng thu nhập cần thiết gia tăng khả năng tiếp cận TDVM cho họ, luận án thiết lập mô hình tiếp cận TDVM trên cơ sở nền tảng của lý thuyết và các nghiên cứu trước. Các nhóm giả thuyết tổng hợp được bao gồm: (1) Vốn xã hội (nhóm giả thuyết H4); (2) Đặc điểm hộ gia đình (thu nhập, việc làm - nhóm giả thuyết H5); (3) Môi trường và các chính sách tín dụng ưu đãi của địa phương (nhóm giả thuyết H6). 2.7. Khoảng trống trong nghiên cứu Qua lược khảo các nghiên cứu có liên quan, hầu hết các nghiên cứu khẳng định TDVM mang lại nhiều lợi ích cho người nghèo như tăng phúc lợi, gia tăng quyền cho người phụ nữ, tạo thu nhập và cải thiện cuộc sống. Với lập luận đó cho thấy rằng các khoảng trống cần tiếp tục kế thừa và làm rõ trong nghiên cứu đó là: (1) việc nghiên cứu mức độ tác động của TDVM đến thu nhập cho các hộ nghèo và tìm hiểu liệu rằng có sự khác biệt thu nhập của hai nhóm hộ vay và không vay vốn TDVM? (2) tính đặc thù của khu vực nghiên cứu và (3) thông qua tính đặc thù của khu vực, xác định tác động của 20
nguon tai.lieu . vn