Xem mẫu

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Với vai trò là các tổ chức tài chính trung gian, hệ thống NHTM giúp các nguồn
lực tài chính trong nền kinh tế được luân chuyển, phân bổ và sử dụng một cách có
hiệu quả, từ đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Bên cạnh đó, hệ thống
NHTM cũng rất dễ gây ra những “tổn thương” nặng nề cho nền kinh tế.
NHTM là chủ thể kinh doanh tiền tệ và có quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh
vực khác nhau, nhiều chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, do vậy hoạt động của
ngân hàng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và trong đó RRTK được xem là một trong
những rủi ro chủ yếu của các NHTM; không chỉ làm gia tăng chi phí và giảm thu
nhập ròng của ngân hàng như rủi ro lãi suất hay rủi ro thị trường gây ra, RRTK ở
mức cao có thể khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản, đồng
thời gây tác động dây chuyền tới toàn hệ thống ngân hàng. Đại khủng hoảng của
chủ nghĩa tư bản giai đoạn 1929 - 1933, cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông
Á năm 1997 hay cuộc đại khủng hoảng tài chính - tiền tệ bắt đầu từ năm 2008 đã
gây ra những tổn hại lớn cho nền tài chính thế giới cũng như Việt Nam mà nguyên
nhân chủ yếu đến từ rủi ro thanh khoản. NHNN Việt Nam đã nhận thức được điều
đó, vẫn luôn tăng cường công tác quản lý, tuy nhiên vẫn bộc lộ những yếu kém
trong hiệu quả hoạt động quản lý RRTK tại Việt Nam.
Chính vì vậ y, đi tìm l ời giải cho bài toán tăng cường quản lý RRTK
đang là một vấn đề được quan tâm hàng đầu và là nhiệm vụ rất cấp thiết hiện
nay, bởi nó không chỉ đảm bảo an toàn, ổn định cho hoạt động của từ ng ngân
hàng; giúp các ngân hàng đứng vữ ng trong quá trình hội nhập, mà còn mở
cánh cửa cho hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính cũng như toàn bộ nền
kinh tế Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững.
Đề tài: “ Quản lý rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại của Ngân
hàng nhà nước Việt Nam” được NCS lựa chọn nghiên cứu nhằm đáp ứng những
đòi hỏi cấp thiết hiện nay trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy
đủ về các phương pháp quản lý RRTK của NHTW đối với hệ thống NHTM.
(i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về RRTK của NHTM, quản lý RRTK của
NHTW đối với NHTM. Các vấn đề này sẽ được tiếp cận dựa trên các nguyên tắc
của Hiệp ước Basel II.
(ii) Nghiên cứu về kinh nghiệm, mô hình quản lý RRTK của NHTW một số
nước trên thế giới, các nhân tố của mô hình và khả năng áp dụng trong “khung
cảnh” CSTT ở Việt Nam, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
(iii) Làm rõ thực trạng quản lý RRTK hệ thống NHTM của NHNN Việt
Nam. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị.

1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
(i) Phạm vi nghiên cứu của luận án là hoạt động quản lý RRTK của NHNN Việt
Nam và một số NHTM. 15 NHTM chiếm thị phần lớn trong hệ thống NHTM
Việt Nam (theo số liệu tính đến năm 2015) trong thời gian từ năm 2011- 2015.
(ii) Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận về CSTT của NHTW và về quản lý RRTK của NHTW đối với
các NHTM.
- Kinh nghiệm quản lý RRTK của các NHTW trên thế giới.
- Tình hình RRTK của hệ thống NHTM Việt Nam, thực trạng quản lý RRTK của
NHNN Việt Nam.
1.4 Tổng quan nghiên cứu
1.4.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Học thuyết cổ điển nhất về RRTK được đưa ra bởi Thornton (1802) và
Bagehot (1873): rủi ro thanh khoản là hậu quả của việc khi có một lượng tiền được
yêu cầu rút ra khỏi hệ thống ngân hàng từ những người gửi tiền và các ngân hàng
không có khả năng chi trả cho lượng tiền rút ra đó. Do đó để quản lý tốt rủi ro thanh
khoản, các ngân hàng cần nắm giữ nhiều “tài sản tốt”. Goodhart (1999) nhấn mạnh:
các tiêu chuẩn của việc cho vay là điều kiện để giảm thiểu rủi ro, là cách thức để có
những “tài sản tốt”. Vậy nên cần xây dựng và đo lường các tiêu chuẩn này để giảm
thiểu rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng. Các ngân hàng muốn quản lý RRTK tốt
cần phải có một cơ chế rõ ràng để xác định, đo lường, quản lý và giảm thiểu rủi ro
thanh khoản (Comptroller of the Currency 2001).
Tobin (1956) và Niehans (1978) đã nghiên cứu thêm một số đặc điểm thanh
khoản của tài sản và tiền gửi tiết kiệm. Xây dựng mô hình đánh giá RRTK lấy biến
động giá trị tài sản của NHTM như là cơ sở của RRTK và vốn cổ phần là giải pháp
duy nhất để chuẩn bị cho những mất mát do RRTK gây ra và mất mát của một
cuộc chạy đua rút tiền gửi. Tuy nhiên, các tác giả cũng nêu lên nhược điểm của mô
hình là giá trị tài sản của NHTM biến động ngẫu nhiên và khá năng động nên ít
tương quan với mô hình. Nghiên cứu của Aspachs (2005) chỉ ra những yếu tố
quyết định chính sách thanh khoản của các Ngân hàng ở Anh, mối quan hệ giữa
những chính sách kinh tế vĩ mô và chu kỳ kinh tế có tác động mức hỗ trợ thanh
khoản. Nghiên cứu của Aspachs và ctg. (2005), chỉ ra mối quan hệ giữa các ngân
hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng và những ảnh
hưởng đến những rủi ro và khả năng thanh khoản của các ngân hàng.
Năm 2011, nghiên cứu của Vodová đã xác định các yếu tố quyết định tính
thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Séc, cho thấy mối quan hệ đồng biến
giữa thanh khoản ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay
trên thị trường giao dịch liên ngân hàng, mối quan hệ nghịch biến của tỷ lệ lạm
phát, chu kỳ kinh doanh và cuộc khủng hoảng tài chính với tính thanh khoản. Deep
và Schaefer (2004) đã xây dựng một thước đo thanh khoản bằng việc xác định khe
hở thanh khoản để đánh giá RRTK.
Cũng trong năm 2011, nghiên cứu của Vodová được đưa ra nhưng tác giả

1

2

chỉ tập trung vào một quốc gia duy nhất là Séc, chứ không quan tâm đến nhiều
quốc gia như Bonfim và Kim. Mục đích của nghiên cứu này là qua đó xác định các
yếu tố quyết định tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Séc. Các dữ
liệu bao gồm giai đoạn từ 2001 đến 2009. Các kết quả phân tích hồi quy dữ liệu
cho thấy rằng có mối quan hệ đồng biến giữa thanh khoản ngân hàng và tỷ lệ an
toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay trên thị trường giao dịch liên ngân hàng.
Đồng thời, tác giả đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến của tỷ lệ lạm phát, chu kỳ
kinh doanh và cuộc khủng hoảng tài chính với tính thanh khoản. Kết luận được
đưa ra rằng các ngân hàng không sẵn sàng để tạo ra nhiều thanh khoản. Do đó cần
có sự can thiệp từ NHTW bằng các công cụ của CSTT để đảm bảo khả năng thanh
khoản cho các NHTM.
Nghiên cứu của Etienne Bordeleau và Christopher Graham (2010) về tác
động của thanh khoản đến khả năng sinh lợi của ngân hàng chỉ ra rằng tại Mỹ và
Canada, lợi nhuận ngân hàng sẽ được cải thiện đáng kể khi có khả năng thanh
khoản tốt, nắm giữ nhiều tài sản thanh khoản. . Tuy nhiên đến một mức độ nhất
định, việc sở hữu thêm tài sản thanh khoản sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của ngân
hàng, điều đó khiến cho các ngân hàng “không sẵn sàng để tạo ra nhiều thanh
khoản”.
Theo Hagen và Ho (2003), khi RRTK trong các NHTM tăng dần, NHTW sẽ
phải trực tiếp can thiệp vào thị trường tiền tệ. Vì thế, theo các tác giả này, chỉ số áp
lực thị trường tiền tệ sẽ có thể là chỉ số hữu hiệu để NHTW đo lường rủi ro thanh
khoản của từng NHTM.
Tranh luận về quản lý RRTK đối với NHTM bài viết của Barth (2003) hướng
tới 2 trường phái chính:
(i) Trường phái ủng hộ cho việc có một cơ quan quản lý hợp nhất: tạo sự an
toàn và lành mạnh, cắt giảm sự chênh lệch trong quản lý, giải quyết được
các mâu thuẫn nội tại, tạo sự linh hoạt trong hoạt động quản lý. Trường phái
này tỏ ra hiệu quả trong công tác quản lý cũng như phân bổ nguồn vốn
(ii) Trường phái chống lại cơ quan quản lý hợp nhất: nhiều cơ quan khác
nhau có thể tạo nên những bài học cho nhau, tuy nhiên, chi phí quản lý lại cao hơn.
Sự tập trung quyền vào một cơ quan có thể gây ra rủi ro chuyên quyền.
1.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Có khá nhiều các nghiên cứu trong nước về thanh khoản ngân hàng và
QLRRTK của ngân hàng. Đề tài khoa học cấp ngành của Tiến sỹ Tô Ngọc Hưng
(2007), các luận án tiến sỹ của Nguyễn Thị Minh Huệ (2010), Nguyễn Đức Trung
(2012) mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số chỉ tiêu về thanh khoản của hệ
thống NHTM và đánh giá khả năng chống đỡ RRTK; hệ thống hóa hoạt động
giám sát, phân tích, đánh giá và đưa ra một số giải pháp về quản lý rủi ro của hệ
thống NH; hay luận giải các vấn đề đảm bảo an toàn hoạt động dựa trên những
tiêu chuẩn quốc tế mà chưa đặt vấn đề quản lý RRTK trong bối cảnh thực thi
CSTT của NHNN. Luận án tiến sỹ của Nguyễn Tường Vân (2013) đã đưa ra
những lý luận về vốn khả dụng, vai trò của nó trong việc quản lý RRTK hay của

Lê Văn Hải (2013) nghiên cứu cơ chế tác động của các công cụ CSTT đến RRTK
nhưng chưa đánh giá về mối liên kết giữa các công cụ.
Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động quản lý RRTK NHTM của NHTW
như trong bài viết của Nguyễn Đức Cường (2006), đã đề cập đến việc áp dụng các
nguyên tắc của Basel trong hoạt động quản lý RRTK nhưng không thể dựa vào sự
tự nguyện của các NHTM mà NHTW nên có các định hướng và chế tài cụ thể để
can thiệp. Bài viết của Huỳnh Thị Hương Thảo (2011) nhấn mạnh tới việc đưa ra
các yêu cầu đối với công tác báo cáo của các NHTM cho NHTW
1.4.3 Sự khác biệt trong nghiên cứu của NCS so với các nghiên cứu
trước đó
Sử dụng các tiêu chuẩn mới về quản lý rủi ro thanh khoản NHTM của Ủy
ban Basel II để tiếp cận mô hình, xây dựng phương pháp quản lý RRTK cho phù
hợp. Việc nghiên cứu quản lý RRTK hệ thống NHTM của NHTW được thực
hiện trên cả hệ thống NHTM chứ không riêng NHTM nào, đồng thời luận án
tiếp cận việc quản lý RRTK hệ thống NHTM đứng trên giác độ là NHTW quản
lý rủi ro thanh khoản của NHTM, đặt trong khung cảnh điều hành chính sách
tiền tệ của NHTW.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy:
- Phương pháp phân tích: phân tích định lượng, phân tích định tính, phân
tích tổng hợp, sử dụng các mô hình dựa trên các tình huống giả định. Qua đó đưa
ra những đánh giá, những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp
với lý luận và thực tiễn của công tác quản lý RRTK NHTM ở Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: làm rõ sự giống và khác nhau của vấn đề nghiên cứu
qua các năm, các quốc gia… từ đó có các nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải
pháp quản lý RRTK NHTM của NHNN Việt Nam.
- Phương pháp dự báo: đưa ra mô hình dự báo, dự báo và phân tích các xu
thế biến động của các biến độc lập, qua đó dự báo các xu thế của biến phụ thuộc là
RRTK hệ thống NHTM trong tương lai.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn
chuyên gia đối với các cán bộ NHTM, người gửi tiền… tập hợp các vấn đề khoa
học cho luận án.
1.6 Các đóng góp của luận án
Về mặt lý luận: làm nổi bật tầm quan trọng của việc quản lý RRTK tại các
ngân hàng ở nhiều quốc gia. Qua đó rút ra những bài học từ hệ thống NHTW các
nước trong quản lý RRTK của các NHTM. Nghiên cứu các tiêu chuẩn của hiệp
ước Basel II, đặc biệt là các tiêu chuẩn về quản lý RRTK, xem xét tính khả thi áp
dụng vào thị trườn Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: đánh giá được thực trạng RRTK của NHTM, qua đó đưa
ra những cảnh báo, khuyến nghị, và yêu cầu nhằm đảm bảo mức độ an toàn trong
hoạt động chung của hệ thống ngân hàng, đưa ra cách tiếp cận RRTK bắt đầu từ lợi
nhuận của các ngân hàng, từ đó có thể gia tăng ý thức, thái độ của các ngân hàng

3

4

đối với RRTK. NCS sẽ đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động
quản lý RRTK của NHNN Việt Nam đối với hệ thống NHTM theo hướng đảm bảo
an toàn cho hệ thống ngân hàng nói chung và từng NHTM nói riêng.
CHƯƠNG 2
NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO THANH KHOẢN NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
2.1 Rủi ro thanh khoản của NHTM
2.1.1 Các quan điểm về rủi ro thanh toán của NHTM
Dưới góc độ tài sản: “Thanh khoản của một tài sản là khả năng chuyển đổi
thành tiền của tài sản theo thời gian và với chi phí của việc chuyển đổi là thấp
nhất. Một tài sản được xem là thanh khoản tốt khi đáp ứng các tiêu chí sau: Có sẵn
số lượng để mua hoặc bán, có sẵn thị trường để giao dịch, có sẵn thời gian để giao
dịch, giá cả hợp lý”.
Dưới góc độ NHTM: “thanh khoản là khả năng NHTM đáp ứng đầy đủ và kịp
thời các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động giao dịch như chi trả
tiền gửi, cho vay, thanh toán và các hoạt động giao dịch tài chính khác”.
Do phải thực hiện các nghiệp vụ thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt nên thanh
khoản của NHTM cũng chủ yếu liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ. Việc
không thực hiện được hoặc không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình
trạng thiếu khả năng thanh khoản hoặc mất khả năng thanh khoản tại ngân hàng.
Cung thanh khoản là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn để
NH sử dụng.
Cầu thanh khoản phản ánh nhu cầu rút tiền khỏi NH ở những thời điểm
khác nhau.
Xuất phát từ cung thanh khoản và cầu thanh khoản, trạng thái thanh khoản
ròng (NLP –Net Liquidity Position) hay còn gọi là khe hở thanh khoản của
NHTM được tính bằng: Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản. Nếu NLP>0 thì
NHTM đang ở trạng thái thặng dư thanh khoản. Nếu NLP
nguon tai.lieu . vn