Xem mẫu

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-------------

BÙI THỊ MẾN

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI
CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2017

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. TRẦN XUÂN HẢI
Học viện Tài chính
2. TS. HÀ THỊ SÁU
Học viện Ngân hàng

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
tại Học viện Ngân hàng.
Vào hồi……giờ…..ngày……tháng…… năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Học viện Ngân hàng
- Thƣ viện Quốc gia

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC
GIẢ ĐƢỢC CÔNG BỐ
TẠP CHÍ KHOA HỌC
1. Bùi Thị Mến, Nguyễn Quốc Tuấn (2013), Áp dụng thuế giá trị gia tăng đối
với hoạt động kinh doanh chứng khoán, Nghiên cứu Hải quan, Tổng cục Hải
quan Việt Nam, số 7 , tháng 7/2013, Giấy phép xuất bản số 85/GP-XBBT.
2. Bùi Thị Mến, Nguyễn Thị Thu Huyền (2015), Những thay đổi trong chính
sách thuế kinh doanh chứng khoán tác động tới nhà đầu tƣ cá nhân, Tạp chí
Chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc, Bộ Tài chính Việt Nam, số 197,
tháng 3 /2015, ISSN: 0866-739X.
3. Trần Xuân Hải, Bùi Thị Mến (2015), Tác động của chính sách thuế đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán,
Học viện Tài chính, Việt Nam, số 03(140), tháng 3/2015, ISSN 1859-4093.
4. Bùi Thị Mến (2015), Đánh giá chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng,
Học viện Ngân hàng, Việt Nam, số 156, tháng 5 /2015. ISSN: 1859-011X.
HỘI THẢO QUỐC TẾ
1. Bùi Thị Mến (2016 ), Ảnh hƣởng của mở cửa dịch vụ tài chính đến sự phát
triển của khu vực dịch vụ tài chính ở việt Nam, Hội thảo quốc tế về Phát triển
thị trƣờng tài chính trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hà Nội, tháng 10/2016.
2. Bùi Thị Mến (2016), Ảnh hƣởng của chính sách thuế quan trong quá trình
hội nhập TPP đến các doanh nghiệp tại Việt Nam, Hội thảo quốc tế về Doanh
nghiệp Việt Nam trong TPP, Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2016.

ĐỀ TÀI KHOA HỌC
1. Nguyễn Thanh Phƣơng, Đặng Tài An Trang, Trần Thị Xuân Anh, Bùi Thị
Mến, Dƣơng Ngân Hà, Ngô Thị Hằng, Lê Quốc Tuấn (2012), Chính sách thuế
kinh doanh chứng khoán trong quá trình tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán,
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trƣờng, Học viện Ngân hàng, Việt Nam, tháng
7/2012.
2. Lê Thị Diệu Huyền, Bùi Thị Mến, Trần Xuân Hải, Tô Kim Ngọc, Nguyễn
Thị Lâm Anh, Nguyễn Văn Tâm (2015), Giải pháp cải tiến, hoàn thiện chính
sách thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, Đề tài cấp ngành Ngân
hàng, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, tháng 3/2015.

SÁCH CHUYÊN KHẢO
Nguyễn Thanh Phƣơng, Đặng Tài An Trang, Trần Thị Xuân Anh, Bùi Thị
Mến, Dƣơng Ngân Hà, Ngô Thị Hằng, Lê Quốc Tuấn (2013), Chính sách thuế
kinh doanh chứng khoán trong quá trình tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán,
Sách chuyên khảo, tháng 6/2013, Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội. ISBN:
978-604-911-510-3.

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt Nam trở nên
cần thiết vì: thứ nhất, yêu cầu thống nhất khung lý thuyết về dịch vụ tài chính, chính
sách thuế đối với các dịch vụ tài chính, kinh nghiệm quốc tế và xu hƣớng cải cách
thuế. Thứ hai, những khó khăn trong quản lý, giám sát và thu thuế đối với lĩnh vực
dịch vụ tài chính tại Việt Nam khi các dịch vụ tài chính ngày càng phát triển đa dạng
cả về loại hình, phƣơng thức, quy mô tổ chức cung cấp. Thứ ba, còn những khoảng
trống tri thức trong các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến chủ đề này. Do vậy,
nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện chính sách thuế đối với các dịch vụ tài chính ở Việt
Nam” là cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trên thế giới, từ trƣớc năm 2000, nhiều nghiên cứu về thuế đối với lĩnh vực tài
chính tập trung vào việc xác định “thuế tối ƣu” nhằm xác định khả năng thu thuế cho
nhà nƣớc hiệu quả nhất và tính toán ảnh hƣởng của thuế đến sự biến động giá, hành
vi của tổ chức, cá nhân đầu tƣ tài chính hoặc gửi tiền vào ngân hàng nhƣ các nghiên
cứu của Granville (1994), Broadway & Keen (1995), Brock (1997), Honohan (1994
& 1996). Sau năm 2000, các chính sách ƣu đãi thuế cho lĩnh vực tài chính lại đƣợc
quan tâm nhiều hơn, nó đặt ra các câu hỏi về việc liệu thuế có bóp méo cạnh tranh
hoặc gây ra các đối xử không công bằng về thuế giữa các lĩnh vực khác nhau của nền
kinh tế? Cùng với đó, chủ đề về chính sách thuế đối với các hoạt động trên thị trƣờng
tài chính ở các nƣớc phát triển, đang phát triển cũng đƣợc đề cập nhiều trong các
nghiên cứu của Levin & Ritter (2007), Sunley (2008), Poddar (2010). Nghiên cứu về
từng loại thuế cụ thể đối với lĩnh vực tài chính nhƣ thuế giao dịch tài chính, thuế hoạt
động tài chính .v.v của các tác giả Honoban (1994), Kirilenko & Summers (2006),
Sunley (2008), Habermeier & Kirilenko (2008), Poddar (2010). Nhìn chung, các
nghiên cứu nƣớc ngoài thời gian qua đã bỏ ngỏ khả năng của chính sách thuế với việc
khắc phục những thất bại của thị trƣờng. Ngoài ra, một số lập luận còn chƣa trọn vẹn.
Khi nói về biến động thị trƣờng tài chính tác giả chú ý đến biến động giá. Nhƣng sự
biến động này có thể hàm ý là thị trƣờng tài chính có thể tự thích nghi nhanh hơn các
thị trƣờng khác. Tức là, chính sách thuế đối với hoạt động của ngành tài chính là một
công cụ hiệu chỉnh hữu hiệu. Các sắc thuế đối với khu vực tài chính có thể làm tăng

nguon tai.lieu . vn