Xem mẫu

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HÀ THỊ THOA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TIỀN GIANG
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TÀI THỦY-BỘ
NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế chính trị
62.31.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – NĂM 2017

Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. TS. Võ Quế
2. TS. Trần Thế Ngọc

Phản biện 1: ............................................................
Phản biện 2: .............................................................
Phản biện 3: .............................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 2017

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
[1]. Hà Thị Thoa (2016), “Du lịch Tiền Giang làm gì để phát triển?”,
Tạp chí Du lịch Việt Nam, số tháng 4-2016, tr. 42 - 43.
[2]. Hà Thị Thoa (2014), “Du lịch Tiền Giang phát triển theo hướng
bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số tháng 12-2014, tr. 40 41.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng
của ngành du lịch Việt Nam nói chung, ngành du lịch Tiền Giang đã
phát huy lợi thế địa kinh tế, địa chính trị nằm trong vùng du lịch đồng
bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khai thác
tiềm năng phong phú về tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên, văn hoá
truyền thống, lịch sử địa phương để phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tích cực, nâng cao mức sống của người dân, bảo tồn các giá trị văn
hoá, bảo vệ tài nguyên môi trường, giữ vững an ninh quốc phòng…
Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2010-2015 lượng khách du
lịch đến với Tiền Giang ngày một tăng với tốc độ trung bình trên
9,6%/năm, thu nhập du lịch tăng bình quân trên 20%, đóng góp đáng
kể cho sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh những kết quả đáng ghi
nhận, du lịch Tiền Giang đã và đang bộc lộ những hạn chế trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế như: đang mất dần vị thế dẫn đầu về
thu hút khách quốc tế; phát triển du lịch chưa thực sự tạo được nhiều
việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng; phát triển du lịch chưa thực
sự trở thành động lực để kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh
tế. Những hạn chế này là do chất lượng du lịch không được nâng lên,
chậm đổi mới các loại hình dịch vụ du lịch, chưa khai thác hết tiềm
năng hiện có để tạo nên sản phẩm đặc thù của địa phương, môi
trường phát triển du lịch chưa thực sự có tính cạnh tranh, thiếu sự
liên kết phát triển với các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long,
nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu… Đặc biệt, lợi thế về địa
kinh tế của Tiền Giang bị ảnh hưởng do tốc độ phát triển cơ sở hạ

tầng, nhất là giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long phát
triển mạnh mẽ.
Từ những nhận diện về những thách thức của quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế mang lại cũng như vai trò của du lịch trong phát
triển kinh tế xã hội của Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ X nên
nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Giải pháp phát triển du lịch Tiền
Giang trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu luận án
tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu: góp phần đẩy mạnh phát triển du
lịch Tiền Giang trong bối cảnh HNKTQT.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) tổng quan những vấn đề lý luận
và thực tiễn về phát triển du lịch cấp tỉnh trong hội nhập kinh tế quốc
tế; (2) phân tích, đánh giá hiện trạng du lịch Tiền Giang trong hội
nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010-2015 dưới góc độ tiếp cận
chuyên ngành kinh tế chính trị; (3) giải pháp phát triển du lịch tỉnh
Tiền Giang trong hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch
cấp tỉnh trong hội nhập kinh tế quốc tế và du lịch tỉnh Tiền Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Về không gian: trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
3.2.2. Về thời gian: từ năm 2010 đến năm 2015, định hướng
tới năm 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận: Đứng trên góc độ kinh tế chính trị để
vận dụng và phân tích các nội dung có liên quan đến luận án. Vận
dụng lý luận kinh tế chính trị Mác – Lênin trong thời kỳ quá độ lên

nguon tai.lieu . vn