Xem mẫu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 2 tính khả thi nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam. Trên thế giới, các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) được hình thành từ rất sớm và phổ biến ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển. Đi đầu là lĩnh vực tài chính ngân hàng của Mỹ, sau đó là Châu Âu, Châu Mỹ La Tinh và cuối cùng là các quốc gia tại khu vực Châu Á. Việt Nam sau gần 30 cải cách kinh tế, có thể thấy đây là thời điểm nền kinh tế đang chuyển theo hướng chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển kinh tế mới (tính từ năm 2011). Hệ thống các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam (TCNH) trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, có góp lớn cho quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên, các tổ chức này cũng bộc lộ một số bất cập như vốn điều lệ và thanh khoản thấp, nợ xấu tăng cao, quản trị yếu kém, nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cần phải cấu trúc, tổ chức lại các tổ chức đặc biệt là các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty chứng khoán (CTCK) và công ty bảo hiểm (CTBH). Hoạt động mua bán và sáp nhập đem lại nhiều lợi ích đối với các tổ chức tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, hoạt động - Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Phân tích thực trạng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam Đánh giá thực trạng phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam thông qua sự gia tăng về số lượng, giá trị và chất lượng của các thương vụ trong ngành tài chính ngân hàng Việt Nam Đánh giá sự ảnh hưởng của hoạt động mua bán và sáp nhập tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tài chính Dự báo triển vọng phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam Đề xuất và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu mua bán và sáp nhập mới chỉ thực sự phát triển tại Việt Nam trong 7 năm trở lại đây, do vậy nó còn khá mới cả về thực tiễn lẫn lý luận. Một số nghiên cứu gần đây mới dừng lại ở việc giải quyết một số khía cạnh, nội dung nhất định, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu, có tính chất hệ thống cho toàn lĩnh vực tài chính ngân hàng tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam” để làm đề tài cho luận án của mình. - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động mua bán và sáp nhập và tình hình phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam trong ba nhóm tổ chức tài chính trung gian là Ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2007 đến năm 2013. Các đề xuất và khuyến nghị đến năm 2020. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị có 4. Đóng góp của luận án Tác giả lựa chọn cách tiếp cận hoạt động mua bán và sáp nhập trên 3 phạm vi cả 3 loại hình tổ chức tài chính trung gian của lĩnh vực tài chính là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm. Luận án đánh giá 25 chỉ tiêu tài chỉnh của 22 tổ chức để phân tích, đánh giá và cho thấy có sự tác động tích cực của hoạt động mua bán và sáp nhập tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau thương vụ mua bán. Tác giả luận án thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi để thấy có mối liên hệ giữa tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tác giả vận dụng mô hình hồi quy định lượng Probit để tiến hành đánh giá và chứng minh hoạt động mua bán và sáp nhập có ảnh hưởng tích cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tài chính. Tác giả đánh giá thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập và sự phát triển của hoạt động này trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007 đến 2013. Từ đó, đưa ra đề xuất và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đến năm 2020. 5. Cấu trúc của luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, các danh mục, Luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận án Chương 2. Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Chương 3. Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam Chương 4. Một số nhóm đề xuất và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt 4 động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam đến năm 2020. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Việt Nam gần đây đã có một số tác giả nghiên cứu về hoạt động mua bán và sáp nhập tuy nhiên số lượng không nhiều và chỉ tập trung vào một số khía cạnh nhất định. Do vậy, nghiên cứu hoạt động này và sự phát triển của nó trong toàn bộ lĩnh vực tài chính ngân hàng, cụ thể cho 3 nhóm tổ chức là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm là một vấn đề mới. Luận án đã nghiên cứu 12 công trình trong nước và một số công trình tiêu biểu như: Nghiên cứu của Trần Ái Phương (2008) “Giải pháp thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng theo định hướng hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng tại Việt Nam” đánh giá hoạt động mua bán và sáp nhập là cơ hội cho các ngân hàng gia tăng lợi nhuận, hình thành các nguồn thu nhập mới, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, giúp tổ chức xây dựng và phát triển chiến lược quảng bá thương hiệu, nâng cao lợi thế kinh tế theo quy mô và đạt được những lợi thế kinh tế từ các cơ hội. Nghiên cứu của Vương Hoàng Quân, Trần Trí Dũng và Nguyễn Thị Châu Hà (2009) “Thị trường mua bán và sáp nhập trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam”. Nghiên cứu đi sâu vào tình hình M&A ở Việt Nam liên quan tới số lượng và giá trị thương vụ, một số hạn chế và phân tích nguyên nhân. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các khía cạnh cơ bản nhất, chưa đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nghiên cứu của Harry Hoan Tran CFA và Thuan Nguyen FCCA, “Tái 5 cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam theo hướng nào?” cho rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện đang đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng như chất lượng tài sản kém, khó khăn về thanh khoản, chất lượng lợi nhuận thấp, yếu kém về quản trị và về quản lý rủi ro. Điểm hạn chế của 6 sáp nhập đóng vai trò giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn so với đối thủ cạnh tranh và hạn chế khả năng doanh nghiệp không thể tạo ra lợi tức cho cổ đông hay buộc phải tuyên bố phá sản. Nghiên cứu của Robert G. Eccles và Thomas C. Willson (2005) nghiên cứu là dừng lại ở việc nêu lên tình hình thực tế hoạt động tại một số “Valuation Security Analysis for Investment and Corporate Finance” về ngân hàng Việt Nam mà không bao quát toàn bộ ngành tài chính. 1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Hoạt động mua bán và sáp nhập khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là các thương vụ trong ngành tài chính. Luận án nghiên cứu 18 công trình, một số nghiên cứu tiêu biểu trong đó: vấn đề định giá doanh nghiệp trong đó có đề cập tới giá trị cộng hưởng mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động mua bán và sáp nhập. Nghiên cứu này đã thống kê và chỉ ra cơ sở tạo nên giá trị cộng hưởng của một thương vụ M&A, hay cách xác định giá trị cộng hưởng doanh nghiệp có được từ M&A. Nghiên cứu của Stevens, K.L., (1973) “Financial Factors in Mergers Nghiên cứu của Jefferson Wells (2009) “Mergers & Acquistions: and Acquisitions” phân tích định lượng một số yếu tố tài chính ảnh hưởng tới quyết định thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập của doanh nghiệp với mô hình 7 biến độc lập là (1) Mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp, (2) Quy mô vốn doanh nghiệp, (3) Lợi nhuận của doanh nghiệp, (4) Đòn bẩy tài chính, (5) Chính sách cổ tức, (6) Tính thanh khoản của cổ phiếu, (7) Quy mô của thị trường chứng khoán. Theo mô hình, tác giả khẳng định lợi nhuận và quy mô vốn ảnh hưởng lớn nhất tới việc thực hiện M&A của doanh nghiệp. Nghiên cứu của nhóm tác giả Neter, J và Wasserman (1974) “Applied Liner Statistical Models in banking and finance merger” đưa ra mô hình dự đoán xác suất xảy ra thương vụ mua bán và sáp nhập trong tổ chức tài chính ngân hàng trên cơ sở đánh giá các biến tài chính độc lập tác động tới khả năng tổ chức tài chính sẽ thực hiện M&A. Nghiên cứu của Neely Walter (1987) với tiêu đề “Banking Acquisitions: Acquirer and Target Shareholder Return” khẳng định các ngân hàng cần sự tăng trưởng trong chu kỳ kinh doanh để duy trì và tăng thị phần, tạo ra lợi thế kinh tế và đem lợi tức cho các cổ đông. Trong quá trình đó, mua bán và Turning your vision into reality” thực hiện phân tích sâu về thực tế các thương vụ M&A trên thế giới. Những nghiên cứu trên đa phần xoay quanh các khía cạnh khác nhau của hoạt động mua bán và sáp nhập tại các tổ chức tài chính. Đây là nhưng kinh nghiệm quý báu thực hiện các thương vụ trên thế giới và luận án sẽ kế thừa về mặt lý luận và thực tiễn. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu tổng thể hoạt động mua bán và sáp nhập trong các tổ chức tài chính ngân hàng, trong đó M&A là giải pháp tài chính quan trọng góp phần cải thiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tài chính. 1.3.2. Hệ thống dữ liệu * Dữ liệu thứ cấp: các báo cáo tài chính đã kiểm toán và số liệu từ các tổ chức tài chính có uy tín trên thị trường. * Dữ liệu sơ cấp: Sử dụng phiếu điều tra khảo sát 833 cán bộ công tác trong lĩnh vực dịch vụ tài chính thu thập từ 01/06/2012 đến 31/12/2013. 7 1.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu Khảo sát lấy ý kiến của 833 cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ tài chính tại 34 ngân hàng và các chi nhánh, 16 công ty chứng khoán, 7 công ty bảo hiểm, 10 công ty tài chính và 23 các tổ chức liên quan tới lĩnh vực tài chính. 1.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế, phương pháp nghiên cứu so sánh và phương pháp logic, phương pháp phân tích theo cấu trúc logic của các tài liệu thu thập được, phương pháp điều tra, thống kê, mô hình hóa và phương pháp kiểm định thống kê toán. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 2.1. Tổng quan về lĩnh vực tài chính ngân hàng 2.1.1. Lĩnh vực tài chính ngân hàng Lĩnh vực tài chính ngân hàng được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế, với những hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng, thanh toán, huy động vốn... 2.1.2. Một số tổ chức tài chính trung gian NHTM là tổ chức tài chính trung gian nhận tiền ký thác để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh khác… Công ty chứng khoán là một trong những tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Công ty bảo hiểm là tổ chức có nhiệm vụ thanh toán, chi trả một khoản tiền bồi thường cho những rủi ro, tổn thất xảy ra với đối tượng được bảo hiểm. 2.2. Hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng 2.2.1. Khái niệm hoạt động mua bán và sáp nhập 8 Sáp nhập – Hợp nhất là hai hoặc một số doanh nghiệp cùng thỏa thuận với nhau nhằm chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu để hình thành một doanh nghiệp mới, với tên gọi mới và chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp cũ. Mua lại chỉ một doanh nghiệp thực hiện mua lại hoặc thôn tính một doanh nghiệp khác và không hình thành nên một pháp nhân mới. Điểm chung của hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại là tạo cho doanh nghiệp mới hình thành giá trị lớn hơn nhiều lần giá trị riêng lẻ của một doanh nghiệp ban đầu. 2.2.2. Hình thức mua bán và sáp nhập Có nhiều căn cứ để phân loại hình thức mua bán và sáp nhập như chức năng, chủ thể tham gia, mục đích thương vụ, góc độ tài chính, tính chất, và phạm vi lãnh thổ. 2.2.3. Phương thức thực hiện mua bán và sáp nhập Một số phương thức thực hiện hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp là phương thức chào thầu, phương thức thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành, phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn, phương thức mua lại tài sản của doanh nghiệp, và phương thức thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 2.2.4. Quy trình thực hiện mua bán và sáp nhập * Quy trình mua bán và sáp nhập được chia thành 6 bước: (1) Đánh giá ban đầu tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, (2) Đề xuất phương án sáp nhập, (3) Thỏa thuận hợp tác chính thức, (4) Định giá và xác định giá trị doanh nghiệp, (5) Ký kết và thực hiện hợp đồng, và (6) Giải quyết vấn đề hậu sáp nhập. * Xác định giá trị doanh nghiệp trong mua bán và sáp nhập Giá trị doanh nghiệp khi tiến hành mua bán, sáp nhập được tính theo giá trị cộng hưởng và giá trị thực. 9 Giá trị cộng hưởng được tính toán, xem xét trên cơ sở 5 tiêu chí là cải thiện doanh thu, tích kiệm chi phí, cải tiến quy trình hoạt động, đem lại các lợi ích về tài chính và thuế. Giá trị thực được tính theo nhiều phương pháp theo từng trường hợp cụ thể như định giá theo giá trị nội tại/ định giá theo tài sản, định giá theo khả năng sinh lời, và định giá theo hệ số giá trên thu nhập. 2.3. Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng 2.3.1. Khái niệm phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập Phát triển của hoạt động mua bán là khái niệm đo lường sự tăng lên về 10 đang phát triển. Ngược lại nếu các chỉ tiêu tăng trưởng tuyệt đối và tương đối của hoạt động mua bán và sáp nhập kỳ sau thấp hơn kỳ trước, chứng tỏ có sự giảm sút về số lượng của các thương vụ khi so sánh hai thời kỳ với nhau. Chỉ tiêu về chất lượng thương vụ: chỉ tiêu này thể hiện qua giá trị cộng hưởng mà các doanh nghiệp mong muốn có được từ thương vụ mua bán và sáp nhập. Nó thể hiện thông qua năng lực tài chính của doanh nghiệp giai đoạn sau mua bán sáp nhập so với giai đoạn trước mua bán. 2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua bán và sáp nhập lĩnh vực tài chính ngân hàng số lượng, giá trị và chất lượng của các thương vụ mua bán. 2.4.1. Nhân tố ngoài doanh nghiệp: môi trường thể chế, pháp luật, môi 2.3.2. Sự cần thiết phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Đối với nền kinh tế, phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập góp phần tăng mức độ năng động của thị trường tài chính, tạo cơ sở phát triển của nhiều ngành dịch vụ hỗ trợ, nhà nước thu được một khoản ngân sách, tạo kênh huy động nguồn lực nước ngoài, là giải pháp quan trọng trong tái cấu trúc nền kinh tế và tài chính quốc gia. Đối với doanh nghiệp, hoạt động mua bán và sáp nhập tạo nền tảng để doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiết kiệm chi phí marketing, tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, tích tụ nguồn vốn tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhận chuyển giao kỹ thuật, trình độ quản lý, và thực hiện chiến lược dịch chuyển chuỗi giá trị. 2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Chỉ tiêu về số lượng và giá trị thương vụ:Chỉ tiêu số lượng và giá trị được tính tương đối hoặc tuyệt đối. Nếu số liệu được tính toán thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước, điều đó chứng tỏ hoạt động mua bán và sáp nhập trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội, và môi trường kỹ thuật, công nghệ tài chính ngân hàng. 2.4.2. Nhân tố thuộc doanh nghiệp: năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, và năng lực quản trị rủi ro. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM 3.1. Khái quát về lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể chia ra thành bốn giai đoạn gồm thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ miền Bắc Việt Nam 1954-1975, thời kỳ miền Nam Việt Nam 1954-1975 và thời kỳ từ sau thống nhất đất nước 1975 đến nay. Thị trường chứng khoán tại Việt Nam đã manh nha hình thành từ năm 1993 với việc thành lập ban nghiên cứu và phát triển thị trường vốn, thành lập ủy ban chứng khoán nhà nước (1999), khai trương trung tâm giao dịch chứng khoán (2000), đưa ủy ban chứng khoán Nhà nước trực thuộc bộ tài ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn