Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN CƯỜNG

ĐA DẠNG HÓA VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02

HÀ NỘI - 2017

Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. An Như Hải

Phản biện 1: ................................................................
.................................................................

Phản biện 2: ................................................................
................................................................

Phản biện 2: ................................................................
................................................................

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi.......giờ......, ngày.....tháng...... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế đòi hỏi nước ta phải phát triển mạnh mẽ hệ thống hạ tầng giao thông
đường bộ (GTĐB). Tuy những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự
quan tâm rất lớn đầu tư phát triển GTĐB, đã bước đầu thực hiện đa dạng
hóa nguồn vốn và hình thức đầu tư, nhưng kết quả chưa được như mong
muốn, còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ và kém tính kết nối... Tính đến
cuối năm 2015, cả nước có gần 20.000 km đường quốc lộ, nhưng chỉ có
47% số km là đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và trung bình, còn lại 53%
là đường cấp thấp. Không ít công trình GTĐB chậm tiến độ, kém chất
lượng, chi phí cao... cản trở sự phát triển. Tuy Nhà nước đã ban hành cơ
chế, chính sách khuyến khích đầu tư của xã hội vào phát triển, nhưng chưa
tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ trách nhiệm của các doanh nghiệp
và toàn xã hội. Nhiều bức xúc chưa được giải quyết. Thiếu vốn đầu tư cho
phát triển GTĐB đang là vấn đề nan giải.
Để góp phần vào giải quyết vấn đề, từ thực tiễn hoạt động quản lý
trong lĩnh vực GTĐB, tác giả lựa chọn đề tài: “Đa dạng hóa vốn đầu tư
xây dựng đường bộ ở Việt Nam” để nghiên cứu làm Luận án tiến sĩ chuyên
ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn
một số nước về đa dạng hóa (ĐDH) vốn đầu tư xây dựng đường bộ
(XDĐB), để phân tích, đánh giá thực trạng ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt
Nam từ năm 2011 đến nay, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy
phát triển nguồn vốn đầu tư này góp phần nâng cao năng lực và hiện đại
hóa hệ thống GTĐB Việt Nam đến năm 2025.

2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu nhập tài liệu để hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý
luận về ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam.
- Tìm hiểu kinh nghiệm thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB của một
số nước, rút ra bài học để Việt Nam có thể tham khảo.
- Tổng kết, phân tích và đánh giá thực trạng ĐDH vốn đầu tư XDĐB
ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy ĐDH vốn đầu tư
XDĐB ở Việt Nam đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm, cơ chế, chính sách và hình thức thực hiện ĐDH vốn đầu tư
XDĐB ở Việt Nam. Chủ thể tham gia ĐDH thuộc các thành phần kinh tế
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bao gồm các nhà
đầu tư là thuộc khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà nước (chủ tư nhân,
công ty cổ phần... trong và ngoài nước) hoạt động tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu tính quy luật, sự cần thiết, các hình thức,
nguyên tắc và điều kiện thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam gắn
với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Về không gian: Các dự án XDĐB do Trung ương mà trực tiếp là Bộ
GTVT quản lý trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm các tuyến quốc lộ và đường
cao tốc (việc nghiên cứu ĐDH vốn đầu tư XDĐB do các cấp tỉnh, huyện,
xã chỉ có tính bổ trợ).
- Về thời gian: Phân tích và đánh giá thực trạng ĐDH vốn đầu tư
XDĐB giai đoạn từ năm 2011 đến nay (2016). Phạm vi thời gian để đề
xuất quan điểm và giải pháp dự kiến đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Tác giả luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong học thuyết

3

Mác - Lênin để xem xét, xác định lý luận về ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở
Việt Nam. Các nghiên cứu chính sách, đánh giá thực tiễn còn dựa trên nền
tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng
sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu
lý luận gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp hệ
thống, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phân tích và tổng hợp.
Thu thập tài liệu trên các báo cáo của Tổng cục quản lý đường bộ
Việt Nam và các thông tin chính thức về đối tượng nghiên cứu; phương
pháp tổng kết thực tiễn rút ra từ những tư liệu, số liệu thống kê của các cơ
quan nhà nước để đánh giá thực trạng ĐDH vốn đầu tư XDĐB Việt Nam,
làm rõ kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Tác giả luận án còn sử dụng ở mức độ hạn chế phương pháp phân tích dự
báo và có tham khảo một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học.
5. Những điểm mới trong luận án
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về ĐDH vốn đầu tư XDĐB gắn
với đặc điểm, điều kiện thực tế của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực, hiện
đại hóa hệ thống GTĐB tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới.
- Tổng kết và đánh giá thực trạng ĐDH vốn đầu tư XDĐB Việt Nam
giai đoạn từ năm 2011 đến nay (2016), kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy ĐDH vốn đầu tư
XDĐB ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2025.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của
tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.

nguon tai.lieu . vn