Xem mẫu

1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Trong quá trình hội nhập quốc tế, đối ngoại kinh tế (ĐNKT) được coi là ưu tiên hàng đầu trong ba trụ cột chính của công tác đối ngoại nhằm phục vụ phát triển kinh tế, góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển, đưa quan hệ giữa Việt Nam với thế giới đi vào chiều sâu, hỗ trợ các ngành, địa phương và doanh nghiệp trong mở rộng thị trường sản phẩm và dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài và khoa học công nghệ, vận động viện trợ, bảo vệ lợi ích doanh nghiệp và cộng đồng người Việt Nan ở nước ngoài, huy động nguồn lực kiều bào cho phát triển kinh tế đất nước. Có nhiều nhân tố tác động đến phát triển của ĐNKT, trong đó chính sách của chính quyền trung ương cũng như địa phương giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thời gian qua, Thủ đô Hà Nội đã đi tiên phong trong thực thi chính sách đối ngoại kinh tế (CSĐNKT) của Đảng và Nhà nước, đồng thời chủ động đưa các chính sách phù hợp với hoàn cảnh địa phương vào thực tế. Nhờ đó, hoạt động ĐNKT của Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực vào việc nâng cao vị thế kinh tế của Thủ đô trên thế giới, tạo điều kiện để kinh tế đối ngoại ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động ĐNKT của Hà Nội vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, nguyên nhân chủ yếu là do CSĐNKT của chính quyền Hà Nội còn nhiều hạn chế từ nội dung chính sách đến tổ chức thực thi chính sách. Do đó cần có sự phân tích, đánh giá CSĐNKT đang thực thi ở Hà Nội để hoàn thiện chính sách cũng như quá trình tổ chức thực thi nhằm nâng cao vai trò của ĐNKT trong phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài: "Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập - nghiên cứu tại Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Đã có những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực ĐNKT. Tuy nhiên, còn thiếu các nghiên cứu sâu về ĐNKT và CSĐNKT cấp địa phương, đặc biệt là CSĐNKT của Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh mở rộng địa giới và hội nhập quốc tế sâu rộng, nhất là trong điều kiện thế giới diễn ra khủng hoảng và suy thoái kinh tế kéo dài, nẩy sinh các xung đột tranh chấp địa chính trị trên thế giới và trong khu vực. Do vậy, luận án sẽ bổ xung các khoảng trống bằng việc nghiên cứu sâu về CSĐNKT cấp địa phương - Thủ đô Hà Nội với nội dung chính sách và tổ chức thực thi chính sách trong bối cảnh, thời cơ và thách thức phát triển mới. Đề xuất với Chính quyền Hà Nội các giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách và tổ chức thực thi chính sách đối ngoại kinh tế nhằm nâng cao mạnh mẽ vai trò của đối ngoại kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội thủ đô. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về CSĐNKT; xây dựng khung lý thuyết cho phân tích, đánh giá, hoàn thiện chính sách và tổ chức thực thi CSĐNKT cấp địa phương. - Phân tích thực trạng chính sách và tổ chức thực thi CSĐNKT của Thủ đô Hà Nội; xác định những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực thi CSĐNKT của Thủ đô Hà Nội đến 2020. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là nội dung chính sách và tổ chức thực thi CSĐNKT của chính quyền địa phương và Thủ đô Hà Nội. 4.2. Về nội dung nghiên cứu - Chính sách đối ngoại kinh tế được nghiên cứu theo cách tiếp cận hướng tới mục tiêu của ĐNKT, với năm chính sách cơ bản: chính sách tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và dịch vụ, chính sách vận động thu hút đầu tư và viện trợ, chính sách hợp tác khoa học và công nghệ, chính sách thu hút kiều bào tham gia xây dựng Thủ đô. - Tổ chức thực thi CSĐNKT được xem xét theo quá trình tổ chức thực thi chính sách với các nội dung cơ bản của chuẩn bị triển khai, chỉ đạo thực hiện và giám sát, đánh giá sự thực hiện chính sách. 4.3. Về không gian Nghiên cứu chính sách đối ngoại kinh tế của Chính quyền Hà Nội được thực thi cả ở trong nước và nước ngoài. 4.4. Về thời gian - Nghiên cứu đặt trong bối cảnh Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính và Việt Nam ra nhập WTO (2008 - 2014). - Các giải pháp chính sách và kiến nghị đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp tiếp cận: Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống, liên ngành và phát triển bền vững làm phương pháp luận nghiên cứu xuyên suốt toàn bộ công trình. 3 5.2. Khung nghiên cứu chính sách đối ngoại kinh tế cấp địa phương 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách đối ngoại kinh Các nhân tố ảnh hưởng tới CSĐNKT cấp địa phương - Bối cảnh quốc tế - Bối cảnh quốc gia - Bối cảnh địa phương Chính sách đối ngoại kinh tế - Các CSĐNKT theo cách tiếp cận tới mục tiêu của ĐNKT - Quá trình tổ chức thực thi Mục tiêu CSĐNKT - Mục đích - Mục tiêu của CSĐNKT - Mục tiêu của các chính tế trong hội nhập. Chương 2: Phân tích thực trạng chính sách đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội giai đoạn hội nhập. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà CSĐNKT sách bộ phận Nội đến năm 2020. Hình 1. Khung nghiên cứu CSĐNKT cấp địa phương 5.3. Phương pháp thu thập dữ liệu: Luận án sử dụng kết hợp phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính để có thông tin cần thiết. Luận án thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua 500 phiếu điều tra gửi đến các nhà quản lý và công chức thực hiện hoạt động ĐNKT, các doanh nghiệp tham gia vào kinh tế đối ngoại và các chuyên gia, để đánh giá nhận thức và tác động của CSĐNKT, làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của chính sách và tổ chức thực thi chính sách, cũng như các giải pháp hoàn thiện. 5.4. Phương pháp xử lý dữ liệu: Luận án đã vận dụng các kỹ thuật thống kê, ứng dụng phần mềm SPSS để xử lý các dữ liệu thu thập được. 6. Các đóng góp mới của luận án 6.1. Về lý luận - Luận án làm rõ các nội dung liên quan đến CSĐNKT như mục tiêu chính sách, các CSĐNKT cơ bản theo cách tiếp cận tới mục tiêu của ĐNKT; quá trình tổ chức thực thi CSĐNKT; các nhân tố ảnh hưởng tới CSĐNKT. - Rút ra bài học kinh nghiệm về CSĐNKT ở một số nước, vận dụng vào hoàn thiện chính sách và tổ chức thực thi CSĐNKT của Việt Nam và Hà Nội. 6.2. Về thực tiễn - Phân tích, đánh giá CSĐNKT của Hà Nội giai đoạn 2008-2014; chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, tổ chức thực thi chính sách và nguyên nhân các điểm yếu. - Khẳng định quan điểm hoàn thiện CSĐNKT của Hà Nội; đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và dịch vụ, chính sách thu hút đầu tư và viện trợ của nước ngoài, chính sách hợp tác về KHCN, chính sách thu hút kiều bào tham gia xây dựng đất nước; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi CSĐNKT; đưa ra kiến nghị để thực hiện các giải pháp thành công. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, luận án gồm 149 trang được trình bày trong 3 chương: CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KINH TẾ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 1.1. Đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập 1.1.1. Khái niệm đối ngoại kinh tế, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Luận án sử dụng hai thuật ngữ đối ngoại kinh tế và ngoại giao kinh tế với nghĩa tương đồng. Đối ngoại kinh tế được hiểu là hoạt động do nhà nước và các định chế công triển khai trong quan hệ quốc tế nhằm mục đích đóng góp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế đất nước, tạo dựng môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư và các nguồn lực bên ngoài, mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân. Đối ngoại kinh tế phân biệt với Kinh tế đối ngoại - lĩnh vực kinh tế đặc thù và có tính chuyên môn hóa cao, thể hiện phần tham gia của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới, bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ, di chuyển lao động quốc tế, các quan hệ tiền tệ và tín dụng quốc tế và các dịch vụ quốc tế khác. Đối ngoại kinh tế cũng có liên quan mật thiết với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. + Toàn cầu hóa kinh tế: Là quá trình tất yếu khách quan, phản ánh sự liên kết và trao đổi các hoạt động kinh tế, đầu tư, thương mại trên phạm vi toàn cầu gia tăng, kéo theo các dòng chảy tư bản, hàng hóa, công nghệ giữa các quốc gia; nhờ thế, hình thành nền kinh tế toàn cầu nhất thể hóa, với các bộ phận và chức năng riêng, nhưng có cơ cấu logic chặt chẽ, phụ thuộc và chế ước lẫn nhau. + Hội nhập kinh tế quốc tế: Được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nghĩa hẹp, coi hội nhập kinh tế quốc tế là sự chủ động tham gia của một nước vào các tổ chức quốc tế và khu vực; nghĩa rộng, coi hội nhập kinh tế quốc tế là sự mở cửa và tham gia theo lộ trình của một quốc gia vào mọi mặt của đời sống kinh tế quốc tế, tức tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Cả hai cách hiểu trên đều chưa đầy đủ. Luận án đề xuất cách tiếp cận phù hợp, sâu sắc, bản chất, là xem xét hội nhập như một quá 5 trình kinh tế - xã hội có tính hướng đích cao và bao gồm các biến đổi chất lượng kinh tế của quốc gia. Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu như là quá trình các nước chủ động tiến hành các hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm tăng cường sự gắn kết, hợp tác giữa họ với nhau dựa trên sự chia sẻ - phối hợp về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức kinh tế quốc tế. 1.1.2. Vai trò, chức năng của đối ngoại kinh tế Vai trò: (i) mở đường, (ii) tham mưu, (iii) hỗ trợ, (iv) đôn đốc thực hiện. Chức năng: (i) thông tin, cung cấp kiến thức, (ii) cung cấp tín hiệu, (iii) cải thiện tiếp cận thị trường. 1.1.3. Các hoạt động đối ngoại kinh tế cơ bản - Đề xuất đàm phán, ký kết các điều ước và thỏa thuận khung quốc tế. - Tham mưu cho chính phủ, các bộ ngành, địa phương về phát triển hợp tác kinh tế quốc tế. - Nghiên cứu chiến lược và cung cấp thông tin kinh tế về đối tác, thị trường, hàng hóa. - Thực hiện CSĐNKT của quốc gia, địa phương, các tổ chức quốc tế nhằm 6 những mục tiêu và lợi ích của quốc gia, các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. CSĐNKT gồm chính sách của trung ương và của cấp địa phương. 1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách đối ngoại kinh tế Mục tiêu chính sách đối ngoại kinh tế: Mục tiêu của CSĐNKT có thể được xác định với ba cấp độ: (1) mục đích của CSĐNKT, (2) mục tiêu chung của CSĐNKT, (3) mục tiêu của từng chính sách bộ phận (hình 2). Mục đích chính sách đối ngoại kinh tế - Thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng kinh tế - Đảm bảo an ninh kinh tế, tư vấn hỗ trợ - Tăng cường vị thế quốc gia và địa phương Mục tiêu chính sách đối ngoại kinh tế - Tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế - Hỗ trợ phát triển thương mại, dịch vụ đối ngoại - Thu hút đầu tư, viện trợ nước ngoài - Phát triển hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ - Vận động kiều bào tham gia phát triển kinh tế đất nước Củng cố và tăng cường môi trường và quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. - Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong tiếp cận thị trường và đối tác, xử lý tranh chấp thương mại. - Vận động thu hút nguồn vốn đầu tư, viện trợ, khoa học công nghệ. Mục tiêu CS tạo Mục tiêu CS dựng môi trường hỗ trợ phát triển quốc tế thuận lợi thương mại, dịch cho hợp tác phát vụ đối ngoại: Mục tiêu CS thu hút đầu tư và viện trợ nước ngoài: Mục tiêu CS hợp tác về KHCN: - Phát triển Mục tiêu CS vận động kiều bào tham gia phát triển kinh tế đất - Hỗ trợ cho kiều bào ở nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài, ổn định ở các nước sở tại và góp phần về tham gia phát triển quê hương đất nước. - Bảo vệ lợi ích của nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ở nước ngoài. 1.1.4. Phân cấp hoạt động đối ngoại kinh tế - Cấp độ quốc gia: đối ngoại kinh tế (chính là ngoại giao kinh tế) được thực hiện bởi các cơ quan của chính quyền trung ương với bộ ngoại giao là đầu mối, trung tâm điều phối. - Cấp độ địa phương: đối ngoại kinh tế được thực hiện bởi các cơ quan của chính quyền địa phương với sở ngoại vụ là đầu mối, trung tâm phối hợp. 1.2. Chính sách đối ngoại kinh tế 1.2.1. Khái niệm chính sách đối ngoại kinh tế triển kinh tế: - Phát triển mạng lưới và tiếp cận thị trường - Quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia - Tăng cường quan hệ song phương và đa phương - Ký kết các thỏa thuận khung và cam kết quốc tế - Phát triển ngoại thương - Giới thiệu quảng bá hàng hóa, dịch vụ; thu hút khách du lịch quốc tế - Bảo vệ lợi ích DN, bảo vệ thị trường XK - Tư vấn, hỗ trợ cho DN và nhân dân tìm kiếm thị trường, giải quyết tranh chấp quốc tế - Vận động đầu tư, viện trợ quốc tế - Tư vấn giúp đỡ nhà đầu tư tiếp cận thị trường nội địa - Thông tin, quảng bá tiềm năng đất nước - Hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài xử lý vướng mắc hợp tác KHCN - Thông tin, tư vấn KHCN - Hỗ trợ chuyển giao KHCN - Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch nước: - Vận động sự đóng góp của kiều bào - Hỗ trợ kiều bào tại nước sở tại - Thúc đẩy lập Hội kiều bào, Câu lạc bộ kiều bào, Câu lạc bộ doanh nhân, trí thức Việt kiều - Tuyên truyền chính sách, môi trường đầu tư trong nước Luận án đề xuất khái niệm: Chính sách đối ngoại kinh tế là tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ được nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng có liên quan trong lĩnh vực ĐNKT, phù hợp với quy luật khách quan, nhằm đạt được Hình 2: Cây mục tiêu chính sách đối ngoại kinh tế Tiêu chí đánh giá chính sách đối ngoại kinh tế: Luận án áp dụng cách tiếp cận hướng tới kết quả để đánh giá CSĐNKT với hai nhóm tiêu chí: 7 - Đánh giá đầu ra của CSĐNKT: Thiết lập được mạng lưới ĐNKT sâu rộng; các sáng kiến, thỏa thuận, hiệp định giúp giảm rào cản thương mại và đầu tư, các thỏa thuận, chương trình hợp tác song phương, đa phương; tạo môi trường tiếp cận thị trường cho các chủ thể kinh tế đối ngoại; cung cấp được thông tin, tư vấn cho các tổ chức và doanh nghiệp; nâng cao vị thế quốc gia, địa phương, doanh nghiệp. - Đánh giá tác động của CSĐNKT: Thúc đẩy tự do hóa thương mại; tác động lên xuất nhập khẩu, thu hút khách du lịch quốc tế; tác động lên thu hút đầu tư nước ngoài và viện trợ; tác động lên hợp tác khoa học, công nghệ; tác động lên đóng góp của kiều bào v.v... 1.2.3. Các bộ phận cơ bản của chính sách đối ngoại kinh tế Các bộ phận của CSĐNKT có thể được phân định theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Luận án tập trung nghiên cứu CSĐNKT theo cách tiếp cận hướng tới mục tiêu của ĐNKT, với năm chính sách cơ bản: (i) chính sách tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế; (ii) chính sách hỗ trợ phát triển thương mại, dịch vụ đối ngoại; (iii) chính sách thu hút đầu tư và viện trợ nước ngoài; (iv) chính sách hợp tác quốc tế về KHCN; (v) chính sách vận động kiều bào tham gia phát triển kinh tế đất nước. 1.2.4. Tổ chức thực thi chính sách đối ngoại kinh tế Tổ chức thực thi CSĐNKT cấp địa phương được hiểu là quá trình triển khai các CSĐNKT thông qua hoạt động có tổ chức của bộ máy chính quyền địa phương nhằm nhận được những kết quả thực tế, hướng tới các mục tiêu chính sách. Tổ chức thực thi CSĐNKT cấp địa phương là quá trình liên tục, bao gồm các giai đoạn: (1) Chuẩn bị triển khai CSĐNKT; (2) Tổ chức triển khai CSĐNKT thông qua các kênh truyền tải; (3) Giám sát, đánh giá sự thực hiện CSĐNKT. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại kinh tế cấp địa phương Luận án đã chỉ ra nhóm nhân tố cơ bản hay cấp độ có ảnh hưởng tới nội dung và quá trình tổ chức thực thi CSĐNKT. Nhân tố bên ngoài: bối cảnh quốc tế, tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ. Nhân tố bên trong: Quan điểm, chính sách của đảng, nhà nước cầm quyền; tình hình kinh tế - xã hội trong nước; năng lực khoa học - công nghệ quốc gia. Đối với CSĐNKT địa phương, còn có các nhân tố trình độ phát triển kinh tế -xã hội địa phương; quan điểm và sự quyết tâm của lãnh đạo địa phương phát triển ĐNKT; năng lực hoạch định chính sách phù hợp với hoàn cảnh địa phương; sự ủng hộ của các tổ chức thực hiện ĐNKT nhân dân, đặc biệt là doanh nghiệp đối với ĐNKT. 8 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách đối ngoại kinh tế Qua nghiên cứu CSĐNKT được thực hiện ở một số nước và thủ đô các nước như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, tác giả đã rút ra các bài học kinh nghiệm cho hoàn thiện CSĐNKT của Thủ đô Hà Nội, đó là: - CSĐNKT cần tập trung phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế để mở đường cho quan hệ kinh tế; hỗ trợ phát triển kinh tế đối ngoại trên cơ sở phát huy thế mạnh của quốc gia, địa phương, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu; nỗ lực nâng cấp trong chuỗi giá trị quốc tế. - Mở cửa, đa phương hóa có trọng tâm trọng điểm, lựa chọn khu vực và đối tác, duy trì cân bằng các lợi ích và các lực lượng đối trọng quốc tế. - Đồng bộ hóa các biện pháp, công cụ đối ngoại kinh tế, phối hợp các cấp các ngành, sự đồng thuận của doanh nghiệp và người dân. - Chú trọng thu hút kiều bào về vốn, tri thức và khoa học công nghệ. - Singapore có quyết tâm chính trị cao, chính sách ĐNKT rộng mở, đạt được thành tựu ấn tượng; Trong khi Trung Quốc và Thái Lan thiếu sự nhất quán, quyết tâm chính trị, đang đối diện với bẫy thu nhập trung bình và phát triển thiếu bền vững. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KINH TẾ CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP 2.1. Chính sách đối ngoại kinh tế của Việt Nam giai đoạn hội nhập 2.1.1. Đường lối đổi mới và chính sách đối ngoại kinh tế của Việt Nam Đường lối đổi mới, chính sách đối ngoại nói chung, CSĐNKT của Việt Nam được nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (1986). Các Đại hội Đảng và văn bản tiếp theo phát triển sâu sắc thêm đường lối đổi mới về ĐNKT: Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế (2001); Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên WTO (2007); Chỉ thị 41-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (2010); Kết luận số 16-KL/TƯ ngày 14-2-2012 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế (2013) v.v. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành các văn bản pháp luật và tạo khung pháp lý cho triển khai CSĐNKT như: Quyết định 31/1998/QĐ-TTg về thành lập Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế; Luật 9 33/2009/QH12 về cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài; Nghị định 08/2003/NĐ-CP về hoạt động của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế; Quyết định 195/2003/QĐ-TTg thành lập Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế; Chỉ thị 01/CT-BTNG của Bộ Ngoại giao (2007) về các biện pháp đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; Thông tư 42/TT-BTC của Bộ Tài chính (2011) quy định chế độ quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế; Quyết định 596/2014/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo QG về hội nhập quốc tế v.v. Mục tiêu CSĐNKT của Việt Nam: Chủ động tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Quan điểm chỉ đạo: Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên trong hoạt động ngoại giao; ngoại giao kinh tế phải bám sát chủ trương, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, gắn kết chính trị - ngoại giao với kinh tế; phát huy tối đa quan hệ chính trị thuận lợi và lợi thế ngoại giao phục vụ phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; ngoại giao kinh tế là công cụ hữu hiệu đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, xác lập vị thế của Việt Nam trên tầm cao mới trong kinh tế thế giới và cộng đồng quốc tế. Nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại kinh tế: - Xây dựng chiến lược về quan hệ kinh tế với các nước, gắn kết quan hệ kinh tế với quan hệ chính trị, tạo lợi ích đan xen với các đối tác nhằm đảm bảo các diễn đàn đa phương để vừa hợp tác giải quyết các vấn đề chung của khu vực và toàn cầu, vừa tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế, đồng thời không ngừng nâng cao vị thế của đất nước và tích cực đóng góp hình thành trật tự kinh tế thế giới mới. - Các cấp, các ngành, các địa phương chủ động đưa các nội dung kinh tế vào hoạt động đối ngoại. - Các tổ chức tham gia thực hiện công tác ĐNKT, đặc biệt là ngành ngoại giao, công thương, kế hoạch-đầu tư, nông nghiệp-phát triển nông thôn, tăng cường phối hợp, tích cực hỗ trợ các ngành, các địa phương và doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại. - Xây dựng đồng bộ bộ máy thực hiện ĐNKT ở cả cấp trung ương và địa phương. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ, các nguồn lực cần thiết phục vụ cho hoạt động ngoại giao kinh tế. - Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện các hoạt động ĐNKT. - Đẩy mạnh nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để đóng góp vào việc xây dựng chính sách, pháp luật cho phát triển ĐNKT. 10 2.1.2. Thực thi chính sách đối ngoại kinh tế của Việt Nam - Mạng lưới các cơ quan đại diện của Việt Nam trải khắp các châu lục. - ĐNKT đã góp phần to lớn quảng bá hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài, để cộng đồng quốc tế biết đến Việt Nam nhiều hơn và lựa chọn Việt Nam làm địa điểm để đầu tư, điểm đến du lịch và phát triển các quan hệ thương mại. - ĐNKT đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc khai phá thị trường, hỗ trợ, “bôi trơn” cho các hoạt động kinh tế đối ngoại của các ngành chuyên môn, các địa phương và doanh nghiệp. - ĐNKT có vai trò quan trọng trong tăng cường thu hút nguồn lực kiều bào vào phát triển đất nước. 2.2. Chính sách đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội giai đoạn hội nhập 2.2.1. Giới thiệu chung về Thủ đô Hà Nội Luận án đã phân tích những yếu tố cơ bản tạo cơ hội cho hoạt động ĐNKT của Hà Nội như: quy mô địa giới hành chính và dân số; vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa với tư cách là thủ đô của đất nước; sự phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực được đào tạo, tiềm lực khoa học - công nghệ và cơ sở hạ tầng. Luận án cũng khẳng định những thách thức mà Hà Nội phải đối mặt có ảnh hưởng đến ĐNKT như: tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và kém hiệu quả; các vấn đề xã hội; ô nhiễm môi trường gia tăng; đô thị hóa quá nóng. 2.2.2. Thực thi chính sách đối ngoại kinh tế của Thủ đô Hà Nội 2.2.2.1. Các đặc trưng và mục tiêu của CSĐNKT Hà Nội Các đặc trưng cơ bản trong CSĐNKT: Thứ nhất, với tư cách là Thủ đô, Hà Nội có chính sách triệt để tận dụng các thành tựu của ĐNKT được thực hiện bởi bộ máy ĐNKT Việt Nam. Thứ hai, Hà Nội đi tiên phong trong triển khai CSĐNKT của đất nước, thực hiện vai trò phối hợp với các bộ ngành trung ương, các cơ quan đại diện và theo thẩm quyền của địa phương. Thứ ba, với tư cách là chủ thể trong quan hệ quốc tế, có tiềm lực vượt trội so với các địa phương khác, Chính quyền Hà Nội chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện CSĐNKT của mình. CSĐNKT của Hà Nội được thể hiện trong các văn bản như: Quyết định 170/2003/QĐ-UB thành lập Ban hội nhập Kinh tế quốc tế Thành phố; Quyết định 31/2008/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở Ngoại vụ thành phố Hà Nội; Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ Hà Nội (2010); Chín chương trình công tác trọng tâm của Thành ủy Hà Nội khóa XV (2010); Các chương ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn