Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Hoàng Thu Hà

NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU XỐP HẤP THU
DẦU VÀ ỨNG DỤNG TRÊN CƠ SỞ POLYLEFIN BIẾN
TÍNH

Chuyên ngành: Hóa môi trường
Mã số: 62440120

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

Hà Nội - 2016

Công trình được hoàn thành tại:
-

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia
Hà Nội

-

Viện Hóa Học – Viện Hàn Lâm Khoa Học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Thanh Sơn
GS.TS. Nguyễn Văn Khôi

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia
chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội
vào hồi…… giờ…… ngày……tháng……năm 20...

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia
Hà Nội

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ô nhiễm môi trường do dầu tràn đang là một
trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng
đồng quốc tế do những tác động nghiêm trọng của nó tới môi
trường sinh thái cũng như những tác động tiêu cực tới kinh tế và
xã hội. Do đó, việc xử lý sự cố tràn dầu nhằm hạn chế tối đa
những tác động tiêu cực là một vấn đề rất cấp thiết.
Việt Nam cũng là một quốc gia đã và đang phải đối mặt
với nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường biển do dầu tràn. Thực
trạng ô nhiễm dầu đã gây tổn thất kinh tế lớn cho các vùng nuôi
trồng thủy sản cũng như ảnh hưởng lâu dài tới hệ sinh thái và đa
dạng sinh học biển, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền
vững của biển Việt Nam.
Hiện nay, vật liệu hấp thu dầu đang được nghiên cứu
rộng rãi do chúng có khả năng hấp thu chọn lọc dầu, tách hoàn
toàn dầu khỏi vùng bị tràn dầu và có thể tái sử dụng. Trên thế
giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vật liệu hấp thu dầu,
nhưng ở Việt Nam mới có một số ít công trình nghiên cứu tổng
hợp và đánh giá khả năng hấp thu dầu của vật liệu. Mặt khác,
vật liệu hấp thu dầu trên cơ sở polypropylen đã và đang được
các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu và đã cho
những kết quả khả quan. Việc nghiên cứu phát triển lĩnh vực
này sẽ có nhiều đóng góp mới và đem lại tính ứng dụng cao cho
loại vật liệu này. Từ những thực tế trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu chế tạo vật liệu xốp hấp thu
dầu và ứng dụng trên cơ sở polyolefin biến tính”.
1

2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là chế tạo một số loại
vật liệu hấp thu dầu từ vinyl monome ghép với polypropylen và
thử nghiệm khả năng hấp thu dầu của vật liệu vào việc xử lý
dầu tràn trong nước biển với hiệu quả xử lý cao.
Để thực hiện các mục tiêu trên, luận án đã thực hiện các
nội dung nghiên cứu chủ yếu sau:
- Nghiên cứu chế tạo sợi PP.
- Nghiên cứu biến tính sợi PP bằng phản ứng trùng hợp
ghép với các vinyl monome khi có và không có chất tạo lưới.
- Khảo sát khả năng hấp thu dầu của các mẫu vật liệu.
- Thử nghiệm khả năng hấp thu dầu của vật liệu chế tạo
được để xử lý dầu tràn trong nước biển.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Xác định được điều kiện tối ưu để thực hiện phản ứng
trùng hợp ghép các vinyl monome lên sợi polypropylen tạo các
copolyme, đảm bảo và nâng cao tính chất hấp thu dầu của sợi
biến tính.
Xác định được hàm lượng chất tạo lưới để chế tạo vật
liệu hấp thu dầu trên cơ sở các copolyme trên. Cải thiện được
đáng kể dung lượng hấp thu dầu của sản phẩm so với sợi
polypropylen ban đầu.
Chế tạo được sản phẩm có dung lượng hấp thu dầu cao,
tốc độ hấp thu nhanh, dễ vận chuyển, dễ thu hồi dầu sau khi hấp
thu, giá thành thấp và có khả năng tái sử dụng nhiều lần. Trên
cơ sở khoa học đạt được có thể làm tiền đề cho các nghiên cứu
2

tiếp theo và ứng dụng chế tạo sản phẩm ở qui mô lớn, ứng dụng
sản phẩm trong việc xử lý ô nhiễm .
4. Điểm mới của luận án
Là nghiên cứu đầu tiên chế tạo được vật liệu hấp thu
dầu trên cơ sở phản ứng trùng hợp ghép các vinyl monome lên
polypropylen

sử

dụng

chất

khơi

mào

2,2’



azobis(isobutyronitrin) (AIBN) với sự có mặt chất tạo lưới
divinylbenzen (DVB), sản phẩm có độ hấp thu dầu cao, dễ sử
dụng và dễ vận chuyển, có khả năng tái sử dụng.
Triển khai ứng dụng xử lý ô nhiễm dầu tại công ty xăng
dầu B12, sản phẩm có chất lượng tương đương sản phẩm nhập
ngoại, hiệu quả kinh tế cao.
5. Cấu trúc của luận án
Toàn bộ nội dung của luận án gồm 122 trang gồm các
phần Mở đầu, Tổng quan, Thực nghiệm, Kết quả và thảo luận,
Kết luận, Danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên
quan đến luận án đã được công bố. Luận án có 36 hình và 27
bảng với 94 tài liệu tham khảo, công bố 5 bài báo có nội dung
liên quan trên tạp chí chuyên ngành trong nước và một bài báo
trên tạp chí quốc tế.
NỘI DUNG LUẬN ÁN
Phần 1. TỔNG QUAN
Trình bày tổng quan về các vấn đề sau:
1. Sự cố tràn dầu, nguyên nhân và tác động.
2. Các phương pháp xử lý dầu tràn
3. Vật liệu hấp thu dầu trên cơ sở sợi polypropylen.
3

nguon tai.lieu . vn