Xem mẫu

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VILAY PHILA VONG

GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH
ë N¦íC Céng Hßa D¢n Chñ Nh¢n D¢n LµO hiÖn nay

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số: 62 38 01 01

HÀ NỘI - 2017

Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Quý

Phản biện 1: ........................................................
.........................................................

Phản biện 2: ........................................................
.........................................................

Phản biện 3: ........................................................
........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày ......... tháng ......... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục pháp luật (GDPL) cho công chức hành
chính (CCHC) là một vấn đề quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của đất nước Lào. Công chức hành chính là những chủ thể thực hiện các công vụ
cụ thể, là hạt nhân của nền công vụ và là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hoạt
động có hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, việc trang bị cho CCHC hệ thống kiến thức
pháp luật (PL) nhằm nâng cao ý thức PL, tạo ra các điều kiện và nhân tố thuận lợi
cho việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng thái độ tôn trọng
đối với Nhà nước và các quy tắc của đời sống, hình thành những hiểu biết về
chính trị, đấu tranh chống những hành vi VPPL, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước, quản lý xã hội và kiềm chế hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) của
CCHC trong giai đoạn hiện nay là một công việc hết sức cần thiết.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc GDPL cho CCHC, Đảng Nhân
dân cách mạng (NDCM) Lào đã sớm quan tâm đến vấn đề GDPL, rèn luyện đội
ngũ CCHC.
Dưới góc độ lý luận, vấn đề GDPL cho CCHC ở nước Cộng hòa Dân chủ
nhân dân (CHDCND) Lào đã được một số công trình nghiên cứu ở khía cạnh này
hoặc khía cạnh khác những trí thức mà các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra rất có
ý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào
nghiên cứu vấn đề GDPL cho CCHC Lào một cách toàn diện đây đủ, để làm nền
tảng lý luận cho việc triển khai, thực hiện việc GDPL cho CCHC ở nước
CHDCND Lào.
Về mặt thực tiễn trong những năm qua công tác GDPL cho CCHC ở
CHDCND Lào đã thu được những thành tựu nhất định.Tuy nhiên vấn đề GDPL
cho CCHC ở Lào hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: nguồn tài liệu cơ sở
vật chất, nguồn ngân sách, đội ngũ làm công tác GDPL vừa thiếu vừa yếu, cơ chế
phối hợp và trách nhiệm của các cấp các ngành chưa rõ ràng… Bên cạnh đó, một
bộ phận CCHC Lào nhận thức chưa đây đủ thậm chí là coi thường công tác
GDPL. Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nên GDPL cho
CCHC càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và tồn
vong của đất nước Lào. Chính vì vậy, phải GDPL cho CCHC để họ hiểu PL và
làm theo PL trong giao lưu, hợp tác quốc tế
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Giáo dục pháp
luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện
nay” làm đề tài luận án Tiến sỹ Luật học.

2

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
* Mục đích nghiên cứu của luận án
- Phân tích, đánh giá thực tiễn GDPL cho CCHC Lào, từ đó đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Phân tích cơ sở lý luận về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào, trong
đó nên lên khái niệm CCHC, xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm, vai trò chủ
thể, đối tượng mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và những điều kiện
đảm bảo GDPL cho CCHC nước CHDCND Lào.
- Phân tích thực trạng đội ngũ CCHC ở Lào; qua việc đánh giá những kết
quả đạt được, những hạn chế bất cập trong GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào và
rút ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế bất cập.
- Đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi
nhằm nâng cao hiệu quả GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận án: Là vấn đề lý luận và thực tiễn về
GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào.
* Phạm vi nghiên cứu của luận án: Là công tác GDPL cho CCHC ở nước
CHDCND Lào vào giai đoạn từ năm 2005 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận của luận án
- Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kay Xỏn Phôm Vi Hản và đường lối của Đảng nhân
dân cách mạng Lào, về GDPL cho CCHC.
* Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Luận án được thực hiện bởi phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử triết học Mác - Lênin.
- Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng trực tiếp các phương pháp
nghiên cứu sau:
+ Phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá: Được sử dụng khi phân tích
các khái niệm về GDPL cho CCHC, vai trò của GDPL với CCHC.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng ở chương 2 để phân tích
khái niệm đặc điểm GDPL cho CCHC ở Lào.
+ Phương pháp điều tra xã hội họi, phương pháp thống kê: Được sử dụng ở
chương 3 để điều tra bằng bảng hỏi về tình hình GDPL cho CCHC ở Lào.

3

5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án
Luận án là tài liệu chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về GDPL cho CCHC ở
nước CHDCND Lào một cách toàn diện có hệ thống. Những đóng góp mới của
luận án được thể hiện ở những điểm sau:
Một là: Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài, chỉ ra
những kết quả đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Hai là: Xây dựng mô hình lý luận khoa học đặc thù về GDPL cho CCHC ở
nước CHDCND Lào như: Khái niệm, vai trò, các yếu tố hợp thành GDPL, các yếu
tố đảm bảo GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào.
Ba là: Thực trạng GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào lần đầu tiên
được phân tích đánh giá một cách khoa học dưới sự tác động của nhân tố khách
quan và chủ quan thể hiện những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và
nguyên nhân của nó làm tiền đề thực tiễn để xác định mục tiêu, quan điểm, giải
pháp đổi mới công tác GDPL cho CCHC Lào.
Bốn là: Luận án xác định rõ các mục tiêu, quan điểm và đề xuất một số giải
pháp đổi mới công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Về ý nghĩa lý luận: Đã góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về GDPL
cho đối tượng là CCHC ở nước CHDCND Lào. Đây là tài liệu có ý nghĩa tham
khảo về phương diện lý luận và thực tiễn cho quá trình xây dựng và hoàn thành
chính sách PL cũng như cơ chế tổ chức, triển khai thực hiện công tác GDPL cho
CCHC ở nước CHDCND Lào và các nước có điều kiện KT-XH tương tự với
CHDNCD Lào.
* Về ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp cơ sở khoa học cho những người làm
công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào để vận dụng vào công việc của
mình và có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập môn lý
luận chung về NN và PL trong các trường đại học chuyên Luật, các cơ sở nghiên
cứu, trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ GDPL cũng
như các chương trình trung cấp luật ở CHDCND Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công
trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án và phụ lục, luận án gồm 4
chương, 10 tiết.

nguon tai.lieu . vn