Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ ĐÀO TẠO

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LẠI TIẾN VINH

NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG TÀI NGUYÊN
NƯỚC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 62 44 02 24

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội, 2016

Luận án được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Hà Lương Thuần
2. TS. NCVCC. Nguyễn Lập Dân

Phản biện 1: GS. TS.Trần Đình Hòa
Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Trọng Hiệu
Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Thanh Tùng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ,
họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam vào hồi,…..giờ….. phút, ngày…..
tháng….. năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:
-

-

Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ và Thư
viện Viện Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Vùng ĐBSH có đặc trưng vị trí địa lý, địa hình và điều kiện tự nhiên khá
phức tạp, được đánh giá là nơi dễ chịu tác động và tổn thương nhất do các diễn biến
bất lợi của các yếu tố biến đổi khí hậu (BĐKH), thủy văn, xâm nhập mặn, v.v.. cũng
như các hoạt động quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý,
đặc biệt là tài nguyên nước (TNN) ở khu vực thượng nguồn phía bên trong và bên
ngoài lãnh thổ.
Trong tương lai, dưới tác động của BĐKH, TNN vùng ĐBSH được dự tính
sẽ có những biến động mạnh mẽ. Trong khi những nghiên cứu về TNN vùng ĐBSH
chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá tập trung vào sự thay đổi dòng chảy tại các trạm
thủy văn, cân bằng nước ở các tiểu lưu vực; chưa được cập nhật đúng mức các diễn
biến thay đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, các nghiên cứu chưa
xem xét tích hợp một số giải pháp công trình cụ thể trong tính toán tác động của
BĐKH đến TNN dẫn đến việc ứng dụng kết quả nghiên cứu với hoạt động thực tiễn
còn nhiều hạn chế, và chưa đưa ra được giải pháp ứng phó phù hợp nhằm hỗ trợ
đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển bền vững (PTBV).
Do vậy, đề tài luận án “Nghiên cứu biến động (BĐ) TNN vùng ĐBSH
trong bối cảnh BĐKH” mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án
a. Mục tiêu
 Thiết lập được cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu đánh giá biến động
TNNM vùng ĐBSH có xét đến tác động của BĐKH và phát triển KT-XH;
 Đề xuất được định hướng các giải pháp hỗ trợ đảm bảo an ninh nguồn nước
trong bối cảnh BĐKH phục vụ PTBV vùng ĐBSH.
b. Nội dung
 Điều tra khảo sát bổ sung, thu thập cơ sở dữ liệu cơ bản, tổng hợp và xử lý dữ
liệu (các mặt cắt địa hình, khí tượng, thủy văn, phát triển KT-XH, v.v..) liên quan
đến luận án;
 Phân tích, đánh giá hiện trạng, khai thác và sử dụng TNNM cho LVS HồngThái Bình nói chung và vùng ĐBSH nói riêng;
 Tính toán, đánh giá nhu cầu sử dụng nước vùng ĐBSH xét đến quy hoạch phát
triển KT-XH và BĐKH đến năm 2020, 2030 và 2050;

2

 Phân tích, đánh giá BĐ TNNM vùng ĐBSH đến năm 2020, 2030 và 2050; và
 Nghiên cứu đề xuất định hướng các giải pháp ứng phó để hỗ trợ và đảm bảo an
ninh nguồn nước vùng ĐBSH trong bối cảnh BĐKH.

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận án
TNN bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển .
Trong giới hạn cho phép của luận án, luận án sẽ tập trung vào nghiên cứu biến động
TNNM (dòng chảy, mực nước, và cân bằng nước) vùng ĐBSH có xét đến quy
hoạch phát triển KT-XH và BĐKH. Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định
là khu vực thuộc LVS Hồng-Thái Bình nằm trong vùng ĐBSH.
4. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá được biến động TNNM vùng ĐBSH trong bối cảnh BĐKH,
luận án đã sử dụng sơ đồ tiếp cận và tổng hợp phương pháp nghiên cứu như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ đánh giá BĐ TNNM vùng ĐBSH trong bối cảnh BĐKH
 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu và số liệu: luận án sẽ kế thừa nhiều
tài liệu, số liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu thông qua việc thu thập, hệ
thống hóa và xử lý kết quả nghiên cứu. Các tài liệu thu thập được sẽ được rà soát,
tổng hợp và hỗ trợ xây dựng phần mở đầu, chương 1 và chương 2 của luận án. Số
liệu thu thập sẽ được tổng hợp, xử lý và phân tích phục vụ xây dựng nội dung
chương 2 và chương 3.

3

 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết
quả nghiên cứu phục vụ xây dựng nội dung chương 2 và chương 3 của luận án.
 Phương pháp mô hình toán: mô hình NAM, CROPWAT và MIKE 11 sẽ được
sử dụng để tính toán dòng chảy, nhu cầu sử dụng nước cho cây trồng, mực nước và
cân bằng nước trong phạm vi nghiên cứu của luận án.
 Phương pháp chuyên gia: tiến hành lấy ý kiến tham khảo một số chuyên gia
đầu ngành về thủy văn, TNN và BĐKH.

5. Các luận điểm bảo vệ
 Luận điểm 1: Biến động TNN vùng ĐBSH đang và sẽ chịu tác động của
BĐKH, phát triển KT-XH.
 Luận điểm 2: Giải pháp sử dụng nước vùng ĐSBH trong bối cảnh BĐKH phải
được giải quyết trong từng giai đoạn BĐKH và phải được tiếp cận tổng hợp, bao
gồm các giải pháp công trình và phi công trình.
6. Những đóng góp mới của luận án
 Góp phần hoàn thiện phương pháp luận nghiên cứu biến động TNNM vùng
ĐBSH trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng (NBD).
 Đánh giá được biến động TNNM vùng ĐBSH trong bối cảnh BĐKH và NBD.
 Đề xuất định hướng các giải pháp hỗ trợ đảm bảo an ninh nguồn nước trong
bối cảnh BĐKH phục vụ PTBV vùng ĐBSH.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
 Cung cấp cơ sở khoa học đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải
pháp hỗ trợ đảm bảo an ninh nguồn nước hướng tới PTBV vùng ĐBSH.
 Là cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch phát triển TNN vùng ĐBSH trong điều
kiện BĐKH dựa trên các kịch bản BĐKH mới được cập nhật.
 Hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý, vận hành hiệu quả các công trình khai
thác và sử dụng nước vùng ĐBSH.
8. Cơ sở tài liệu thực hiện luận án
 Luận án đã tập hợp, hệ thống hóa và xử lý nhiều nguồn thông tin, số liệu, tài
liệu qua các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã được công bố có
liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án.

nguon tai.lieu . vn