Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT LÊ TRUNG TÂM ĐẶC ĐIỂM, MÔ HÌNH ĐỊA CHẤT VÀ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ THÀNH TẠO CACBONAT TRƯỚC KAINOZOI PHẦN ĐÔNG BẮC BỂ SÔNG HỒNG Ngành: Kỹ thuật địa chất Mã số:62.52.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT Hà Nội- 2015 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Địa chất dầu khí, Khoa dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. Phạm Văn Tuấn Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2.TS. Cù Minh Hoàng Công ty Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí Nước ngoài Phản biện 1: TS. Phan Từ Cơ Hội Địa chất dầu khí Việt Nam Phản biện 2: TS. Nguyễn Anh Đức Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Văn Phơn Hội Khoa học kỹ thuật Địa vật lý Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường tại Trường đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …..giờ … ngày … tháng … năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường đại học Mỏ - Địa chất. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong các năm 2008 và 2009, Nhà thầu Petronas khoan 02 giếng thăm dò thẩm lượng trên cấu tạo Hàm Rồng với kết quả thử vỉa đều cho dòng dầu công nghiệp. Công tác TKTD cho đối tượng cacbonat sau đó đã được triển khai tích cực hơn. Trong các năm 2013 và 2014, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) khoan 02 giếng thăm dò trên các cấu tạo Hàm Rồng Nam và Hàm Rồng Đông, kết quả thử vỉa đều có phát hiện dầu khí trong đối tượng cacbonat trước Kainozoi. Những phát hiện dầu khí mới đây cho thấy tính đúng đắn của ngành dầu khí khi tích cực thăm dò đối tượng đá móng cacbonat trước Kainozoi và đã thu được những kết quả rất khả quan. Tuy nhiên những nghiên cứu mang tính hệ thống về đặc điểm tầng chứa cacbonat trước Kainozoi còn hạn chế. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tế trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Đặc điểm, mô hình địa chất và tiềm năng dầu khí thành tạo cacbonat trước Kainozoi phần Đông Bắc bể Sông Hồng”. 2. Mục đích nghiên cứu của luận án - Làm sáng tỏ các đặc điểm thạch học trầm tích. - Lựa chọn hệ phương pháp phù hợp mô hình hóa tầng chứa. - Đánh giá định lượng tiềm năng chứa và xếp hạng các cấu tạo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là đá móng cacbonat dưới lớp phủ trầm tích Kainozoi thuộc diện tích Lô 106 thềm lục địa Việt Nam. 2 Phạm vi nghiên cứu được giới hạn bao gồm các nghiên cứu về thành phần thạch học, nghiên cứu về tuổi và môi trường thành tạo, các quá trình biến đổi thứ sinh và xây dựng mô hình độ rỗng tầng chứa. 4. Nội dung nghiên cứu - Tổng hợp, phân tích tài liệu địa tầng, kiến tạo, địa chất khu vực. - Nghiên cứu các đặc điểm thạch học trầm tích của đá cacbonat - Xây dựng mô hình tầng chứa để đánh giá định lượng tiềm năng chứa các cấu tạo. - Định hướng công tác nghiên cứu cũng như công tác thăm dò thẩm lượng trên cơ sở kết quả luận án. 5. Phương pháp nghiên cứu Để khai thác có hiệu quả các nguồn tài liệu sử dụng và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng tổ hợp các phương pháp sau: Phân tích mẫu vụn khoan; Phân tích lát mỏng thạch học; Phân tích nhiễu xạ tia X; Phân tích hiển vi điện tử quét; Phân tích địa vật lý giếng khoan; Phân tích thuộc tính địa chấn; Ứng dụng mạng nơ-ron nhân tạo xây dựng mô hình tầng chứa. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa khoa học - Làm sáng tỏ đặc điểm thạch học trầm tích đá cacbonat trước Kainozoi trong khu vực nghiên cứu. - Luận án cung cấp bổ sung phương pháp luận, lý thuyết và các đặc trưng về đá cacbonat. - Có thể ứng dụng hệ phương pháp trong luận án để nghiên cứu đá chứa cacbonat ở các khu vực khác. 3 6.2 Ý nghĩa thực tiễn - Các đặc điểm thạch học trầm tích đá cacbonat được làm sáng tỏ sẽ góp phần định hướng các nghiên cứu tiếp theo. - Tiềm năng chứa các cấu tạo được đánh giá định lượng và xếp hạng triển vọng làm tiền đề cho công tác thăm dò thẩm lượng tiếp theo. 7. Những luận điểm bảo vệ - Đá cacbonat khu vực Đông Bắc bể Sông Hồng có thành phần thạch học chủ yếu là canxit và dolomit, tuổi từ Cacbon đến Pecmi, nguồn gốc sinh hóa, chủ yếu là đá vôi dạng bùn có kiến trúc ẩn tinh, thành tạo trong môi trường năng lượng thấp đến trung bình, đã trải qua quá trình biến đổi mạnh mẽ. Độ rỗng thứ sinh đóng vai trò quan trọng nhất đến chất lượng đá chứa. - Ứng dụng mạng nơ-ron nhân tạo xây dựng mô hình tầng chứa với đầu vào là 03 thuộc tính địa chấn RMS, Envelope, Sweetness cùng kết quả phân tích địa vật lý giếng khoan là phù hợp với đá cacbonat Đông Bắc bể Sông Hồng. Mô hình cho phép đánh giá định lượng tiềm năng chứa và xếp hạng triển vọng các cấu tạo. 8. Những điểm mới của luận án - Lần đầu tiên vấn đề nghiên cứu tầng chứa cacbonat trước Kainozoi ở Việt Nam được thực hiện có hệ thống từ nghiên cứu đặc điểm thạch học trầm tích làm cơ sở lựa chọn hệ phương pháp xây dựng mô hình tầng chứa. - Luận án đã cung cấp những cơ sở lý thuyết về đá cacbonat, sử dụng mô hình 03 khoáng vật để phân tích tài liệu địa vật lý giếng ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn