Xem mẫu

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Là một công cụ điều chỉnh hành vi con người trên cơ sở tự nguyện,
tự giác, với nguyên tắc ưu tiên lợi ích xã hội, đạo đức xuất hiện, tồn tại vào tất
cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực sản xuất
kinh doanh (SXKD)
Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh (ĐĐKD) được hình thành từ rất
sớm. Có thể nhận thấy điều đó qua các câu châm ngôn, như làm ăn phải có
chữ tín, một lần bất tín, vạn lần bất tin, trung thực... như là các quy tắc đạo
đức mà mỗi người kinh doanh cần phải tuân thủ..
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN), ở Việt Nam vấn đề ĐĐKD được quan tâm xây
dựng và được chú trọng nghiên cứu ngày càng nhiều hơn. Bởi ĐĐKD
không chỉ giúp các nhà kinh doanh tăng lợi nhuận, mà còn giúp Việt Nam
giải quyết được một số vấn đề như ô nhiễm môi trường, phát triển con
người, chất lượng cuộc sống,v.v....Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất khi
Việt Nam bước vào nền kinh tế này nằm ở những lỗ hổng lớn là pháp luật,
đạo đức và văn hoá kinh doanh. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài cũng có không ít vấn đề cần được bàn thảo. Mọi
nền kinh tế chuyển đổi đều chứa đựng rất nhiều cơ hội cho sự phát triển,
song cũng chứa đựng những hiểm hoạ do đạo đức suy thoái, do lợi ích
trước mắt, lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm được đặt lên hàng đầu trong điều
kiện pháp luật chưa thật định hình và chưa đủ mạnh.
1.2. Qua hơn 30 năm đổi mới, kinh tế - xã hội nước ta đã có những
bước chuyển dịch to lớn, đạt được thành tựu quan trọng trên nhiều mặt.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó là những tác động tiêu cực của
mặt trái kinh tế thị trường, đặc biệt là sự xuống cấp về đạo đức, lối sống
của một bộ phận dân cư. Nổi bật trong lĩnh vực kinh tế là tình trạng vi
phạm ĐĐKD. Lối sống thực dụng, cá nhân ích kỷ đã làm cho tình trạng
tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo… trong SXKD ngày càng có đà sinh sôi,
nảy nở. Không ít những người kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, vụ lợi cá
nhân đã sản xuất hàng hóa trái phép, thải chất độc ra môi trường, buôn lậu,
trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đe dọa sức khỏe, tính
mạng người tiêu dùng. Điều đó đặt ra vấn đề cấp thiết là phải tăng cường
giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh (CMĐĐKD) XHCN cho những
người tham gia vào quá trình SXKD ở Việt Nam hiện nay.
1.3. Giai cấp nông dân (ND) Việt Nam có vị trí, vai trò, có bề dầy
truyền thống, có đóng góp xứng đáng trong lịch sử dựng nước, giữ nước,
trong đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng
như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
1

chủ nghĩa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khoá X) khẳng định:“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến
lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH), xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, giữ gìn ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước…”.
Trong nhiệm vụ và giải pháp, Nghị quyết cũng đã nêu: “Chăm lo xây dựng
giai cấp nông dân Việt Nam, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí
thức trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Hà Nội là trung tâm chính trị - văn hóa - xã hội của cả nước, là thành
phố công nghiệp hiện đại. Trong giai đoạn hiện nay cùng với giai cấp công
nhân và trí thức, ND Hà Nội là lực lượng xã hội quan trọng góp phần phát huy
vị thế của thủ đô trên nhiều mặt, đặc biệt trên lĩnh vực phát triển kinh tế. Họ
không ngừng tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD), đẩy mạnh
quá trình tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi bộ
mặt nông thôn trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hoạt động vi phạm
CMĐĐKD của người ND Hà Nội đang có chiều hướng gia tăng và đến mức
báo động.
Do đó để nâng cao ĐĐKD cho người ND, giúp họ hình thành những
chuẩn mực cơ bản của ĐĐKD thì việc giáo dục CMĐĐKD cho ND là một
vấn đề quan trọng. Đó là một cơ sở quan trọng để xây dựng nền ĐĐKD
XHCN ở nước ta giai đoạn hiện nay.
Từ những lý do trên tác giả lựa chọn vấn đề “Giáo dục chuẩn mực
đạo đức kinh doanh cho nông dân thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài
luận án tiến sĩ chuyên ngành công tác tư tưởng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của giáo dục
CMĐĐKD cho ND ở Hà Nội, từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm
tăng cường giáo dục CMĐĐKD cho ND Hà Nội hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
- Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận của việc giáo dục CMĐĐKD cho
ND thành phố Hà Nội .
- Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục
CMĐĐKD cho ND ở thành phố Hà nội hiện nay, thông qua việc khảo sát các
hộ ND và hợp tác xã ngoại thành Hà Nội.
- Qua việc phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra, luận án đề
xuất và luận giải cơ sở khoa học của những quan điểm, giải pháp nhằm
tăng cường giáo dục CMĐĐKD cho ND ở Hà Nội hiện nay.
2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Giáo dục CMĐĐKD cho ND ở thành phố Hà Nội hiện nay.
- Thực trạng giáo dục CMĐĐKD cho ND được nghiên cứu từ năm
2008- là năm sáp nhập tỉnh Hà Tây và thành phố Hà Nội. Những quan
điểm, giải pháp được đề xuất có ý nghĩa đến năm 2025.
- Địa bàn khảo sát: Luận án chọn 6 huyện, trong đó 3 huyện thuộc địa
bàn Hà Nội cũ, 3 huyện thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây cũ, đặc trưng cho vùng
nông thôn ngoại thành Hà Nội, gồm: Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn, Phú
Xuyên, Quốc Oai, Ba Vì.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về đạo đức và giáo dục đạo đức
trong SXKD; về vị trí, vai trò của giai cấp ND trong công cuộc xây dựng
CNXH.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu khoa học như: phương pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử;
phương pháp so sánh; các phương pháp của khoa học công tác tư tưởng, xã
hội học như: khảo sát, thống kê, phân tích tài liệu, phỏng vấn chuyên gia,
xử lý số liệu điều tra xã hội học bằng phần mềm SPSS.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề giáo dục
CMĐĐKD XHCN cho ND. Những vấn đề lý luận về ĐĐKD, CMĐĐKD,
các yếu tố cấu thành và sự cần thiết phải giáo dục CMĐĐKD cho ND được
luận bàn một cách tường minh và sâu sắc, đặc biệt luận án đã nhìn nhận,
phân tích ĐĐKD như là một điều kiện để nền kinh tế thị trường nước ta phát
triển theo đúng định hướng XHCN và là một nội dung của quá trình xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bằng những nghiên cứu
thực tiễn, luận án đã phân tích những thành tựu và hạn chế của giáo dục
CMĐĐKD cho ND thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, qua đó phát hiện và khái quát, phân tích các
mâu thuẫn của quá trình giáo dục CMĐĐKD cho ND; phân tích những luận
cứ khoa học của các quan điểm, giải pháp tăng cường giáo dục CMĐĐKD
cho ND Hà Nội hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Với những kết quả nghiên cứu, luận án góp phần giúp các cơ quan, tổ
chức chính quyền, các cấp ủy Đảng của thành phố Hà Nội quan tâm, chăm
lo hơn nữa tới hoạt động giáo dục CMĐĐKD cho ND. Thông qua một số
3

giải pháp được đề xuất luận án góp phần định hướng những giá trị, chuẩn
mực đạo đức trong SXKD đối với ND Hà Nội nói riêng và ND Việt Nam
nói chung.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án được cấu trúc gồm: mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu,
3 chương, với 8 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Những nghiên cứu về đạo đức kinh doanh và giáo dục đạo đức
kinh doanh
1.1. Về đạo đức kinh doanh
- Các công trình của tác giả nước ngoài: Tom Beauchamp và
Norman Bowie (1979), Lý thuyết Đạo đức và Kinh doanh của; Richard De
George (1982),Đạo đức Kinh doanh; Manuel G. Velasquez (1982), Đạo
đức Kinh doanh: Khái niệm và Các Trường hợp Khảo sát của, Phillip
V.Lewis (1985), Defining Business Ethics: Like Nailing Jello to a
Wall , John R. Boatright (2000), Ethics and Conduct of Business; Thomas
Donaldson, Patricia H. Werhane và Margaret Cording (2002), Ethical Issues
in Business- A Philosophical Approach, Nxb Prentice Hall.
- Công trình nghiên cứu trong nước: Nguyễn Thị Doan và Đỗ Minh
Cương (1999), Triết lý kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, Nxb Chính trị
quốc gia; Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh
doanh, Nxb Chính trị quốc gia; Nguyễn Hoàng Ánh (2004), Luận án tiến sỹ
kinh tế, Vai trò của văn hóa kinh doanh quốc tế và vấn đề được xây dựng
văn hóa kinh doanh ở Việt Nam; Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh
doanh và văn hóa công ty, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội; Bùi
Xuân Phong (2009), Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Nxb
Văn hóa thông tin; Dương Thị Liễu (2009), Văn hóa kinh doanh”, Nxb Đại
học Kinh tế quốc dân
1.2. Về giáo dục đạo đức kinh doanh
“Phát huy những nhân tố truyền thống của dân tộc trong kinh doanh
dịch vụ ở nước ta hiện nay”, Nguyễn Thị Xuân Thảo, Nguyễn Văn Tuyền,
Nxb Chính trị quốc gia, năm 1999. Tác giả Nguyễn Thị Lan xem xét vấn đề
dưới góc độ “Nhìn nhận của người dân về đạo đức kinh doanh của các chủ
doanh nghiệp tư nhân”, Tạp chí Tâm lý học, số 5 (2006). “Đạo đức và giáo
dục đạo đức”, Hà Nhật Thăng (chủ biên), Đại học Sư phạm Hà Nội, năm
2007.
2. Những nghiên cứu về chuẩn mực đạo đức kinh doanh và giáo
dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh
2.1. Về chuẩn mực đạo đức kinh doanh
4

- Công trình nghiên cứu nước ngoài: Verne E.Henderson (1996),
What’ s ethical in business” , Nxb Văn hóa; Arthur A. Thompson, John E.
Gamble (2006), Strategy : Winning in the marketplace : core concepts,
analytical tools, cases, Nxb. Boston,… McGraw-Hill.
- Công trình nghiên cứu trong nước:
Các bài viết: “Cơ chế thị trường và những điều cần báo động”, Tạp chí
Cộng sản số 10-1990 của tác giả Vũ Hiền; “Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự
biến đổi của các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tạp
chí Triết học số 1- 1995 của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn; “Một số chuẩn
mực giá trị ưu trội khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tạp chí
Triết học số 1-1995 của Lê Đức Phúc; “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức
trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản
lý ở nước ta hiện nay” do tác giả Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên), Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, năm 1999; Nguyễn Trọng Chuẩn với bài viết “Kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh
vực đạo đức”, đăng trong Tạp chí Triết học số 9- 2001. Công trình “Những
vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của tập
thể tác giả do Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên),
Nxb Chính trị quốc gia, năm 2003.. Công trình nghiên cứu “Văn hóa đạo đức
ở nước ta hiện nay- vấn đề và giải pháp” của hai tác giả Lê Quý Đức và
Hoàng Chí Bảo do Nxb Văn hóa- Thông tin và Viện Văn hóa ấn hành năm
2007. Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của tác giả
Phạm Quốc Toản, Nxb Lao động- xã hội, năm 2007 “Văn hóa kinh doanh”
của tác giả Dương Thị Liễu, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm
2011.. Giáo trình “Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh” do Ngô
Đình Giao (chủ biên), Nxb Giáo dục, năm 1997. Hội thảo “Đạo đức trong
kinh doanh”, tháng 12 năm 2012, do Viện Triết học Việt Nam và Viện Triết
học Trung Quốc phối hợp tổ chức
2.2. Về giáo dục chuẩn mực đạo đức kinh doanh
Đề cập tới nội dung giáo dục CMĐĐKD phải kể tới những công
trình: Giáo trình Nguyên lý công tác tư tưởng, do Lương Khắc Hiếu (chủ
biên), Nxb Chính trị quốc gia (2008), Tham luận “Đạo đức kinh doanh ở
Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Hữu Đễ, Phạm
Văn Đức với tham luận “Đạo đức kinh doanh: Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn của Việt Nam” đề cập tới trong Hội thảo “Đạo đức trong kinh
doanh” do Viện triết học, Viện KHXH Việt Nam phối hợp với Viện Triết học,
Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (12 / 2012).
Những nghiên cứu về giáo dục CMĐĐKD hầu như chưa nhiều. Các
nghiên cứu mới chỉ tiếp cận nhỏ lẻ và bước đầu nhấn mạnh tới công tác
giáo dục.
5

nguon tai.lieu . vn