Xem mẫu

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biên giới quốc gia (BGQG) trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng ­ an ninh (QP­AN) và đối ngoại. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, đầy biến động, biên giới đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc đã để lại nhiều dấu mốc quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, luôn đặt ra yêu cầu cao đối với công tác quản lý, bảo vệ. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc đòi hỏi vừa phải đảm bảo chủ quyền, an ninh BGQG, vừa phải tập trung xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển, mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những năm qua, BĐBP đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, chuyên trách thực hiện có hiệu quả các mặt công tác biên phòng, góp phần quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh BGQG và xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc của BĐBP còn bộc lộ một số hạn chế như: Công tác nắm tình hình và tham mưu cho cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề biên giới của một số đơn vị cơ sở chưa thực sự kịp thời, hiệu quả; hợp tác quốc tế phòng, chống tác động tiêu cực của “biên giới mềm” và những yếu tố an ninh phi truyền thống chưa đạt được yêu cầu mong muốn. Cho đến nay, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về BĐBP quản lý, bảo vệ BGQG ở nhiều phạm vi, góc độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống và chuyên sâu về BĐBP quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc từ sau khi hoàn thành PGCM. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Bộ đội Biên phòng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam ­ TrungQuốc trongtình hình mới” làvấnđề cấpthiếtcả về lýluậnvàthực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Bổ sung, phát triển lý luận về quản lý, bảo vệ BGQG của BĐBP và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả BĐBP quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc trong tình hình mới. 2.2. Nhiệm vụ Làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và lý luận về BĐBP quản lý,bảovệBGQGtrênđấtliền ViệtNam­TrungQuốctrongtìnhhìnhmới. Đánh giá đúng thực trạng BĐBP quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc. Đề xuất hệ thống giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả BĐBP quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc trong tình hình mới. 3. Đối tượng nghiên cứu Lý luận và thực tiễn BĐBP quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc. 2 4. Phạm vi nghiên cứu Nội dung, biện pháp quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc củaBĐBPtrongthờibình.Sốliệukhảosáttừnăm2010đếntháng6/2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểmcủa ĐảngvàNhànước tavề quảnlý,bảovệ BGQG. Quá trình nghiên cứu, sử dụng các phương pháp cụ thể, gồm: tiếp cận hệ thống, phân tích và tổng hợp, khảo sát thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 6. Đóng góp mới của luận án Xây dựng khái niệm, khái quát đặc điểm, xác định yêu cầu, nội dung, biện pháp quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc của BĐBP trong tình hình mới. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả BĐBP quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc trong tình hình mới. 7. Cấu trúc luận án Cấu trúc luận án gồm: Mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LÝ LUẬN VỀ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM ­ TRUNG QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI 1.1. Tổngquantìnhhìnhnghiêncứuliênquanđếnđềtàiluậnán 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước Công trình khoa học “Bàn về Biên phòng” (Biên phòng luận) của tác giả Mao Chấn Phát, do Nhà xuất bản Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc phát hành năm 1995, được Ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam dịch và giới thiệu. Tài liệu “National Border Patrol Stratery from 2012 to 2016” (Chiến lược Tuần tra biên giới quốc gia từ 2012­2016) do Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ công bố năm 2012. Tài liệu “Chiến lược của Trung Quốc nhằm xác định và củng cố các đường biên giới của họ: Một cuộc điều tra nghiên cứu sơ bộ”, của tác giả Mira Sinha Bhattacharjea, do Ban Biên giới ­ Bộ Ngoại giao dịch và giới thiệu năm 1987. Chiến lược “Hưng biên, phú dân” của Ủy ban Dân tộc quốc gia, được Quốc vụ viện Trung Quốc thông qua ngày 06/6/1998; do Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam dịch, giới thiệu năm 2009. Công trình nghiên cứu “Cuộc đấu tranh giành giật biên giới mềm” của tác giả Thôi Húc Thần trong “Tủ sách Quốc phòng hiện đại” của Trung Quốc, được Nhà xuất bản Giáo dục Tứ Xuyên dịch và giới thiệu năm 1995. Nghiên cứu các công trình khoa học của một số nước trên thế giới cho thấy: 3 Một là, các quốc gia đều quan tâm nghiên cứu xác định cơ sở khoa học cho việc xác định chiến lược bảo vệ BGQG; coi đây là nhiệm vụ trọng yếu nhằm củng cố, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, an ninh BGQG, tạo điều kiện ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Hai là, mỗi quốc gia có tư tưởng, quan điểm chỉ đạo về chiến lược, sách lược và phương thức tiến hành quản lý, bảo vệ BGQG riêng tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, đường lối, quan điểm, sức mạnh quốc phòng của mỗi nước, quan hệ chính trị với quốc gia có chung đường biên giới và phù hợp với xu thế quốc tế trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Ba là, đặc điểm xuyên suốt được thể hiện trong các nghiên cứu ở ngoài nước là tập trung làm rõ những vấn đề cốt lõi của công tác quản lý, bảo vệ BGQG như: xác định tư tưởng, quan điểm chỉ đạo; xây dựng lực lượng chuyên trách; hoàn thiện hệ thống pháp luật; xác định nội dung, biện pháp quản lý, bảo vệ BGQG để từng bước bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý, bảo vệ BGQG. Bốn là, quản lý, bảo vệ BGQG luôn gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp, bảo vệ độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc nên còn tồn tại lâu dài và ngày càng phức tạp. Trong tình hình hiện nay, các vấn đề an ninh phi truyền thống, quan niệm về “biên giới mềm”… đã và đang đặt ra yêu cầu mới cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Đây là những định hướng có ý nghĩa hết sức quan trọng khi nghiên cứu hoạt động quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc của BĐBP trong tình hình mới. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc xác lập đường biên giới và tăng cường quản lý nhà nước tuyến biên giới Việt ­ Trung”, do Tiến sĩ Hoàng Trọng Lập làm chủ nhiệm, bảo vệ thành công năm 2003. Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học, pháp lý, lịch sử của công tác bảo vệ, quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc sau phân giới cắm mốc”, do tác giả Vũ Đăng Mạnh làm chủ nhiệm, bảo vệ thành công năm 2010. Đề tài khoa học cấp Bộ “Thống nhất quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới Việt ­ Trung sau phân giới cắm mốc”, do Thạc sĩ Nguyễn Thị Hường làm chủ nhiệm, bảo vệ thành công năm 2011. Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng nền biên phòng toàn dân trong tình hình mới”, do Tiến sĩ Tăng Huệ làm chủ nhiệm, bảo vệ thành công năm 2006. Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược bảo vệ biên giới Việt Nam giai đoạn đến năm 2020”, do tác giả Trần Hoa làm chủ nhiệm, bảo vệ thành công năm 2010. Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Nghệ thuật quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới”, do tác giả Phạm Hữu Bồng làm chủ nhiệm, bảo vệ thành công năm 2003. 4 Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng “Nghiên cứu hoạt động của Bộ đội Biên phòng trong khu vực phòng thủ tỉnh biên giới đất liền”, do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Xuân Chiến làm chủ nhiệm, bảo vệ thành công năm 2011. Luận án Tiến sĩ quân sự “Công tác đối ngoại của Bộ đội Biên phòng trong quản lý, bảo vệ biên giới đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Quang Đạm, bảo vệ thành công năm 2011. Sách chuyên khảo “Bảo vệ biên giới quốc gia của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hữu Phúc chủ biên, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm 2011. Sách chuyên khảo “Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, của Tiến sĩ Đỗ Ích Báu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm 2011. Nghiên cứu các công trình khoa học ở trong nước liên quan đến đề tài luận án, rút ra một số nhận xét sau đây: Một là, các nghiên cứu đã khẳng định: Quản lý, bảo vệ BGQG nói chung và quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, đề cao việc phát huy vai trò tích cực, chủ động của lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong tham mưu cho Đảng, Nhà nước xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách biên phòng và những chủ trương, giải pháp để quản lý, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, an ninh BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc trong tình hình mới. Hai là, quản lý, bảo vệ biên giới vừa phải đảm bảo tính thống nhất quốc gia, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, vừa phải huy động sức mạnh tại chỗ của các cấp, các ngành, địa phương và cư dân biên giới. Ba là, xác định rõ nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc trong tình hình mới rất toàn diện, phức tạp, liên quan đến đường lối đối nội, đối ngoại, chính sách, pháp luật quốc gia và quốc tế. Do đó, BĐBP với vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới phải được xây dựng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; được đầu tư trang bị vũ khí, phương tiện hiện đại và đào tạo chuyên sâu về chính trị, quân sự, pháp luật, nghiệp vụ an ninh, đối ngoại và khoa học kỹ thuật mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG trongthời kỳ hộinhậpquốctế. Bốn là, Nhà nước cần quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới đồng bộ, đảm bảo điều chỉnh các hoạt động của lực lượng nòng cốt, chuyên trách, các cấp, ngành, địa phương và nhân dân được thống nhất, chặt chẽ, có kỷ cương và thuận lợi. Năm là, quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, BĐBP với vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách đều chủ động nắm vững, kịp thời, toàn diện và từ xa các yếu tố tình hình liên quan; xây dựng kế hoạch, vận dụng chủ 5 trương, đối sách, sử dụng đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh BGQG trong mọi tình huống. 1.1.3. Phương hướng nghiên cứu của luận án Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung làm rõ một số vấn đề sau: Về lý luận, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu xây dựng khái niệm BĐBP quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc trong tình hình mới, làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quản lý, bảo vệ BGQG; phân tích làm rõ chức năng, nhiệm vụ của BĐBP trong quản lý, bảo vệ BGQG; khái quát đặc điểm, xác định yêu cầu, nội dung, biện pháp quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc của BĐBP trong tình hình mới. Về thực tiễn, luận án đánh giá đặc điểm, tình hình liên quan và khảo sát thực trạng BĐBP quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc để rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Dựa vào nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những hạn chế, thiếu sót đó và trên cơ sở dự báo những yếu tố tác động đến công tác quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc của BĐBP trong thời gian tới để đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả BĐBP quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc sau PGCM, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay. 1.2. LÝ LUẬN VỀ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRÊN ĐẤT LIỀN VIỆT NAM ­ TRUNG QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI 1.2.1. Khái niệm Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ các khái niệm công cụ: BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc, KVBG trên đất liền, quản lý, bảo vệ BGQG, nghiên cứu sinh xây dựng khái niệm BĐBP quản lý, bảo vệ BGQG trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc trong tình hình mới như sau: Bộ đội Biên phòng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam ­ Trung Quốc trong tình hình mới là tổng thể nội dung, biện pháp mà Bộ đội Biên phòng các cấp tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, nhằm giữ vững chủ quyền,anninhbiêngiớiquốcgiatrong điềukiệnhộinhậpquốctế. 1.2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý, bảo vệ biên giới quốcgia Nghiên cứu các văn kiện Đại hội, nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, có thể khái quát quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quản lý, bảo vệ BGQG như sau: Một là, quản lý, bảo vệ BGQG phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng; quản lý thống nhất của Nhà nước Hai là, quản lý, bảo vệ BGQG phải dựa vào nhân dân, trực tiếp thường xuyên là đồng bào các dân tộc ở KVBG Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG với nhiệm vụ xây dựng KVBG vững mạnh toàn diện ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn