Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN VĂN THẮNG

HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT CHO
CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Báo chí học
Mã số: 62 32 01 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2018

Công trình được hoàn thành tại
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS,TS. Nguyễn Vũ Tiến
2. PGS,TS. Nguyễn Viết Thảo

Phản biện 1: PGS,TS. Nguyễn Thành Lợi

Phản biện 2: PGS,TS. Nguyễn Thế Kỷ

Phản biện 3: PGS,TS. Nguyễn Hồng Vinh

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ
cấp Học viện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật hiện đại, thống
nhất, đồng bộ, khả thi và phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội là
công việc hết sức khó khăn, phức tạp. Nhưng, khó khăn và phức tạp
không kém là làm thế nào để tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đưa
pháp luật vào đời sống xã hội, để xây dựng được một thói quen
sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Nhiệm vụ quan trọng
đó, đòi hỏi trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó có trách
nhiệm của báo chí.
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách về tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong
đó gắn chặt với vai trò, trách nhiệm của báo chí (báo in, báo nói, báo
hình, báo điện tử).
Với lợi thế bởi tính nhanh nhạy, kịp thời, rộng khắp, phổ cập, đa
phương tiện, báo điện tử có thực sự là kênh tuyên truyền pháp luật hữu
hiệu cho các tầng lớp nhân dân, trong đó có đối tượng là cán bộ, đảng
viên (CBĐV)? Cơ sở khoa học, định hướng của Đảng và cơ sở pháp lý
của việc tuyên truyền pháp luật trên báo chí nói chung và báo điện tử
nói riêng là gì? Thế mạnh, vai trò, đặc điểm của tuyên truyền pháp luật
cho cán bộ, đảng viên trên báo điện tử là gì? Thực trạng tiếp cận thông
điệp pháp luật trên báo điện tử của CBĐV như thế nào? “Đo lường”
hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho CBĐV trên báo điện tử được
nghiên cứu và đánh giá ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu
quả tuyên truyền pháp luật cho CBĐV và những đề xuất, khuyến nghị
gì để nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho CBĐV trên báo
điện tử ở Việt Nam hiện nay?
Để trả lời cho những câu hỏi nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo điện
tử ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tích thực trạng tiếp cận thông điệp pháp luật trên báo điện
tử của CBĐV. Đồng thời khảo sát, trắc nghiệm, phân tích về mức độ
tác động đến nhận thức; mức độ tác động và thay đổi thái độ, hành vi

2
của CBĐV sau khi tiếp cận thông điệp pháp luật trên báo điện tử. Qua
đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho
CBĐV trên báo điện tử.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ chính yếu của Luận án là nghiên cứu hiệu quả
(Effect, viết tắt là E) tuyên truyền pháp luật cho CBĐV trên báo điện
tử. Để thực hiện nhiệm vụ chính yếu của luận án, tác giả phải làm rõ
khung lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu và thao tác hóa các
khái niệm: Thông điệp, tiếp cận thông điệp, báo điện tử, hiệu quả, tuyên
truyền, pháp luật, cán bộ, đảng viên (CBĐV), nhận thức, thái độ, hành
vi, tuân thủ pháp luật.
- Mô tả sự phản ánh về thông điệp pháp luật trên các báo điện tử
được chọn lọc vào mẫu nghiên cứu. Trong đó, tập trung mô tả thông
điệp về tuyên truyền pháp luật trên ba lĩnh vực (pháp luật phòng, chống
tham nhũng; pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; pháp luật về
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước). Thông điệp được chuyển tải
thông qua chữ viết, hình ảnh.
- Phân tích thực trạng tiếp cận thông điệp pháp luật trên báo điện
tử của CBĐV. Khảo sát, trắc nghiệm và phân tích về mức độ tác động
đến nhận thức; mức độ tác động và thay đổi thái độ, hành vi của CBĐV
sau khi tiếp cận thông điệp pháp luật trên báo điện tử. Đề xuất, kiến
nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho
CBĐV trên báo điện tử.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, đảng viên trên báo
điện tử ở Việt Nam hiện nay
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Báo điện tử: phân tích nội dung thông điệp được phản ánh trên
5 báo điện tử (Vnexpress.net; dantri.com.vn; tienphong.vn;
baophapluat.vn; dangcongsan.vn).
- Khảo sát, trắc nghiệm (phỏng vấn thông tin) đối với cán bộ giữ
chức vụ từ cấp phòng đến cấp cục, vụ ở 3 bộ (Bộ Tư pháp, Bộ Công
Thương, Bộ Xây dựng).
3.3. Phạm vi nghiên cứu

3
Tuyên truyền pháp luật là lĩnh vực vô cùng rộng lớn, có đến hàng
trăm văn bản pháp luật điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội. Trong phạm vi của luận án này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
về hiệu quả tuyên truyền pháp luật ở 3 lĩnh vực liên quan mật thiết đến
CBĐV là: Pháp luật phòng, chống tham nhũng; Pháp luật thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí và pháp luật về trách nhiệm bồi thường của
nhà nước. Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích nội dung tin, bài
tuyên truyền về pháp luật được đăng tải trên 5 báo điện tử:
Vnexpress.net;
dantri.com.vn;
tienphong.vn;
baophapluat.vn;
dangcongsan.vn, trong thời gian từ 1/1/2014 đến 31/12/2015.
Về khách thể nghiên cứu là cán bộ, đảng viên (100% cán bộ đều
là đảng viên). Không gian nghiên cứu nhóm khách thể CBĐV là ở 3 cơ
quan cấp Bộ (Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng) đóng trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở lý luận, định hướng của Đảng và cơ sở pháp lý của việc
tuyên truyền pháp luật cho CBĐV trên báo điện tử?
- Tiêu chí “đo lường” hiệu quả tuyên truyền pháp luật và đánh giá
hiệu quả tuyên truyền pháp luật cho CBĐV trên báo điện tử như thế
nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tuyên truyền pháp luật
cho CBĐV trên báo điện tử? Kiến nghị giải pháp gì để nâng cao hiệu
quả tuyên truyền pháp luật cho CBĐV trên báo điện tử?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Một là, tuyên truyền pháp luật trên báo điện tử có hiệu quả,
nhưng hiệu quả chưa cao, chưa tác động nhiều đến nhận thức, thái độ,
hành vi của CBĐV trong việc tuân thủ pháp luật.
Hai là, các báo điện tử ở Việt Nam chưa thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật cho công chúng, trong đó có
CBĐV. Một bộ phận không nhỏ CBĐV chưa chủ động tìm đọc thông
tin pháp luật trên báo điện tử. Do đó, tuyên truyền pháp luật cho
CBĐV trên báo điện tử hiệu quả còn thấp.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

nguon tai.lieu . vn