Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
***

PHAN THANH HIỀN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng – Năm 2013

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ QUANG SƠN

Phản biện 1: TS. TRẦN XUÂN BÁCH

Phản biện 2: PGS.TS. VÕ NGUYÊN DU

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Giáo dục học tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 6
năm 2013.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học là 03 yếu tố cốt lõi
của hoạt động giáo dục và đào tạo, hơn thế nghiên cứu khoa học còn
là một giải pháp tích cực và hữu hiệu trong việc tạo nên chất lượng
và thương hiệu các trường đại học. Vì vậy, Đảng và nhà nước ta đặc
biệt quan tâm phát triển KHCN, coi đầu tư Giáo dục - Đào tạo, phát
triển KHCN là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển đất
nước.
Trong thời gian qua, công tác NCKH của GV Trường Đại học
Trà Vinh (ĐHTV) đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên,
so với yêu cầu vẫn còn nhiều bất cập. Ngoài ra, biện pháp quản lý
còn nặng về hành chính, thiếu các nhà khoa học có năng lực nghiên
cứu thực sự, thiếu đầu ra cho các kết quả nghiên cứu, các văn bản
hướng dẫn, một số quy định chưa rõ ràng, sát thực và đồng bộ. Vì
thế, chúng tôi đã chọn đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học của giảng viên Trường Đại học Trà Vinh” làm vấn
đề nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp QL hoạt động này theo hướng đẩy mạnh
công tác NCKH và nâng cao chất luợng NCKH của GV của nhà trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý hoạt động
NCKH của GV Trường ĐHTV.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt
động NCKH của GV Trường ĐHTV từ năm 2008 đến năm 2012 và
đề xuất biện pháp quản lý với tầm nhìn đến năm 2020.

2
4. Giả thuyết khoa học
Việc cải tiến các biện pháp quản lý trên cơ sở kế thừa những
điểm mạnh, khắc phục các hạn chế của biện pháp quản lý cũ, đồng
thời bổ sung và thực hiện đầy đủ và đồng bộ các chức năng quản lý
đối với hoạt động NCKH của GV đặc biệt là quan tâm thoả đáng
những biện pháp tạo điều kiện thì hoạt động NCKH của nhà trường
sẽ được đẩy mạnh và đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo của nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động
NCKH của GV
Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
NCKH của GV Trường ĐHTV.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV
Trường ĐHTV
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài
6.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống trong QLGD
6.1.2. Tiếp cận phức hợp
6.2. Các nhóm phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham
khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của GV

3
- Chương 2: Thực trạng QL hoạt động NCKH của GV Trường
ĐHTV
- Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của GV
Trường Đại học Trà Vinh
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học là 03 yếu tố cốt lõi
của hoạt động giáo dục và đào tạo, hơn thế nghiên cứu khoa học còn
là một giải pháp tích cực và hữu hiệu trong việc tạo nên chất lượng
và thương hiệu các trường đại học. Quản lý hoạt động NCKH cũng
là bộ phận của QL quá trình đào tạo ở trường ĐH. Vì thế trong thời
gian qua đã có nhiều TG nghiên cứu về vấn đề này. Mặc dù, có nhiều
tác giả đã nghiên cứu về biện pháp quản lý hoạt động NCKH ở
trường cao đẳng, đại học nhưng đối với tỉnh Trà Vinh nói chung và
Trường Đại học Trà Vinh nói riêng, đây là một vấn đề hoàn toàn mới
chưa được ai nghiên cứu.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
NCKH là một giải pháp tích cự và hữu hiệu trong việc tạo nên
chất lượng và thương hiệu của nhà trường. Hoạt động NCKH giúp
cho giảng viên (GV) nâng cao được trình độ chuyên môn và nghiệp
vụ sư phạm, làm phong phú nội dung giảng dạy, và giúp cho những
nội dung đó mang tính thực ti n cao. Vì vậy, trong thời gian qua có
nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về các giải pháp đẩy mạnh hoạt
động NCKH.
Kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước,
chúng tôi đi sâu tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động NCKH của

nguon tai.lieu . vn