Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN ANH TUẤN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾNG ANH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ VÙNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐẶC BIỆT
KHÓ KHĂN HUYỆN CHƯ PĂH TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Đà Nẵng - Năm 2015

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUANG GIAO

Phản biện 1: TS. LÊ ĐÌNH SƠN

Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN SỸ THƯ

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
12 tháng 9 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Hơn bao giờ hết,
thế giới ngày nay đang chứng kiến sự biến đổi vô cùng to lớn của xã
hội loài người với những đặc trưng là: toàn cầu hóa, công nghệ thông
tin, xã hội học tập. Có thể khẳng định, toàn cầu hóa, sự đổi mới công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và nhu cầu học tập suốt đời là
động lực để con người tổ chức một cách cơ bản đời sống xã hội, đưa
loài người đến một nền kinh tế tri thức, bước vào nền văn minh trí
tuệ. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ như hiện
nay, ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh có vai trò đặc biệt quan trọng.
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng là đổi mới việc dạy
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng cung
cấp cho thế hệ trẻ phương tiện giao tiếp, học tập và làm việc hữu
hiệu trong môi trường đa ngôn ngữ của xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động dạy học (HĐDH) tiếng Anh ở các trường trung học
cơ sở (THCS) tỉnh Gia Lai trong thời gian qua đã đạt những kết quả
khả quan. Tuy nhiên, tại các trường THCS nói chung, các trường
THCS vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (KTXH ĐBKK ) huyện
Chư Păh, tỉnh Gia Lai nói riêng còn những hạn chế, bất cập trong
điều kiện học sinh (HS) của các trường là người dân tộc thiểu số.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Biện pháp
quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở
vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn huyện Chư Păh, tỉnh Gia
Lai” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý
(QL) HĐDH tiếng Anh ở các trường THCS vùng KTXH ĐBKK
huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng
quản lý HĐDH tiếng Anh, đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH
tiếng Anh ở các trường THCS vùng KTXH ĐBKK huyện Chư Păh,
tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh của nhà
trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý HĐDH tiếng Anh ở trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh ở các trường THCS vùng
KTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý HĐDH tiếng Anh ở các trường THCS vùng
KTXH ĐBKK Chư Păh, tỉnh Gia Lai trong thời gian qua đã đạt được
những kết quả quan trọng, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế,
bất cập trong điều kiện HS của các trường là người dân tộc thiểu số.
Nếu áp dụng một cách khoa học, đồng bộ, phù hợp và khả thi các
biện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh ở các trường thì sẽ góp phần
nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THCS vùng
KTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai trong giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý HĐDH tiếng Anh ở
trường THCS.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý HĐDH
tiếng Anh ở các trường THCS vùng KTXH ĐBKK huyện Chư Păh,
tỉnh Gia Lai.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh ở các
trường THCS vùng KTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

3

6. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu công tác quản lý HĐDH tiếng Anh của Hiệu
trưởng các trường THCS vùng KTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnh
Gia Lai.
- Sử dụng số liệu của các trường THCS vùng KTXH ĐBKK
huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2012 - 2015.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Nhóm phương pháp xử lý thông tin
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐDH tiếng Anh ở
trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý HĐDH tiếng Anh ở các trường
THCS vùng kinh tế KTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Chương 3: Biện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh ở các trường
THCS vùng KTXH ĐBKK huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
9. Tổng quan tài liệu của luận văn
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã đọc, tham
khảo các tài liệu về giáo dục học, QLGD và dạy học ngoại ngữ của
các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc
Hải, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc,
Nguyễn Đức Chính, đồng thời nghiên cứu các văn bản quy định về
dạy học ngoại ngữ và tiếng Anh..

nguon tai.lieu . vn