Xem mẫu

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 16. 1Thomas Hung Tran* Tóm tắt Bài viết này tìm hiểu những thách thức cho sự phát triển thị trường tài chính của các quốc gia mới nổi dưới lăng kính tội phạm tài chính, vốn đang có chiều hướng gia tăng mạnh trên toàn thế giới. Bài viết phân tích những ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội của tội phạm tài chính, những hậu quả tiêu cực đối với thị trường tài chính và uy tín quốc gia, nếu các biện pháp ứng phó tội phạm tài chính không được triển khai đúng đắn trong quá trình phát triển thị trường tài chính. Bài viết cũng chỉ ra những thách thức chính phủ Anh đã trải qua trong quá trình kìm hãm tội phạm tài chính để phát triển thị trường tài chính và bất động sản, cũng như những thay đổi mà chính phủ quốc gia này đặt ra cho cơ quan quản lý để gia tăng năng lực phòng thủ trước tội phạm tài chính trong giai đoạn mới. Cuối cùng, tác giả nêu ra những gợi ý để các nhà quản lý trong chính phủ Việt Nam tham khảo, nhằm mục tiêu đảm bảo sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam theo hướng tạo ra động lực cho sự phát triển của đất nước, không đi vào vết xe đổ của các quốc gia khác. Từ khóa: Tội phạm tài chính, trung tâm tài chính, rửa tiền 1. Giới thiệu Thị trường tài chính, với chức năng cơ bản tạo ra kênh truyền dẫn hiệu quả để nguồn vốn lưu thông từ các nhà đầu tư đến các doanh nghiệp và tổ chức có nhu cầu sử dụng vốn, là thực thể quan trọng đóng vai trò đòn bẩy cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường tài chính về vai trò, quy mô và khối lượng giao dịch, đã khiến thị trường này trở thành mục tiêu hấp dẫn của giới tội phạm tài chính. Tội phạm tài chính là khái niệm không mới đối với nhiều quốc gia phát triển và mới nổi trên thế giới, đề cập đến hành vi các tổ chức tội phạm lạm dụng thị trường tài chính * Công ty PricewaterhouseCoopers Anh Quốc | Email liên hệ: tran.d.k.hung@pwc.com 228
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM và các tổ chức tài chính của một quốc gia, nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của các khoản vốn, đưa nguồn vốn này vào lưu thông trong nền kinh tế, thu hồi nguồn vốn đã được hợp pháp hóa về lại các tổ chức tội phạm. Quá trình mà qua đó các tổ chức tội phạm hợp pháp hóa các nguồn vốn bất hợp pháp được gọi là rửa tiền, đã và đang tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, bất ổn xã hội và sự toàn vẹn của các thị trường tài chính trên thế giới. Một thị trường tài chính mất hoặc không có khả năng kiểm soát tính hợp pháp của các nguồn vốn và giao dịch, qua đó bị lũng đoạn bởi giới tội phạm tài chính, không chỉ mất đi vai trò vốn có, còn có khả năng tạo ra những trở lực và bất ổn đối với sự phát triển của một quốc gia. Dưới góc nhìn của giới chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư, cũng như với các tổ chức tài trợ vốn phát triển như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các quốc gia cấp vốn ODA, quyết định đầu tư hoặc mở rộng quy mô đầu tư vào một quốc gia phụ thuộc nhiều vào danh tiếng của thị trường tài chính và sự minh bạch trong quản lý của quốc gia đó. Rất ít giới chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư muốn thực sự đưa tài sản, chất xám, công nghệ, quy trình quản lý vào các quốc gia và vùng lãnh thổ được biết đến như các thiên đường trốn thuế hoặc rửa tiền trên thế giới. Điều này đặt ra câu hỏi lớn cho nhiều quốc gia mới nổi, đang tìm kiếm cơ hội nắm bắt đà phát triển kinh tế, xã hội và công nghệ trên thế giới, để trở thành cường quốc và trung tâm tài chính mới: làm thế nào để tự bảo vệ mình trước giới tội phạm tài chính nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của thị trường tài chính quốc gia. Trong hơn 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã trở thành một hiện tượng trên trường quốc tế về tốc độ phát triển kinh tế và xã hội, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong xóa đói giảm nghèo, cải thiện an sinh xã hội và nâng cao chất lượng y tế và giáo dục. Việt Nam đang trên đường tích lũy nội lực để vươn lên nhóm quốc gia có thu nhập trung bình và trong tương lai xa trở thành quốc gia phát triển. Trên chặng đường này, nhu cầu cấp thiết là xây dựng thương hiệu và uy tín của Việt Nam như điểm đến an toàn và hiệu quả cho các chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thế giới, thu hút nguồn vốn và các yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững như chất xám, công nghệ, và kinh nghiệm quản lý. Và chiến lược phát triển Việt Nam thành một trung tâm tài chính là bước đi chiến lược đúng đắn. Tuy nhiên, trước những thách thực đặt ra bởi giới tội phạm tài chính, cũng như những diễn biến phức tạp về tình hình hối lộ, tham nhũng và tội phạm kinh tế trong nước, Việt Nam cần xác định rõ mục tiêu phát triển thị trường tài chính và trở thành trung tâm tài chính nhằm mục đích thu hút nguồn vốn, chất xám, công nghệ và kinh nghiệm quản lý để phát triển quốc gia. Việt Nam cần học bài học từ nhiều quốc gia đã trải qua giai đoạn này, khi không ít trong số quốc gia đó đã trở thành các thiên đường rửa tiền và trốn thuế, 229
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM nơi nguồn vốn chảy vào với quy mô lớn nhưng không hề tạo ra các động lực phát triển cần thiết. Bài viết này tóm tắt các sự kiện về tội phạm tài chính và rửa tiền đã diễn trong giai đoạn 2000-2020 tại các quốc gia phát triển, cũng như các khuynh hướng mới do loại hình tội phạm này tạo ra trong tầm nhìn 2030. Qua đó phân tích các tác động tiêu cực của tội phạm tài chính đến sự ổn định kinh tế, xã hội và sự phát triển thị trường tài chính, cũng như điểm qua các chính sách ứng phó của vương quốc Anh, nơi đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính và bất động sản trong 2 thập niên qua. Bài viết đặt ra những gợi ý cho giới quản lý từ Chính phủ Việt Nam về những việc cần làm, để đảm bảo tính minh bạch và toàn vẹn cho thị trường tài chính Việt Nam, sẵn sàng cho những vận hội mới trong thập niên này. 2. Tội phạm tài chính trong giai đoạn 2000-2020 và khuynh hướng mới trong tầm nhìn 2030 Thập niên 2010-2020 chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của tội phạm tài chính về quy mô và cách thức hoạt động. Cơ quan Điều tra Tội phạm có tổ chức của Anh Quốc ước tính 2-5% GDP toàn cầu, tức 800-2.000 tỷ USD có liên quan đến hoạt động rửa tiền của giới tội phạm tài chính. Con số này lớn hơn GDP của Arập Saudi, một quốc gia dầu mỏ giàu có tại Trung Đông với GDP 2018 khoảng 748 tỷ USD và đứng thứ 19 trên thế giới. Tội phạm tài chính đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối và khó giải quyết hàng đầu của các chính phủ trên thế giới. Tội phạm tài chính của thập niên 2010-2020 mang 2 khuynh hướng chủ đạo: rửa tiền quy mô lớn nhằm che giấu các hoạt động tham nhũng và phi pháp; rửa tiền nhằm mục đích tài trợ các hoạt động khủng bố. Hình thức rửa tiền quy mô lớn nhằm che giấu các hoạt động tham nhũng và phi pháp phổ biến tại các quốc gia mới nổi, nơi môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và tập quán kinh doanh vẫn tồn tại nhiều hình thức hối lộ và tham nhũng, vốn bất hợp pháp tại các quốc gia phát triển, được chấp nhận rộng rãi. Thông thường, giới tội phạm tài chính thông qua các công ty bình phong với nguồn vốn bất hợp pháp, hoặc các công ty hợp pháp tham gia các hoạt động phi pháp, để đưa nguồn tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính, chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng, nơi quy trình phòng thủ tội phạm tài chính vẫn đang ở giai đoạn phôi thai. Tình hình thường phức tạp hơn khi giới tội phạm tài chính tại các quốc gia mới nổi lại chính là những người trong bộ máy hành chính và chính phủ, cũng như giới điều hành các tổ chức tài chính. Hai trường hợp kinh điển của hình thức rửa tiền này là Ngân hàng Danske của Đan Mạch, chi nhánh Estonia, bị lạm dụng để rửa nguồn tiền phi pháp từ Nga và Trung Quốc, với tổng giá trị hơn 228 tỷ USD trong giai đoạn 2007-2015. Ngân hàng Wachovia của 230
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Mỹ với các mối quan hệ giao dịch tại Mexico, bị lạm dụng để rửa nguồn tiền phi pháp từ giới buôn bán chất kích thích và thuốc phiện Mexico, có sự tham gia của nhiều quan chức trong chính quyền Mexico, với tổng giá trị hơn 390 tỷ USD trong giai đoạn 2004-2007. Các sự kiện này đều đem lại những hệ quả không mong muốn cho danh tiếng quốc gia và tính toàn vẹn của các thị trường tài chính Nga, Trung Quốc và Mexico, khi Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều đã đặt ra các biện pháp trừng phạt đối với nhiều pháp nhân và cá nhân tại 3 quốc gia này. Rửa tiền nhằm mục đích tài trợ khủng bố, tuy nhỏ hơn về quy mô, nhưng cách thức tổ chức mang tính phức tạp, để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sự ổn định xã hội và an ninh kinh tế quốc gia. Thông thường, các tổ chức khủng bố sẽ đứng trên danh nghĩa nhà đầu tư thành lập các doanh nghiệp hợp pháp và kinh doanh hợp pháp, nhằm tạo ra nguồn tiền hợp pháp để chuyển về các tổ chức này. Các tổ chức khủng bố nắm rõ tâm lý khát vốn của các doanh nghiệp tại những quốc gia mới nổi, cũng như tính lỏng lẻo trong việc kiểm soát nguồn gốc nhà đầu tư và nguồn vốn của các tổ chức tài chính tại các quốc gia này. Từ đó nó thành lập các tổ chức đầu tư với trụ sở đặt tại các thiên đường thuế, như British Virgin Islands, Panama và hoặc Cayman Islands và thông qua hệ thống công ty con đầu tư vào các quốc gia mới nổi. Thông thường, các quốc gia nơi thị trường tài chính trở thành điểm trung chuyển nguồn vốn tài trợ khủng bố chịu sự áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm trọng từ Anh, Mỹ và EU, cũng như trở thành những thị trường đỏ thiếu tính minh bạch và toàn vẹn, bị giới chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư gạt khỏi danh sách điểm đến đầu tư. Hai trường hợp kinh điển của hình thức rửa tiền này là Ngân hàng HSBC của Anh, với các chi nhánh Trung Đông và Bắc Phi, bị các tổ chức khủng bố lợi dụng để rửa hơn 8 tỷ USD trong giai đoạn 2000-2010, gây mất ổn định trầm trọng, tạo ra các xung đột tại các quốc gia Bắc Phi. Ngân hàng Standard Chartered của Anh bị các tổ chức có mối quan hệ với chính phủ Iran lợi dụng để rửa khoản vốn giá trị hơn 265 tỷ USD trong giai đoạn 2000-2010. Các sự kiện này đều trở thành những vấn đề nhức nhối đối với chính phủ Anh, đã thúc đẩy đợt cải cách cơ quan quản lý triệt để và sâu rộng nhất trong lịch sử quản lý thị trường tài chính của Anh vào tháng 4-2013. Đối với các quốc gia mới nổi, trong tầm nhìn 2030, giới tội phạm tài chính được dự báo tạo ra 2 khuynh hướng mới: lợi dụng hệ sinh thái công nghệ tài chính, bao gồm các sản phẩm tiền ảo, để trung chuyển nguồn vốn bất hợp pháp với quy mô nhỏ nhưng tổng giá trị lớn; tiếp tục đẩy mạnh việc tận dụng sự thiếu kinh nghiệm quản lý và biện pháp phòng thủ tội phạm tài chính để lạm dụng hệ thống tài chính và thị trường tài chính của các quốc gia mới nổi. 231
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 3. Tội phạm tài chính và tác động kinh tế - xã hội Tội phạm tài chính tạo ra nhiều hậu quả tiêu cực có tác động sâu rộng đến kinh tế - xã hội. Tội phạm tài chính, với bản chất là kênh chuyển hoá nguồn vốn bất hợp pháp thành hợp pháp, tạo ra môi trường thuận lợi để các tổ chức tội phạm tiến hành và mở rộng các hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, buôn bán các chất cấm như ma túy và cần sa, kinh doanh các ngành nghề bị cấm, cũng như tạo không gian mở cho các quan chức chính quyền biến chất tiến hành các hành vi tham nhũng và lũng đoạn chính quyền cơ sở. Về tác động kinh tế, tội phạm tài chính là nguyên nhân của ba tác động tiêu cực: sự đổ vỡ của khối kinh tế tư nhân, tính mất ổn định của nền kinh tế và chính sách kinh tế, và sự tổn hại uy tín quốc gia. Sự đổ vỡ của khối kinh tế tư nhân Tội phạm tài chính thường sử dụng các công ty bình phong, vốn có nguồn tài chính dồi dào từ các tổ chức tội phạm, tạo ra lợi nhuận hợp pháp và dần chuyển nguồn vốn bất hợp pháp thành hợp pháp thông qua quá trình chi trả lợi nhuận và tái đầu tư. Trong thị trường mới nổi rất phổ biến các trường hợp quan chức chính phủ lập công ty sân sau, hoặc công ty do các thành viên trong gia tộc đứng tên để rửa các khoản tiền tham nhũng và tham gia các ngành nghề kinh tế. Với nguồn vốn vượt trội so với các doanh nghiệp tư nhân, cộng với các mối quan hệ có sẵn, các công ty bình phong này thường tiếp cận được với các đối tượng khách hàng ở những mức giá và dịch vụ các doanh nghiệp tư nhân khác không có khả năng tiếp cận. Điều này trực tiếp thúc đẩy quá trình đào thải các doanh nghiệp tư nhân với nguồn vốn hợp pháp ra khỏi thị trường, đẩy mạnh thị phần của các công ty bình phong. Hệ quả tất yếu của quá trình đào thải này là sự đổ vỡ của khối kinh tế tư nhân, khi các doanh nghiệp với nguồn vốn hợp pháp không thể tham gia thị trường, và các doanh nghiệp bình phong nắm quyền chi phối trên thị trường. Tính mất ổn định của nền kinh tế và chính sách kinh tế Các tổ chức tội phạm chỉ có mục tiêu duy nhất là chuyển hóa nguồn vốn bất hợp pháp thành nguồn vốn hợp pháp, ít quan tâm đầu tư công nghệ, chất xám và kinh nghiệm quản lý. Thông thường, các tổ chức tội phạm thường đầu tư số vốn lớn vào các ngành nghề phổ thông, thường không thu hút sự quan tâm của giới truyền thông, nhằm bảo toàn vốn và đảm bảo quá trình chuyển hóa của nguồn vốn. Điều này thường không mang lại lợi ích cho nền kinh tế, không tạo ra các động lực cần thiết cho sự phát triển bền vững. Trong các quốc gia mới nổi, giới tội phạm tài chính thường nhắm vào các khu vực nhà hàng, khách sạn, xây dựng và bất động sản, tạo ra làn sóng phát triển ảo và bong bóng giá cả. Hệ quả, khi giới tội phạm tài chính cảm thấy các ngành nghề này không còn tính an toàn, 232
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM nguồn vốn sẽ bị dịch chuyển sang các ngành khác, gây ra sự đổ vỡ của nhiều khu vực kinh tế và cho nền kinh tế. Ở góc độ kinh tế vĩ mô, tội phạm tài chính có thể tạo ra nhiều bất ổn cho chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ, khi hành vi của giới này hoàn toàn đi ngược với các hành vi kinh tế truyền thống. Một trường hợp điển hình là tỷ giá đi ngược với chính sách quản lý khi giới tội phạm tài chính không đầu tư vào các quốc gia có tỷ suất sinh lợi cao, mà tập trung vào các quốc gia mới nổi, nơi hệ thống nhận diện và phòng ngừa tội phạm tài chính còn non yếu. Tội phạm tài chính cũng có thể tạo ra tính mất ổn định trong lạm phát, thông qua việc tác động đến sự hình thành các cơn sốt tài sản và hàng hóa trong các khu vực kinh tế giới tội phạm tài chính đánh giá là an toàn cho việc sử dụng nguồn vốn, và có khả năng thu hồi nguồn vốn đã chuyển hóa trong thời gian ngắn. Hậu quả nhãn tiền là sự tồn tại các bong bóng tài sản, sự thiệt hại về vốn đối với các nhà đầu tư chân chính khi các bong bóng tài sản đổ vỡ. Sự tổn hại uy tín quốc gia Trong nền kinh tế toàn cầu, các chính phủ đều không muốn uy tín và thương hiệu quốc gia bị tổn hại vì có mối liên hệ đến tội phạm tài chính. Đối với các thị trường nơi các hoạt động rửa tiền diễn ra phổ biến, niềm tin của giới chủ doanh nghiệp và đầu tư thường sụt giảm mạnh mẽ, việc chuyển giao công nghệ, chất xám và kinh nghiệm quản lý thường không được cân nhắc. Các quốc gia này, bên cạnh việc không thể thu hút các nguồn vốn và nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế, thường chịu sự trừng phạt của các quốc gia như Anh, Mỹ và EU, mất đi tính cạnh tranh và tiếng nói trên trường quốc tế, chỉ có thể là điểm đến ưa thích của các tổ chức tội phạm. Quan trọng hơn, khi uy tín quốc gia đã mất, hình ảnh một quốc gia đã gắn liền với tội phạm tài chính sẽ rất khó để thuyết phục cộng đồng quốc tế. Thông thường, để thực hiện các chương trình tái định hình uy tín quốc gia lấy lại niềm tin từ giới chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư, các chính phủ sẽ tốn thời gian 5-10 năm và chi tiêu ngân sách đáng kể, để thỏa mãn các yêu cầu từ cộng đồng quốc tế về môi trường đầu tư minh bạch và có biện pháp cụ thể phòng ngừa tội phạm tài chính. Về tác động xã hội, tội phạm tài chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra sự chia rẽ các tầng lớp, gia tăng khoảng cách giàu nghèo khi một bộ phận giàu lên nhanh chóng bằng các hoạt động phi pháp. Bên cạnh đó, các ngành nghề kinh doanh phi pháp như buôn lậu, buôn bán chất kích thích, hoặc chế tạo nhiên liệu giả, thường tạo ra áp lực lên chính phủ, khi các khoản chi cho ngành hành pháp và tư pháp, y tế, và giao thông để khắc phục hậu quả ngày càng tăng cao. Ngoài ra, việc tội phạm tài chính không chịu sự quản lý của chính phủ sẽ tạo ra tiền đề để một số hành vi bất hợp pháp được ghi 233
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM nhận là các tập quán trong kinh doanh và được xã hội chấp nhận, góp phần làm suy thoái giá trị đạo đức của xã hội. Đây là trường hợp phổ biến tại các quốc gia mới nổi, nơi nhiều hành vi bất hợp pháp như hối lộ, tham nhũng, đi cửa sau, hoặc công ty gia đình tham gia các gói thầu đã được định sẵn, là các hành vi phổ biến và được xã hội chấp nhận, gây xói mòn cho tiêu chuẩn đạo đức của xã hội. 4. Tội phạm tài chính và tác động đến tính minh bạch và toàn vẹn của thị trường tài chính Phát triển thị trường tài chính và trở thành trung tâm tài chính đã trở thành mục tiêu và chiến lược của các quốc gia mới nổi. Đây là chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. Bởi chỉ khi thị trường tài chính đạt đến một mức độ phát triển nhất định, nguồn vốn từ giới chủ doanh nghiệp và nhà đầu mới được lưu thông hiệu quả đến các chủ thể có nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện chuyển giao công nghệ, chất xám và kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, chiến lược này cũng đồng thời thu hút giới tội phạm tài chính, những người hiểu rõ nhu cầu vốn tại các thị trường mới nổi, cũng như tính sơ khai của các biện pháp nhận diện và phòng thủ trước tội phạm tài chính của các thị trường này. Tội phạm tài chính là nguyên nhân dẫn đến 2 tác động tiêu cực cản trở sự phát triển của một thị trường tài chính: sự xói mòn trong tính minh bạch và sự đổ vỡ về tính toàn vẹn của thị trường tài chính. Sự xói mòn trong tính minh bạch của thị trường tài chính Tính minh bạch đề cập đến sự công bằng và tính mở về thông tin đối với các thực thể tham gia thị trường tài chính. Tính minh bạch đảm bảo mọi thực thể tham gia thị trường đều có quyền tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin thị trường, không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích và các giao dịch nội gián để mang lại lợi ích cho các nhóm lợi ích đó. Với các phương thức che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của nguồn vốn, tội phạm tài chính tham gia thị trường tài chính với nguồn ngân quỹ lớn và nhận được nhiều sự quan tâm của các thực thế có nhu cầu sử dụng vốn. Ở các quốc gia mới nổi, giới tội phạm tài chính là những người có vai trò trong xã hội và chính quyền, do đó rất dễ hình thành các nhóm lợi ích, trong đó tội phạm tài chính liên tục chuyển đổi khoản đầu tư giữa các doanh nghiệp được đầu tư, hoặc các khu vực kinh tế và ngành nghề được đầu tư, để chuyển hóa nguồn vốn bất hợp pháp thành nguồn vốn hợp pháp. Thông qua các công ty hoặc quỹ đầu tư bình phong, tội phạm tài chính cản trở việc tiếp cận thông tin về nguồn gốc vốn đầu tư, cũng như tạo nên sự mất công bằng trên thị trường khi tiếp cận các nguồn thông tin nội gián. 234
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Một khuynh hướng nhãn tiền đối với các quốc gia mới nổi là trong quá trình phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, một số quan chức chính phủ, người thân và đối tác giàu lên nhanh chóng nhờ các hành vi bất hợp pháp. Với sự phát triển của thị trường tài chính, các đối tượng này thường thành lập các công ty đầu tư bình phong, cung cấp nguồn vốn lớn cho các thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Các công ty bình phong dần hình thành quyền sở hữu tại nhiều doanh nghiệp, xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin nội gián, hình thành các nhóm chi phối giá cả thị trường. Với lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động đầu tư, các đối tượng này có thêm điều kiện để không chỉ mở rộng các hoạt động phi pháp, còn nhanh chóng chuyển hóa nguồn vốn bất hợp pháp thành hợp pháp. Hệ quả để lại là một thị trường nơi nhà đầu tư chân chính không được đối xử công bằng và trở thành một phần trong kế hoạch điều khiển thị trường của giới tội phạm tài chính, thay vì những khoản đầu tư và chuyển giao công nghệ, chất xám và quy trình quản lý có lợi cho sự phát triển kinh tế, là các khoản đầu tư nhằm mục đích che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của nguồn vốn. Do đó, trong chiến lược phát triển thị trường tài chính, để không rơi vào tình huống thị trường bị chi phối bởi giới tội phạm tài chính, cũng như không tạo ra động lực phát triển kinh tế, những người làm chính sách và giới lãnh đạo tại các định chế tài chính cần giải đáp 2 bài toán lớn: nhận biết nguồn gốc của nhà đầu tư và vốn đầu tư, theo dõi các giao dịch để phát hiện trường hợp có dấu hiệu hoặc liên quan đến tội phạm tài chính. Sự đổ vỡ về tính toàn vẹn của thị trường tài chính Tính toàn vẹn đề cập đến chủ quyền của một chính phủ trong việc quyết định các chính sách liên quan đến việc quản lý và phát triển của thị trường tài chính. Ngoài ra, tính toàn vẹn cũng liên quan đến vấn đề tự chủ và độc lập trong quyết định đầu tư, hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp và định chế tài chính của một quốc gia khi tham gia thị trường của một quốc gia khác. Các thị trường tài chính có hình ảnh gắn liền với giới tội phạm tài chính, như là thiên đường rửa tiền và trốn thuế, thường bị áp đặt các lệnh trừng phạt vào cá nhân, doanh nghiệp, định chế tài chính và chính phủ bởi các quốc gia lớn như Anh, Mỹ và EU. Các lệnh trừng phạt, thường liên quan đến việc hạn chế hoặc cấm các giao dịch tài chính và kinh doanh, chuyển tiền và di chuyển, tạo ra nhiều hạn chế cho chính phủ và doanh nghiệp trong việc tự quyết định chính sách và chiến lược. Điều này tạo ra nhiều tác động nghiêm trọng đến chiến lược trở thành trung tâm tài chính, nơi nguồn vốn và các giao dịch phải lưu thông 2 chiều: từ ngoài vào nền kinh tế và ngược lại. Tác động đầu tiên là chính phủ các nước chịu sự trừng phạt phải thương thảo với các nước áp đặt trừng phạt trước khi thi hành các chính sách. Tình huống phổ biến tại các quốc gia mới nổi thường bao gồm lệnh điều tra các đối tượng, hoặc áp dụng các chính 235
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM sách nhận diện và phòng chống tội phạm tài chính theo tiêu chuẩn của các quốc gia phát triển, vốn không phù hợp và tốn kém, theo yêu cầu từ các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt. Tác động thứ hai là sự hạn chế về công nghệ, chất xám và kinh nghiệm quản lý vốn không được nhà đầu tư và giới chủ doanh nghiệp cân nhắc cho các thị trường có liên quan đến tội phạm tài chính, cũng như không thể dịch chuyển vào các thị trường này do các lệnh trừng phạt. Điều này dẫn đến các thị trường có liên quan đến tội phạm tài chính mất đi những yếu tố then chốt cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tác động thứ ba là sự tẩy chay của cộng đồng quốc tế khiến các doanh nghiệp và định chế tài chính nội địa không thể phát triển thị trường nước ngoài. Điều này có thể do chính phủ nhiều nước áp đặt các quy trình kiểm tra nghiêm ngặt cho nguồn vốn đến từ các quốc gia có liên quan đến tội phạm tài chính, hoặc sự tẩy chay của khách hàng tại các thị trường nước ngoài. Đối với các thị trường mới nổi, không hiếm tình huống nhiều thị trường đã hình thành các tập đoàn và định chế tài chính nội địa với quy mô lớn, có thể cạnh tranh với các tập đoàn và định chế tài chính đa quốc gia, nhưng do uy tín của quốc gia và sự non yếu của hệ thống nhận diện và phòng ngừa tội phạm tài chính của quốc gia, không thể đầu tư hoặc đầu tư rất hạn chế và trong bí mật ở các thị trường nước ngoài. Tác động thứ tư là thị trường bị chi phối bởi giới tội phạm tài chính, những người có khả năng và phương pháp để đưa vốn vào thị trường các nước mới nổi đang chịu lệnh trừng phạt. Điều này tạo ra thị trường vốn hóa lớn, giao dịch sôi nổi nhưng không được sự công nhận của cộng đồng quốc tế, trở thành điểm đến ưa thích của giới tội phạm tài chính. Thách thức đặt ra cho giới quản lý chính phủ và các định chế tài chính đối với tính toàn vẹn của thị trường tài chính, trong bối cảnh thị trường là đích đến và mục tiêu của giới tội phạm tài chính, là tạo ra thể chế và chế độ kiểm soát phù hợp với bối cảnh thị trường và tình hình kinh tế trong nước để thu hút giới chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư chân chính, tạo ra rào cản với giới tội phạm tài chính. 5. Những thay đổi trong chính sách và cơ chế ứng phó tội phạm tài chính của vương quốc Anh Trong 20 năm đầu của thiên niên kỷ mới, thị trường tài chính Anh chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với dòng vốn khổng lồ chảy vào từ Nga, Trung Quốc và Trung Đông. Cùng với sự phát triển của các định chế tài chính, khối lượng giao dịch của thị trường và sự tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản, giới quản lý Anh nhận ra kẽ hở lớn trong hệ thống quản lý về hành vi tài chính. Nhận thấy mối đe dọa an ninh quốc gia ngày càng gia tăng từ các hành vi tài chính, đặc biệt từ tội phạm tài chính, ngày 1-4-2013, cơ quan Giám sát và Quản lý Dịch vụ Tài chính của Anh đã tái cấu trúc và tự phân tách thành cơ quan Giám sát và Quản lý Hành vi Tài chính và cơ quan Giám sát và Quản lý Vốn. Giới 236
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM quản lý của Anh cho rằng, nếu việc quản lý vốn nhằm mục đích phòng tránh mcuộc khủng hoảng và sụp đổ hàng loạt của thị trường tài chính như hồi 2008, việc quản lý các hành vi trên thị trường càng có vai trò quan trọng bởi chức năng này giúp các thực thể tham gia thị trường hiểu được quyền, nghĩa vụ và và cách thức điều chỉnh hành vi của mình, nhằm đảm bảo tính minh bạch và toàn vẹn của thị trường, cũng như đảm bảo tội phạm tài chính không có không gian hoạt động trên thị trường tài chính Anh. Ngay từ ngày đầu thành lập, cơ quan Quản lý và Giám sát Hành vi Tài chính đã được quốc hội Anh giao 4 nhiệm vụ trọng tâm: quản lý cách thức giao dịch và phân phối sản phẩm tài chính giữa các thực thể tham gia thị trường, quản lý chức năng và nhiệm vụ của giới quản lý tại các định chế tài chính, quản lý cạnh tranh, và quản lý việc phòng ngừa tội phạm tài chính, bao gồm các hành vi giao dịch nội gián, rửa tiền, tung tin khống và khống chế thị trường thông qua các nhóm lợi ích. Bên cạnh việc thành lập 2 cơ quan trên, quốc hội Anh cũng tăng cường hành lang pháp lý bằng các đạo luật Phòng chống rửa tiền và Luật Hình sự sửa đổi. Trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các đối tượng chịu sự quản lý của 2 bộ luật này trong vấn đề phòng chống tội phạm tài chính và rửa tiền. Dựa trên 2 bộ luật này, cơ quan Quản lý và Giám sát Hành vi Tài chính thường xuyên tiến hành 3 nghiệp vụ quản lý đối với các định chế tài chính: Kiểm tra theo chuyên đề Đây là hình thức trong đó cơ quan Quản lý và Giám sát Hành vi Tài chính đánh giá khuynh hướng tội phạm tài chính, trong bối cảnh thị trường, kinh tế và xã hội nhằm xác định các khu vực hoặc nghiệp vụ có khả năng bị tội phạm tài chính lợi dụng để đưa nguồn vốn bất hợp pháp vào thị trường. Trung bình mỗi năm, cơ quản này tiến hành kiểm tra 5- 10 chuyên đề, nhắm vào các nhóm định chế tài chính riêng biệt, như định chế tài chính vừa và nhỏ, định chế tài chính phục vụ cho khách hàng có tổng tài sản cao, định chế tài chính từ Nga, Trung Quốc hoặc Trung Đông, hoặc định chế tài chính toàn cầu. Trong mỗi đợt kiểm tra theo chuyên đề, các định chế tài chính sẽ được thông báo trước về mục tiêu và cách thức tổ chức của đợt kiểm tra và có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, nhân lực và thời gian để hỗ trợ cơ quan Quản lý và Giám sát Hành vi Tài chính thực hiện chức năng kiểm tra. Tuy mỗi đợt kiểm tra sẽ có mục tiêu riêng biệt, tựu trung lại mục tiêu sau cùng của cơ quan này nhằm đánh giá mức độ chặt chẽ trong quản lý và giảm sát tại các định chế tài chính, cũng như tính tuân thủ luật và quy định của các định chế tài chính trong vấn đề phòng ngừa tội phạm tài chính. Các chuyên đề thường gặp trong các đợt kiểm tra bao gồm: ▪ Hệ thống và phương pháp phòng chống tội phạm tài chính, bao gồm các tình huống có rủi ro đặc biệt cao; 237
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ▪ Hệ thống và phương pháp theo dõi giao dịch; ▪ Cách thức triển khai hệ thống phòng chống tội phạm tài chính theo phương pháp đánh giá rủi ro; ▪ Cách tiếp cận của định chế tài chính với các đối tượng chịu lệnh trừng phạt; và ▪ Hệ thống và phương pháp chống hối lộ, tham nhũng và tội phạm kinh tế. Với tính chất chuyên sâu và kéo dài, cũng như tần suất liên tục, của các đợt kiểm tra theo chuyên đề, cơ quan Quản lý và Giám sát Hành vi Tài chính tạo nên áp lực cần thiết để các định chế tài chính và các thực thể tham gia thị trường tài chính liên tục đổi mới quy trình quản lý, áp dụng các công nghệ vào quy trình quản lý, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cơ quan này. Đối với các định chế tài chính không đạt yêu cầu sau mỗi đợt kiểm tra, các hình thức chế tài được đặt ra, bao gồm các hình phạt về tài chính và giám sát bằng chuyên gia, thường kéo dài và đem lại tổn thất lớn về tài chính. Vì vậy, các định chế tài chính của Anh đã đầu tư rất nhiều cho bộ phận quản lý rủi ro và phòng chống tội phạm tài chính, đã tạo ra 2 tác động tích cực: sự thay đổi và tiến bộ của định chế tài chính trong vấn đề phòng thủ tội phạm tài chính; bức tường quản lý nhằm hạn chế giới tội phạm tài chính thâm nhập thị trường tài chính Anh. Giám sát bằng chuyên gia Đây là hình thức giám sát theo Điều 166 Bộ Luật Dịch vụ và Thị trường Tài chính do quốc hội Anh đưa vào lưu hành từ năm 2000. Điều 166 cho phép cơ quan Quản lý và Giám sát Hành vi Tài chính bổ nhiệm một doanh nghiệp tư vấn với vai trò chuyên gia phòng chống tội phạm tài chính tiến hành đánh giá hệ thống, nhân lực và quy trình phòng chống tội phạm tài chính của một định chế tài chính. Hình thức giám sát theo điều 166 thường được cơ quan này áp đặt trong trường hợp định chế tài chính bộc lộ nhiều sai phạm và thiếu sót nghiêm trọng trong các đợt kiểm tra theo chuyên đề. Mục tiêu sau cùng của giám sát theo điều 166 là để cơ quan này có đánh giá khách quan về những thay đổi và tiến bộ, nếu có, của định chế tài chính trong thời gian sau các đợt kiểm tra chuyên đề, và nếu không có những thay đổi cần thiết như đã nêu ra trong kiểm tra chuyên đề, đưa ra các hình phạt cần thiết để răn đe và chấn chỉnh định chế tài chính. Giám sát theo Điều 166 đã trở thành công cụ đắc lực của cơ quan Quản lý và Giám sát Hành vi Tài chính, tạo điều kiện cho sự hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia chính phủ và chuyên gia trên thị trường trong lĩnh vực phòng chống tội phạm tài chính. Với sự phát triển của thị trường và tình hình tội phạm tài chính tại Anh, số lượng đợt giám sát theo Điều 166 đã gia tăng với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử, từ gấp rưỡi đến gần gấp đôi qua mỗi năm. Sau mỗi đợt giám sát, cơ quan này đặt ra các hình thức chế tài 238
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM về tài chính khổng lồ, có thể lên đến hàng trăm triệu bảng Anh. Bên cạnh đó, các hình thức chế tài phi tài chính như truất quyền điều hành định chế tài chính của các vị trí quản lý, yêu cầu thay đổi hệ thống và quy trình quản lý phòng chống tội phạm tài chính, cũng như yêu cầu đầu tư nâng cấp hệ thống theo dõi giao dịch cũng thường được cơ quan này áp dụng. Nếu việc kiểm tra theo chuyên đề tạo ra áp lực tuân thủ và đổi mới cho các định chế tài chính, việc giám sát theo Điều 166 là tuyên ngôn của cơ quan Quản lý và Giám sát Hành vi Tài chính rằng, không sai phạm nào được chấp nhận từ phía cơ quan quản lý chính phủ. Điều này tạo nên bức tường quản lý mạnh mẽ để phòng chống tội phạm tài chính lợi dụng kẽ hở thâm nhập thị trường. Truy tố Nếu kiểm tra theo chuyên đề và giám sát theo Điều 166 thường để lại các hình phạt thương mại, truy tố hình sư là biện pháp nhằm mục đích truy tố theo bộ luật phòng chống rửa tiền. Hình thức này chưa từng được thực hiện cho đến tháng 3-2021 khi cơ quan Quản lý và Giám sát Hành vi Tài chính công khai tuyên bố tiến hành truy tố Ngân hàng NatWest của Anh về những sai phạm nghiêm trọng trong hệ thống và quy trình phòng ngừa tội phạm tài chính. Đối với truy tố, trở ngại lớn nhất đối với cơ quan quản lý là quá trình thu thập chứng cứ, vốn kéo dài và thường bị phân tách do quá trình hoạt động của định chế tài chính bị truy tố. Thực tế các định chế tài chính sẽ sử dụng các luật sư tố tụng có nhiều kinh nghiệm trên thị trường, dẫn đến cuộc chiến pháp lý kéo dài và không mang lại nhiều lợi ích tài chính cho chính phủ, như các hình thức kiểm tra theo chuyên đề và giám sát theo Điều 166. Thông thường, cơ quan quản lý phải đảm bảo việc tìm ra chuyên gia có tiếng nói trên thị trường và được công nhận rộng rãi trong cộng đồng chuyên gia phòng chống tội phạm tài chính, để tiến hành thẩm tra, đánh giá độc lập các bất thường và sai phạm của định chế tài chính bị truy tố; phối hợp với luật sư truy tố của cơ quan quản lý tiến hành đánh giá sự thành lập các sai phạm pháp luật. Tuy quá trình truy tố vừa mới bắt đầu, đây sẽ là câu chuyện đáng để theo dõi bởi sẽ tạo thành án lệ đầu tiên trên thị trường Anh, khi một sai phạm toàn diện về phòng chống rửa tiền lần đầu được đưa ra tòa án trên góc độ vi phạm pháp luật. 239
  13. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 6. Vấn đề nâng cao khả năng ứng phó tội phạm tài chính của Việt Nam trong chiến lược xây dựng và phát triển thị trường tài chính Đi cùng với quá trình phát triển kinh tế, tình hình tội phạm trong và ngoài nước đang có những diễn biến phức tạp. Bên cạnh giới làm ăn phi pháp nấp bóng các doanh nghiệp hợp pháp, hoặc giới công ty sân sau đóng vai trò bình phong cho các hoạt động tham nhũng của một bộ phận quan chức biến chất, Việt Nam đang là mục tiêu của nhiều nhóm tội phạm tài chính xuyên quốc gia tìm kiếm miền đất an toàn, ít chịu sự quản lý của chính phủ để chuyển hóa nguồn vốn bất hợp pháp. Song song với các loại hình tội phạm truyền thống, trong quá trình chuyển hóa nền kinh tế trong thời đại số hóa, các hệ sinh thái tài chính mới nổi tại Việt Nam, cũng như các loại hình tiền tệ phi vật thể như tiền ảo, cũng đang tạo ra những thách thức lớn không chỉ với Việt Nam còn cho nhiều chính phủ trên thế giới. Không thể phủ nhận các hoạt động kinh tế số đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Tuy nhiên, với đặt điểm không yêu cầu nhiều sổ sách và chứng từ, kinh tế số đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho giới tội phạm tài chính, nhất là khi các giao dịch gần như không để lại nhiều dấu vết như kinh tế truyền thống, khung pháp lý và quản lý về pháp luật vẫn đang bỏ ngỏ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta bàn về những giải pháp Việt Nam có thể thực hiện trong giai đoạn trước mắt để tạo nền tảng trong sạch và lành mạnh để thị trường tài chính và nền kinh tế có thể phát triển theo hướng đưa đất nước vươn mình trở thành quốc gia hiện đại và phát triển bền vững. Quan trọng hơn, đây là những giải pháp có thể giúp Việt Nam nâng cao khả năng ứng phó tội phạm tài chính, giúp thị trường tài chính Việt Nam giữ vững mục tiêu là điểm đến hấp dẫn cho giới chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư chân chính. Thành lập cơ quan chuyên trách về hành vi tài chính Trong giai đoạn đầu, cơ quan này cần tập trung vào các hành vi dễ bị lợi dụng bởi giới tội phạm tài chính. Về các hành vi khác trên thị trường, như giao dịch và phân phối sản phẩm tài chính và cạnh tranh không lành mạnh, có thể nghiên cứu và đưa vào thực hiện trong tương lai xa. Để hoạt động hiệu quả và nắm bắt được các thông tin quan trọng, cơ quan này cần được Chính phủ tạo hành lang pháp lý và hướng dẫn để hợp tác với cơ quan chuyên trách về an ninh và tội phạm kinh tế, cũng như với các định chế tài chính. Cơ quan chuyên trách về hành vi tài chính cần tiến hành các nghiệp vụ sau đây để thực hiện chức năng giám sát và quản lý, tạo tiền đề nâng cao sức phong thủ tội phạm tài chính: ▪ Nghiên cứu các khuynh hướng mới của tội phạm tài chính, bao gồm các phương pháp rửa tiền và tổ chức tội phạm, trong bối cảnh kinh tế và xã hội của đất nước, 240
  14. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM để làm đánh giá tổng thể về rủi ro rửa tiền trong nền kinh tế và xác định các đối tượng, khu vực, cũng như định chế tài chính, là mục tiêu của tội phạm tài chính. Nghiên cứu này cần được tiến hành theo năm và báo cáo phải có trước khi cơ quan tiến hành lên kế hoạch hoạt động cho năm mới. ▪ Trên cơ sở báo cáo đánh giá, lên kế hoạch tiến hành kiểm tra theo chuyên đề. Để thực hiện nhiệm vụ này, cơ quan chuyên trách cần hiểu rõ các mảng, quy trình và hệ thống của định chế tài chính cần được đánh giá; cũng như bối cảnh tội phạm tài chính và các thực thể liên quan, để đặt ra những mục tiêu phù hợp cho đợt đánh giá. Quan trọng hơn, cơ quan chuyên trách cần có những cán bộ đủ kinh nghiệm và trình độ để nắm bắt được những điểm yếu và sai sót trong quy trình quản lý và thực tế kinh doanh của các định chế tài chính. ▪ Hình thành cơ chế hợp tác giữa cơ quan chuyên trách và các công ty tư vấn trên thị trường, để tiến hành đánh giá độc lập những cải thiện của các định chế tài chính sau quá trình kiểm tra theo chuyên đề. ▪ Hình thành các chế tài tài chính và phi tài chính, tạo nên những áp lực phát triển cần thiết cho các định chế tài chính và thị trường tài chính. ▪ Hình thành cơ chế ghi nhận và lưu trữ kết quả của quá trình kiểm tra theo chuyên đề và đánh giá của chuyên gia nhằm xây dựng một thư viện các định chế tài chính và cộng đồng có thể truy cập nhằm nâng cao nhận thức và chia sẻ kinh nghiệm. Trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam, thiết nghĩ sẽ có 3 trở lực lớn trong việc thành lập và hoạt động của cơ quan chuyên trách về hành vi tài chính: hành lang pháp lý, khả năng phối hợp hoạt động với các cơ quan chuyên trách khác và với khối tư nhân, và trình độ của viên chức cơ quan này. Trước khi thành lập, Chính phủ có thể lấy ý kiến của các chuyên gia đã từng làm việc cho các cơ quan tương đương ở các nước phát triển để học hỏi kinh nghiệm, phương thức tổ chức. Sửa đổi bổ sung bộ luật phòng chống tội phạm tài chính và phòng chống tham nhũng Khuynh hướng của các nước phát triển là đưa hướng dẫn của các tổ chức phòng chống tội phạm tài chính và phòng chống tham nhũng được công nhận trên thế giới vào một phần bộ luật. Điều này không những giúp tiết kiệm thời gian đối với nhà làm chính sách ở các quốc gia mới nổi, còn đem lại khả năng cập nhật liên tục đối với các khuynh hướng mới trên thế giới. Tuy nhiên, Chính phủ cần thành lập ban chuyên trách gồm những cán bộ đủ kiến thức và kinh nghiệm để nghiên cứu các hướng dẫn này, đưa ra các sửa đổi, bổ sung và ngoại trừ để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và pháp luật của Việt Nam. Khi 241
  15. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM đã chính thức đưa vào luật, Chính phủ cần cho các định chế tài chính nắm được vấn đề vi phạm hướng dẫn cũng đồng nghĩa với vi phạm luật. Làm việc chặt chẽ với các tổ chức đánh giá về tính minh bạch và các tổ chức phòng chống tội phạm tài chính trên thế giới Để xây dựng vị thế minh bạch tài chính cho Việt Nam, Chính phủ cần xây dựng cơ chế để chủ động làm việc, và trong các trường hợp cần thiết hợp tác với các tổ chức minh bạch trên thế giới. Một nguyên nhân cơ bản là các báo cáo đánh giá, cũng như bảng xếp hạng của các tổ chức này thường xuyên được giới chủ doanh nghiệp và đầu tư chân chính tham khảo trước khi tiến hành ra quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, cũng như uy tín của Việt Nam trong cộng đồng tài chính thế giới, cũng phụ thuộc vào góc nhìn của những tổ chức này. Trong quá trình xây dựng mối quan hệ với các tổ chức minh bạch, Việt Nam cần sử dụng các cán bộ có uy tín trên trường quốc tế trong các cuộc đối thoại và hợp tác. Điều này rất quan trọng bởi Việt Nam cần là bên làm chủ các cuộc trao đổi, nhằm đạt được mục tiêu trở thành bên có thiện ý thay đổi, cải thiện hệ thống phòng thủ tài chính và chống hối lộ và là đối tác bình đẳng của các tổ chức minh bạch. Mối quan hệ với các tổ chức này cũng tạo điều kiện cho Việt Nam được tiếp xúc với những góc nhìn và nghiên cứu về khuynh hướng tội phạm tài chính và tham nhũng trên thế giới, qua đó hình thành những định hướng cho chính sách của Việt Nam. Các tổ chức minh bạch là những công cụ truyền thông hiệu quả trên trường quốc tế. Việc đưa Việt Nam trở thành đối tác hợp tác chặt chẽ và bình đẳng với các tổ chức này, cũng đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trên trường quốc tế. Tối thiểu, giới chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư chân chính sẽ nhận thấy những thay đổi trong môi trường kinh doanh và tài chính của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn vốn, cũng như công nghệ, chất xám, và quy trình quản lý được đưa về nước. Bên cạnh đó, nguồn vốn từ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cũng được nhận sự đối xử công bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lớp doanh nghiệp hàng đầu có mạng lưới trên thế giới, giống như những gì các nước trong khu vực đạt được trong những thập niên qua. 242
nguon tai.lieu . vn