Xem mẫu

  1. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN THỊ BẢO TÚY Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu, phân tích thực trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế qua đó rút ra đánh giá chung. Trên cơ sở lí luận, cơ sở thực trạng và cơ sở pháp lý hữu quan, tác giả đề xuất các giải pháp, định hướng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với nguồn lực và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. Từ khóa: nông nghiệp, tổ chức, lãnh thổ, Thừa Thiên Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nông nghiê ̣p vẫn là ngành có vi tri ̣ ́ quan tro ̣ng trong nề n kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những mục tiêu quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của Thừa Thiên Huế bước đầu đã hình thành và phát triển với các hình thức chủ yếu như Hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân, vùng chuyên canh, tiểu vùng nông nghiệp tạo ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp vẫn mang tính chất manh mún, qui mô nhỏ, chưa phát huy được nguồn lực, thế mạnh của tỉnh. Một trong những nguyên nhân chính là tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chưa hợp lí, các hình thức chưa phát huy được hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; một số hình thức còn mang nặng tính tự phát. Vì vậy, nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp một cách hiệu quả, phát huy các lợi thế so sánh, đưa ngành nông – lâm – ngư nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa là một hành động cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn, góp phần phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh những năm qua, tỷ trọng ngành nông nghiệp tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn giữ được vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Ngành đã đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho toàn tỉnh và một phần xuất đi toàn quốc, quốc tế. 0.71% 13,11% 51,10% 35,08% 2010 2012 Hình 1. Cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế theo khu vực kinh tế [2] Trong năm 2012, khu vực nông, lâm và thủy sản chiếm 13,11% tổng sản phẩm toàn tỉnh. Chỉ trong ba năm 2010 -2012, tổng sản phẩm nông nghiệp giảm 1,85%. Tuy nhiên, đây là xu hướng chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với xu thế chung của cả nước. [3] Nhìn chung những năm qua, dù cơ cấu tổng sản phẩm của nông, lâm và thủy sản giảm nhưng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp có xu hướng tăng cao và ổn định. Bảng 1. Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2012 Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 569-578
  2. 570 TRẦN THỊ BẢO TÚY Đơn vị: Triệu đồng Chỉ Năm tiểu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nông 1.458.387 1.617.371 1.950.044 2.927.112 3.007.075 3.695.290 5.063.743 4.850.445 nghiệp Lâm 210.021 217.767 229.930 250.986 252.851 306.566 362.888 417.922 nghiệp Thủy 699.387 810.264 821.461 996.441 1.087.767 1.188.726 1.857.837 2.137.034 sản Tổng 2.367.795 2.645.402 3.001.435 4.174.539 4.347.693 5.190.582 7.284.468 7.405.401 Nguồn: [2] Cả giai đoạn 2005 – 2012, giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản tăng hơn 3,1 lần, cụ thể là tăng hơn 5.037 tỷ đồng. Trong đó, nông nghiệp vẫn là lĩnh vực tăng mạnh hơn cả: 3.392 tỷ đồng. Riêng từng ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ cũng có những sự phát triển nhất định. Bảng 2. Cơ cấu giá trị nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2012 Ngành kinh tế Năm Trồng trọt (%) Chăn nuôi(%) Dịch vụ nông nghiệp (%) 2005 64,2 29,6 6,2 2006 65,1 28,9 6,0 2007 65,7 28,9 5,4 2008 66,4 29,7 3,9 2009 68,8 27,3 3,9 2010 70,8 24,0 5,2 2011 69,3 26,6 4,1 2012 67,4 26,8 5,8 Nguồn: [2] Qua bảng số liệu cho thấy cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt luôn cao hơn so với ngành chăn nuôi và dịch vụ (gấp 2,4 lần giá trị ngành chăn nuôi và gấp 13,3 lần giá trị ngành dịch vụ nông nghiệp). Và tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt cũng cao hơn nhiều ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Điều này cho thấy trồng trọt là lĩnh vực luôn chiếm vị trí quan trọng trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh. Còn cơ cấu ngành chăn nuôi và dịch vụ liên quan có sự tăng giảm không ổn định qua từng năm. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng đó là có nhiều dịch bệnh xảy ra trên diện rộng (dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng ở trâu bò,…). 3. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP (TCLTNN) TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Thừa Thiên Huế là tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng. Trên cơ sở những thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã được hình thành với những đặc trưng riêng nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng nông nghiệp của tỉnh. 3.1. Hộ gia đình (nông hộ) a. Tình hình phát triển kinh tế nông hộ tỉnh Thừa Thiên Huế Số nông hộ của tỉnh Thừa Thiên Huế là 80,3 nghìn hộ (01/7/2011), chiếm tỷ lệ 53,7% trong tổng cơ cấu hộ kinh tế của tỉnh. Lao đô ̣ng trong nông nghiê ̣p chiế m 70% số dân toàn tỉnh,
  3. TỔ CHƯC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 571 trong đó lao động nông nghiệp chiếm số lượng lớn so với lao động lâm nghiệp và ngư nghiệp. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần. Theo điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2013, thu nhập bình quân người/tháng toàn tỉnh giá hiện hành đạt 1.653.000 đồng, tăng gần 2,8 lần so năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 22%. Trong đó khu vực nông thôn năm 2013 đạt 1.421.000 đồng/tháng, tăng 3,1 lần so năm 2006, bình quân mỗi năm tăng 25,3%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì thu nhập thực tế của khu vực nông thôn giai đoạn 2006 - 2013 tăng bình quân mỗi năm 9,8%; đạt gần tương đương với mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm toàn tỉnh trên 10%. Quy mô đất canh tác trung bình của một hộ trong tỉnh là khoảng 0,75 ha. Qui mô ruộng đất nhỏ kéo theo qui mô sản xuất nhỏ lẻ nên nguồn lao động chủ yếu vẫn là các thành viên trong gia đình. Số lao động thường xuyên trung bình mỗi nông hộ là 2 - 4 người, lao động chủ yếu là tự phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của gia đình. b. Đánh giá chung Nông hộ là một hình thức của TCLTNN có vai trò nền tảng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong thời gian qua, hoạt động của loại hình này có những bước phát triển nhất định, đặc biệt là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã và đang góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng trăm lao động theo mùa vụ hoặc khâu công việc, giúp đỡ vốn, giống cây con và kinh nghiệm sản xuất giữa các hộ nông dân với nhau. Như vậy, loại hình này đang có xu hướng tăng tỷ lệ hộ khá và giàu. Qui mô của nông hộ ngày càng mở rộng, với nhiều hình thức nuôi – trồng kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm mang tính chất hàng hóa. Bên cạnh đó, gặp không ít khó khăn và hạn chế. Đầu tiên là sự chênh lệch lớn về năng suất lao động công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này làm tăng khoảng cách cả thu nhập lẫn mức chi tiêu giữa nông thôn và thành thị. Thuế nông nghiệp cũng đang là một vấn đề đầy áp lực đối với nông hộ, đặc biệt là những hộ chậm chuyển đổi trong phương thức kinh doanh. 3.2. Trang trại a. Tình hình chung về phát triển kinh tế trang trại Bảng 3. Số trang trại phân theo đơn vị hành chính của tỉnh qua các năm Năm Đơn vị hành chính 2005 2009 2010 2011 2012 Thành phố Huế 22 - - - - Huyện Phong Điền 124 128 128 1 8 Huyện Quảng Điền 58 47 59 9 12 Thị xã Hương Trà 52 148 151 2 2 Huyện Phú Vang 27 23 23 5 Thị xã Hương Thủy 42 17 46 3 9 Huyện Phú Lộc 110 70 70 5 4 Huyện Nam Đông 72 108 109 - - Huyện A Lưới 6 5 5 - - Tổng số 513 546 591 20 40 Nguồn: [2] Trong 40 trang trại năm 2012 có: - 21 trang trại chăn nuôi chiếm 52,5 % với 95 ha đất sử dụng, giá trị thu được là 41.084 triệu đồng
  4. 572 TRẦN THỊ BẢO TÚY - 04 trang trại lâm nghiệp chiếm 10 % với 609 ha đất sử dụng, giá trị thu được là 9.332 triệu đồng - 14 Nuôi trồng thủy sản chiếm 35 % với 79 ha đất sử dụng, giá trị thu được là 27.469 triệu đồng - 01 trang trại tổng hợp chiếm 2,5 % với 14 ha đất sử dụng trị thu được là 730 triệu đồng Về cơ cấu, trang trại thủy sản chiếm tỷ trọng lớn, kế đến là trang trại trồng cây lâu năm và trồng cây hàng năm. Đặc biệt, năm 2000 và 2001 trang trại thủy sản chiếm gần 50%. Điều này thể hiện lợi thế về điều kiện tự nhiên của Thừa Thiên Huế với vùng đầm phá và cát ven biển rộng lớn, có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình nuôi trồng thủy sản. Năm 2011, chính sách về trang trại theo tiêu chí mới ra đời nhằm tạo sự chuyển biến, bứt phá trong khu vực kinh tế nông thôn, nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá nông sản, đem lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân. Điều này giải thích tại sao số lượng trang trại giảm mạnh từ năm 2010 591 trang trại xuống con 20 trang trại năm 2011. Đó là 20 trang trại đạt đúng các tiêu chí, ngoài ra vẫn còn rất nhiều trang trại khác hoạt động. b. Tình hình sử dụng và khai thác tiềm năng của sản xuất trang trại - Tình hình sử dụng lao động trong các trang trại: + Về lao động, mỗi trang trại sử dụng bình quân 6,2 lao động bằng mức bình quân lao động trang trại của cả nước. Nhìn chung các trang trại ở Thừa Thiên Huế có qui mô lao động không cao, chủ yếu là từ 5- 10 lao động bình quân một trang trại. Các trang trại thu hút lao động nhất là các trang trại nuôi trồng thủy sản tiếp đến là các trang trại trồng cây lâu năm và trang trại kinh doanh tổng hợp. + Theo điều tra, phần lớn chủ trang trại trên địa bàn có trình độ học vấn chưa cao, nhiều người chưa qua đào tạo. Lao động làm việc trong các trang trại phần lớn là lao động phổ thông, trong đó tỷ lệ chưa qua đào tạo chiếm đến 90%. - Tình hình vốn: Theo số liệu thu thập được, tổng số vốn đầu tư sản xuất của trang trại năm 2013 là 76.932 triệu đồng, bình quân vốn mỗi trang trại là khoảng 161 triệu đồng. Theo đó, các trang trại có qui mô vốn trên 120 triệu đồng chiếm hơn 50%. Còn các trang trại có số vốn đầu tư dưới 50 triệu đồng chiếm tỷ trọng nhỏ, đó là các trang trại trồng cây hàng năm và trang trại chăn nuôi. Các trang trại có số vốn lớn hầu hết là trang trại nuôi trồng thủy sản, trang trại tổng hợp. - Đánh giá chung tình hình phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh: Từ thực tế phát triển kinh tế trang trại ở Thừa Thiên Huế trong những năm qua và hiện nay cho thấy kinh tế trang trại là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. 3.3. Hợp tác xã nông nghiệp a. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp - Số lượng các hợp tác xã (HTX): + Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế có 158 HTX nông nghiệp. Trong đó: thành phố Huế có 8, thị xã Hương Trà có 22, thị xã Hương Thủy có 11, huyện Phong Điền có 42, Quảng Điền có 23, Phú Vang có 17, Phú Lộc có 32, Nam Đông có 1, A Lưới có 2. Số HTX bao gồm 143 HTX chuyển đổi từ HTX cũ và 15 HTX thành lập mới sau khi có Luật HTX 2012. Ở huyện Phong Điền có 42 HTX trên 14 xã nông nghiệp, ở đây có nhiều HTX cấp thôn, Các huyện Nam Đông và A Lưới số HTX còn quá ít so với số xã nông nghiệp. [1]
  5. TỔ CHƯC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 573 + Quy mô diện tích sản xuất lúa của các HTX nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế không đều. Chỉ có ba HTX là Phú Hồ, Thuỷ Phương và Vinh Thái có diện tích lúa trên 500ha, gần 30 HTX có diện tích trên 300ha; một bộ phận lớn HTX có quy mô diện tích dưới 200ha, nhiều HTX có diện tích 100 - 150ha. Huyện Phong Điền là nơi có nhiều HTX có diện tích lúa dưới 150ha. [1] + Số thành viên HTX nông nghiệp rất đông, năm 2012 có 204.125 xã viên. Hầu hết HTX nông nghiệp chủ yếu làm dịch vụ cho các hộ xã viên. [1] - Chất lượng hiệu quả hoạt động của các HTX: + Tổng nguồn vốn của các HTX nông nghiệp năm 2013 là 504,868 tỷ, bình quân một HTX gần 3,2 tỷ đồng, tuy nhiên không đồng đều giữa các HTX, có HTX có nguồn vốn trên 10 tỷ, nhiều HTX 7-8 tỷ đồng nhưng cũng có HTX vốn chỉ một vài trăm triệu đồng. Những HTX có nguồn vốn lớn thường có điều kiện trong hoạt động kinh doanh dịch vụ (cho xã viên và tín dụng). Những HTX có vốn ít thường chỉ có dịch vụ thuỷ nông, điều hành mùa vụ, dự tính dự báo sâu bệnh. Tổng doanh thu của các HTX nông nghiệp năm 2013 trên 256,24 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận của các HTX năm 2013 trên 12,8 tỷ đồng, bình quân gần 84 triệu đồng một HTX. [1] + Đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp trong năm 2013 có 1.755 người nhưng trình độ chuyên môn của Ban quản lý chưa đáp ứng yêu cầu phát triển HTX trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. b. Đánh giá chung Nhìn chung trong năm 2013 về doanh thu tăng hơn năm 2012 là 26.635 triệu đồng. Một số địa phương có hiệu quả cao như: Thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang, thành phố Huế, huyện Quảng Điền. Hình thức HTX nông nghiệp của các đơn vị trên đã tổ chức được nhiều loại hình dịch vụ và điều hành tốt trong sản xuất kinh doanh, thêm vào đó là hội tụ đầy đủ các yếu tố như đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản, phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng. Bên cạnh đó, hình thức HTX nông nghiệp còn tồn tại những hạn chế sau: Nhiều HTX có quy mô, phạm vi, chất lượng hoạt động dịch vụ thấp, không có cạnh tranh Có không ít HTX nông nghiệp sau khi chuyển đổi chỉ còn tồn tại hình thức, chỉ là tổ chức để điều hành sản xuất, chưa đổi mới nội dung hoạt động dịch vụ. Thêm vào đó là đội ngũ cán bộ quản lý trong HTX hầu hết lớn tuổi, còn hạn chế về trình độ, năng lực, đội ngủ cán bộ nghiệp vụ không ổn định. Thiếu vốn để tổ chức hoạt động dịch vụ là một hạn chế lớn của hình thức TCLTNN này. Nguyên nhân: xã viên nợ tồn đọng, không góp thêm cổ phần khi chuyển đổi mà chỉ đánh giá tài sản và nguồn vốn để xác định cổ phần. 3.4. Vùng chuyên canh Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã hình thành một số vùng chuyên canh trên cơ sở những lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Nổi bật là các vùng chuyên canh cây sắn, vùng chuyên canh cây cao su, vùng chuyên canh cây thanh trà và bưởi, vùng chuyên canh rau màu, vùng chuyên canh lạc, vùng chuyên canh cây lúa. a. Vùng chuyên canh sắn Năm 2004 nhà máy chế biến tinh bột sắn Fococev được xây dựng trên địa bàn huyện Phong Điền. Vùng nguyên liệu phát triển nhanh, tập trung ở các huyện như Phong Điền (1.850ha), A Lưới (1.477ha), Nam Đông (1.001ha), thị xã Hương Trà (908ha) [5]. Từ đó đến nay diện tích và năng suất sắn tăng mạnh. Năm 2011, diện tích và sản lượng sắn tăng mạnh đạt 7.811ha, 149.300 tấn. Nhiều vùng (Nam Đông, A Lưới), người dân chặt phá các cây trồng khác chủ yếu là keo để trồng sắn.
  6. 574 TRẦN THỊ BẢO TÚY Tuy nhiên, giá sắn chỉ 1.300 – 1.700 đồng/kg có lúc 600 – 800 đồng/kg chỉ bằng 1/3 mức giá năm 2010 thậm chí không bán được. Bước sang năm 2012, diện tích và sản lượng sắn giảm (7.595ha, 140.200 tấn). Giống sắn được trồng hiện nay gồm KM 94, KM 98 - 1 và Ba Trăng, trong đó giống KM 94 chiếm chủ đạo. Phương thức trồng chính là trồng thuần hoặc trồng xen với đậu lạc, cao su hay keo. [5] Do địa hình đa dạng, cao thấp khác nhau nên kỹ thuật, thời vụ trồng cũng khác nhau. Ở những vùng thấp trũng, vùng cát sắn phải trồng sớm, lên luống cao hơn, nếu gặp nước sắn dễ bị thối, phải thu hoạch sớm để tránh lụt do vậy hàm lượng tinh bột thường thấp hơn, giá bán cũng thấp hơn so với sắn trồng ở vùng gò đồi và miền núi, do vậy người dân ở vùng thấp trũng, xa nhà máy thường thái lát phơi khô để bán và chế biến thức ăn chăn nuôi. b. Vùng chuyên cây lúa Vùng chuyên canh lúa trong tỉnh được hình thành ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và có khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vùng trồng lúa lớn nhất hiện nay của tỉnh là huyện Phú Vang. Diện tích lúa của cả vùng trong năm 2012 là 11.651 ha chiếm 21,67% diện tích lúa của cả tỉnh. Sản lượng lúa của cả vùng là 66.101 tấn (2012) đảm bảo cung cấp cho nhu cầu của huyện và tỉnh. [2] c. Vùng chuyên canh rau màu Năm 2012 toàn tỉnh có khoảng 3.200 ha rau màu, trồng tập trung ở các xã Quảng Thành, Quảng Thọ, Thủy Dương, Hương Long, Điền Hương. Bình quân mỗi ha rau màu sạch thu lại 150 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất thì người nông dân lãi từ 80 -100 triệu đồng/vụ. Đầu tiên khi đề cập đến vùng chuyên canh rau màu là huyện Quảng Điền. Huyện Quảng Điền có diện tích trồng rau hằng năm khoảng từ 1.200 đến 1.300ha. Diện tích chuyên rau các loại chủ yếu tập trung ở các xã Quảng Thành và Quảng Thọ chiếm 45,7% diện tích rau toàn huyện, hệ số gieo trồng mỗi năm tương ứng khoảng 7 đến 9 vụ. [5] - Vùng chuyên canh rau màu Quảng Thành, Quảng Điền với diện tích 65ha. Người dân đã tâ ̣n du ̣ng những diê ̣n tích đấ t có đươ ̣c từ sân, vườn và đấ t trồ ng để trồ ng rau. Xã vâ ̣n du ̣ng các vùng sản xuấ t lúa có điạ hiǹ h cao it́ bi ̣ ngâ ̣p úng và có năng suấ t thấ p để tăng diê ̣n tić h rau màu. Đế n năm cuối năm 2012, Quảng Thành đã tăng 5ha đấ t trồng rau sa ̣ch. Thu nhâ ̣p trồ ng rau sa ̣ch ở Quảng Thành từ 80 – 150 triê ̣u/ha. Vùng trồng rau sạch trọng điểm của xã Quảng Thành là làng Thành Trung. Các loại rau được trồng chủ yếu là cải các loại, xà lách, rau ngò, rau dền, rau thơm, hành hương. [5] - Vùng chuyên canh rau má Quảng Thọ, Quảng Điền: đây là địa phương có diện tích rau má lớn nhất tỉnh với khoảng 30 ha. Làng Phước Yên là vùng chuyên canh rau má trọng điểm của xã Quảng Thọ. Từ năm 2010, diện tích rau má phát triển mạnh nhờ vào sự hướng dẫn, hỗ trợ của các cấp chính quyền. Theo tính toán, mỗi sào (0,497ha) rau má có mức đầu tư kinh phí khoảng 300 - 500 ngàn đồng. Có chu kỳ thu hoạch từ 20 - 25 ngày được 250kg, với giá từ 5.000 – 6.000 đồng/kg. Tính bình quân mỗi hecta rau má hiện cho người nông dân trong xã thu nhập khoảng 200 triệu đồng mỗi năm, tức toàn xã mỗi năm có trên dưới 8 tỉ đồng từ cây rau má. [5] d. Vùng chuyên canh cây cao su Năm 2012, Thừa Thiên Huế có 9.163ha cao su, tập trung phần lớn ở 3 huyện Nam Đông (xã Hương Hòa, Hương Phú, Thượng Quảng, Thượng Long), thị xã Hương Trà (phường Hương Bình) và Phong Điền (chủ yếu ở hai xã Phong Mỹ và Phong Sơn). Trong đó, diện tích đưa
  7. TỔ CHƯC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 575 vào khai thác hơn 2.000ha, sản lượng mủ khô trên 3.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 7 triệu USD. Từ giữa năm 2012 đến nay, giá mủ cao su liên tục xuống thấp: Từ 25.000 đồng/kg (2012) giảm xuống còn 9.000 đồng/kg (2013)và đến nay (2014 ) chỉ còn 6.000- 7.000 đồng/kg. [4] Tại ba huyện trên đã có các nhà máy chế biến cao su: Nhà máy chế biến mủ cốm của Công ty Cao su Nam Đông, Nhà máy chế biến cao su Hương Vân (thị xã Hương Trà) của Công ty Vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế, Cơ sở chế biến mủ cao su Hương Bình (thị xã Hương Trà), Nhà máy chế biến mủ cao su Hương Trà (thị xã Hương Trà), Nhà máy chế biến cao su Phong Mỹ (huyện Phong Điền) của Công ty cổ phần Cao su Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, những nhà máy này đều hoạt động cầm chừng, dây chuyền sản xuất yếu kém, lạc hậu nên công suất sơ chế mủ rất hạn chế. e. Vùng chuyên canh thanh trà Đến năm 2013, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đã hình thành được trên 1.200ha bưởi thanh trà trên diện tích đất phù sa bãi bồi dọc theo sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu. Trong đó, các địa phương có diện tích trồng bưởi thanh trà lớn bao gồm thị xã Hương Trà (485ha tập trung ở Hương Vân, Hương Hồ, Hương Thọ); huyện Phong Điền (258 ha chủ yếu ở xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền); phường Thủy Biều thành phố Huế (150ha), thị xã Hương Thủy 105ha, huyện Phú Lộc (62ha). Thanh trà ở Thừa Thiên Huế được trồng theo hướng thâm canh, chuyên canh nên mang lại giá trị kinh tế cao. [5] 3.5. Tiểu vùng nông nghiệp Dựa vào các điều kiện ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là điều kiện tự nhiên, có thể chia thành ba tiểu vùng nông nghiệp chính: tiểu vùng núi và gò đồi, tiểu vùng đồng bằng duyên hải, tiểu vùng đầm phá ven biển. a. Tiểu vùng gò đồi và miền núi Tiểu vùng này chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ của tỉnh (75%) bao gồm huyện A Lưới, huyện Nam Đông, xã Lộc Bổn, Lộc Sơn, Xuân Lộc, Lộc An, Lộc Hòa (huyện Phú Lộc), xã Phong Thu, Phong Mỹ, xã Phong An, Phong Xuân, Phong Sơn (huyện Phong Điền ), xã Thủy Phương, Thủy Dương, Thủy Châu, Thủy Phù (thị xã Hương Thủy ), Bình Điền (thị xã Hương Trà). Địa hình của tiểu vùng này ngoài gò đồi thì chủ yếu là núi có độ cao trung bình (750m – 1.800m) và độ cao này tăng dần về phía tây, phía nam và đông nam của tỉnh nên đã gây ra sự giảm dần nhiệt độ không khí từ Đông sang Tây, gia tăng lượng mưa từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Loại đất chính của tiểu vùng này là đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit.Với đặc điểm đó, tiểu vùng nông nghiệp này đang phát triển các loại hình nông nghiệp: nông hộ, trang trại chăn nuôi và trang trại nông lâm kết hợp, lâm trường. Nơi có độ dốc lớn thì trồng cây lâm nghiệp; nơi có độ dốc nhỏ và thoải thì trồng cây ăn quả, cây màu như khoai, sắn, cây họ đậu. Hình thức canh tác chính ở tiểu vùng này là trồng xen, trồng luân canh. b. Tiểu vùng đồng bằng duyên hải Tiểu vùng này có lãnh thổ tương đối bằng phẳng có độ cao tuyệt đối từ 15-10m trở xuống, bao gồm các trảng cát nội đồng Phong Điền, Quảng Điền và Phú Vang, chiếm khoảng 16% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong tiểu vùng này có sự xuất hiện những trảng cát nội đồng và những đầm phá, lạch biển, tàn dư dưới dạng trằm bàu. Với đặc điểm đó, tiểu vùng nông nghiệp này đang phát triển các loại hình nông nghiệp: nông hộ, trang trại chăn nuôi, trang trại trồng cây hàng năm, trang trại nuôi trồng thủy sản, vùng chuyên canh (đặc biệt là chuyên canh cây lúa, cây ngắn ngày, rau màu, cây ăn quả).
  8. 576 TRẦN THỊ BẢO TÚY c. Tiểu vùng đầm phá và biển ven bờ Địa hình khu vực đầm phá và biển ven bờ Tam Giang - Cầu Hai - An Cư bao gồm đầm phá, dãy cồn đụn cát chắn bờ và biển ven bờ với diện tích chiếm gần 9% (45.299ha) diện tích của tỉnh. Tiểu vùng đầm phá và biển ven bờ trải rộng trên 42 xã, thị trấn thuộc năm huyện, thị xã gồm Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Tiểu vùng này có trữ lượng nước khổng lồ (từ 300-500 triệu m3 vào mùa khô, 600 triệu m3 vào mùa lũ) nên có ý nghĩa lớn đối với hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành chủ đạo của vùng. Đặc biệt là mô hình nuôi xen ghép tôm cá (đối, kình, dìa…) hạn chế dịch bệnh xảy ra, giúp ngư dân phát triển bền vững, thu lãi. Nuôi tôm trên cát đang là hình thức phát triển mạnh ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Bên cạnh đó là hoạt động trồng rừng vùng cát ven biển và đầm phá, khôi phục rừng ngập nước. Hình 2. Lược đồ hiện trạng tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 4. ĐỊNH HƯỚNG TCLTNN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 4.1. Cơ sở xây dựng định hướng - Chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. - Định hướng phát triển nông nghiệp và TCLTNN của tỉnh đến năm 2020. 4.2. Đề xuất định hướng a. Hộ nông dân - Nâng cao chất lượng sản xuất, đặc biệt là các nông hộ tại vùng sâu, vùng xa với trình độ còn kém như Nam Đông, A Lưới, phía tây huyện Phong Điền. Chấm dứt tình trạng du canh, du cư của các đồng bào dân tộc ở đây. - Hỗ trợ cho các nông hộ trong việc tích lũy đất đai, vốn để dần chuyển sang sản xuất các nông sản mang tính chất hàng hóa.
  9. TỔ CHƯC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 577 - Hỗ trợ đào tạo nghề cho các nông dân đồng thời khuyến khích và hỗ trợ các nông hộ khi chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp hay áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp. - Có chính sách khuyến khích phát triển mối liên kết giữa hình thức hộ gia đình với trang trại, HTX để hỗ trợ phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. b. Trang trại - Phát triển nhanh kinh tế trang trại cả về số lượng và chất lượng; cải thiện và phát triển qui mô các trang trại. - Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với chế biến và tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế - xã hội của trang trại, thu hút thêm nhiều lao động nông thôn và cải thiện môi trường sinh thái các vùng quanh trang trại. - Nâng cao chất lượng lao động trong các trang trại là vấn đề bức thiết và lâu dài trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực nông thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế. c. Hợp tác xã - Phấn đấu thành lập các HTX dịch vụ nông nghiệp, đặc biệt là các HTX gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản của chính địa phương. - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển các HTX theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa ngành nghề. - Từng bước đưa các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất tại các HTX nông nghiệp không chỉ để tăng hiệu quả sản xuất mà còn tạo thương hiệu cho sản phẩm. d. Vùng chuyên canh - Qui hoạch các vùng chuyên canh cụ thể phù hợp với những cây con nào từ đó có đầu tư thích hợp để phát huy hết thế mạnh của vùng. - Chú trọng phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh tăng vụ, gắn với bảo vệ và giữ gìn tài nguyên đất canh tác. e. Tiểu vùng nông nghiệp - Đối với tiểu vùng núi và gò đồi tập trung phát triển các mô hình sản xuất nông lâm, lâm trường phát triển theo hình thức hộ gia đình, trang trại. Chú trọng phát triển các nhóm cây có điều kiện phát triển tốt của tiểu vùng như cao su, cà phê, sắn, chế biến lâm sản để trở thành các vùng chuyên canh. Với hình thức hộ gia đình nên tập trung phát triển mô hình nông lâm kết hợp như vườn – ao – chuồng, vườn - chuồng, ruộng – vườn – ao – chuồng. Đặc biệt chú trọng phát triển và mở rộng hình thức trang trại lâm nghiệp, trang trại nông – lâm như trồng mới rừng các loại, trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi gia cầm, gia súc bởi đây là tiểu vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho hình thức đó với tài nguyên rừng là chủ yếu. - Đối với tiểu vùng đồng bằng duyên hải tập trung phát triển và nhân rộng các vùng chuyên canh lúa, rau màu, cây ăn quả theo hướng sản xuất hàng hóa. Tiếp tục đẩy mạnh loại hình trang trại chăn nuôi (trâu, bò, lợn, gia cầm), trang trại nuôi trồng thủy sản và các trang trại kinh tế tổng hợp. - Đối với tiểu vùng đầm phá và biển ven bờ chú trọng phát triển các trang trại nuôi trồng, khai thác và chế biển thủy sản. Tiến hành qui hoạch và quản lí qui hoạch, sắp xếp bố trí đối tượng nuôi hợp lí. Hạn chế ô nhiễm môi trường nước do hoạt động nuôi trồng thủy sản.
  10. 578 TRẦN THỊ BẢO TÚY 5. KẾT LUẬN Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đang tồn tại của tỉnh là những loại hình thích hợp với các điều kiện, nguồn lực của tỉnh. Tuy nhiên, TCLTNN vẫn tồn tại những bất hợp lí, chưa mang lại hiệu quả sản xuất, vẫn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, chưa phát huy hết lợi thế về nông nghiệp của tỉnh. Do đó phải xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm TCLTNN hợp lí hơn, hiệu quả hơn theo hướng bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cục Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2014). Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013. Thừa Thiên Huế. [2] Cục Thống kê Thừa Thiên Huế (2012). Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2012. Thừa Thiên Huế. [3] Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (1/2013). Báo cáo đánh giá kết quả sản xuất năm 2012 và kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn 2013. Thừa Thiên Huế. [4] Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (2013). Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015. Thừa Thiên Huế. [5] Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (2014). Đề án Tái cơ cấu ngành trồng trọt – chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thừa Thiên Huế. Title: THE ORGANIZATION OF AGRICULTURAL TERRITORY IN THUA THIEN HUE PROVINCE Abstract: The article analyzes the status of forms of organizing Agricultural Territory in Thua Thien Hue province and then draws a general assessment. On theoretical, practical and policy related foundations, the author proposes orientation to organize agricultural land in Thua Thien Hue which is suitable for its resources and the trend of economic and social development Keywords: agriculture, organization, territory, Thua Thien Hue province TRẦN THỊ BẢO TÚY Học viên Cao học, chuyên ngành Địa lý học, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế ĐT : 0165 568 4260, Email: Baotuy041489@gmail.com
nguon tai.lieu . vn