Xem mẫu

  1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGUYỄN THANH BÌNH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Dạy học ở đại học theo hướng tiếp cận năng lực (TCNL) là quan điểm dạy học (DH) mới và là một xu thế tất yếu của xã hội hiện đại nhằm phát triển năng lực (NL) cho người học. Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu một số phương pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên (SV) theo hướng TCNL nhằm tăng cường tính tích cực học tập; hình thành, phát triển các NL cho SV góp phần nâng cao chất lượng DH và chất lượng đào tạo. Từ khóa: hoạt động tự học, tiếp cận năng lực. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ TCNL trong giáo dục và đào tạo là cách tiếp cận mới đang được quan tâm và vận dụng ở nước ta bởi đây là cách tiếp cận mà nhiều nhà khoa học cho rằng sẽ đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội nhằm đào tạo những con người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, chuyên sâu; có kỹ năng (KN) thực hành thành thạo và có thái độ, tinh thần trách nhiệm cao với công việc của mình [1]. Mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC) đòi hỏi SV phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu. Khi áp dụng mô hình này, có rất nhiều thay đổi trong cách kiểm tra, đánh giá trong phương pháp dạy và học. Vì thế, để có hiệu quả học tốt, SV cần có phương pháp học tập hợp lý để thích ứng với thay đổi đó, đặc biệt là phải có kế hoạch học tập khoa học, hiệu quả. Việc tự học, tự nghiên cứu là công việc mới mẻ và phức tạp với họ. Thực tế, nhiều SV chưa có thói quen lập kế hoạch học tập cho bản thân, chưa có phương pháp lập kế hoạch học tốt. Một số đã lập kế hoạch học tập nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của SV. Vì vậy, cần có sự hỗ trợ của GV về phương pháp tự học và tổ chức tự học cho SV một cách thường xuyên theo hướng TCNL nhằm giúp SV có NL tự học và nâng cao hiệu quả hoạt động học tập của mình. 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CHO SINH VIÊN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC Tổ chức và hướng dẫn có hiệu quả cho SV trong hoạt động tự học là một công việc có tầm quan trọng đặc biệt của GV. Một mặt vừa giúp SV tiếp cận, khai thác có hiệu quả nguồn học liệu có được. Mặt khác đảm bảo cho SV có được sự hướng dẫn đúng đắn và kịp thời trong hoạt động để đạt được mục tiêu tự học. Để làm tốt việc tổ chức, hướng dẫn SV tự học theo hướng TCNL, GV phải bồi dưỡng cho SV một số KN tự học sau đây: * KN tiếp cận thu thập và xử lý thông tin - KN này giúp SV tích cực sưu tầm, tìm kiếm tài liệu để khai thác thông tin phù hợp phục vụ cho việc giải quyết nhiệm vụ được giao. Điều này góp phần tạo ra hiệu quả tự học. 36
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Cách thực hiện: + Bước 1: GV hướng dẫn SV nghiên cứu danh mục tài liệu tham khảo: GV giới thiệu các danh mục tài liệu tham khảo cho SV, SV nghiên cứu danh mục tài liệu tham khảo và tìm kiếm tất cả các tài liệu đã cho ở thư viện, nhà sách, các tủ sách, internet... đọc lướt và sau đó cho ý kiến về sự thêm, bớt tài liệu trong danh mục này. Trong quá trình tìm kiếm SV gặp ít khó khăn như trở ngại trong việc tra cứu thư mục ở thư viện, vấn đề sử dụng máy tra cứu tài liệu... SV thường phân công nhau tìm và đọc tài liệu sau đó trao đổi ý kiến và cách tìm kiếm, khai thác nguồn tài liệu. Biện pháp này giúp SV rèn luyện KN tìm kiếm tài liệu từ các nguồn khác nhau, KN đọc lướt, KN giao tiếp, KN làm việc nhóm... + Bước 2: SV tích cực nghiên cứu những tài liệu liên quan khác: bên cạnh những tài liệu mà GV giới thiệu từ trước, đến mỗi chương, mỗi bài, mỗi tình huống dạy học, GV lại giới thiệu thêm một số tài liệu tham khảo đặc trưng. + Bước 3: GV hướng dẫn sử dụng hiệu quả nguồn thông tin vào bài học trên lớp khi thực hiện nhiệm vụ nhận thức như: phân tích KN hay giải quyết các tình huống bài tập, SV phải huy động khai thác thông tin nhằm giúp SV cảm thấy hứng thú khi nguồn thông tin các em khai thác được ứng dụng hiệu quả. Điều này kích thích SV có hứng thú trong việc tìm tòi thông tin và tự học hiệu quả. + Bước 4: GV tổ chức cho SV tham gia giải quyết các tình huống bài tập: Đây là biện pháp đòi hỏi SV phải rất tích cực trong việc tìm tòi và khai thác thông tin từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để phục vụ cho việc giải quyết tình huống, các bài tập. * KN thảo luận và làm việc nhóm - GV tổ chức cho SV tự học thông qua thảo luận, làm việc nhóm là hình thức tổ chức cho SV tự học qua việc tranh thủ ý kiến của nhóm, của cả lớp để khách quan hoá kiến thức, KN, nguyên tắc và phương pháp học tập [2]. Với biện pháp này, SV tự học một cách mềm mại, linh hoạt, không cứng nhắc, máy móc. Biện pháp này giúp SV có thông tin đa chiều, biết chọn lọc và xử lý thông tin hợp lý đặc biệt là SV biết làm việc trong tương tác với SV khác, là tiền đề cho thực tiễn giảng dạy sau này. - Cách thực hiện: + Bước 1: GV thực hiện giảng dạy và đưa ra những “tình huống có vấn đề” phù hợp với mục tiêu bài học, môn học. + Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm để SV nhóm cùng nhau giải quyết. GV khuyến khích và động viên SV tích cực hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ. SV các nhóm có thể tham khảo ý kiến của nhau để nguồn thu thông tin thêm đa dạng và giải quyết tình huống khách quan hơn. + Bước 3: GV tổ chức, hỗ trợ và kiểm soát công việc thảo luận của SV, tạo điều kiện cho SV chia sẻ, trao đổi, thảo luận để thống nhất ý kiến. SV tranh thủ sự giúp đỡ của GV để làm việc tích cực, sáng tạo và hiệu quả. 37
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 + Bước 4: GV tổ chức cho nhóm trình bày sản phẩm thảo luận trước lớp. SV cử đại diện trình bày vấn đề với sự hỗ trợ, bổ sung của nhóm. + Bước 5: GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của nhóm sau đó thống nhất kết quả hoá tri thức bài học. * KN tự kiểm soát và đánh giá - Thông qua phương pháp dạy, kiểm tra, đánh giá của GV và việc tự học của SV ở trên lớp cũng như ngoài lớp. SV có NL tự đánh giá tự điều chỉnh hoạt động tự học của mình để đạt mục tiêu học tập đã đề ra. Cụ thể là SV tự đối chiếu kết quả tự học của mình với đánh giá chuẩn để xác định mức độ thực hiện vấn đề đạt yêu cầu [3]. - Cách thực hiện: + Bước 1: SV phải xác định mục tiêu đánh giá: SV tiếp nhận và phân tích nhiệm vụ nhận thức phải thực hiện, xác định các nguồn thông tin, khai thác thông tin, xây dựng các bước tiến hành, xác định các KN, kiến thức, thái độ thực hiện. Mục tiêu cuối cùng của đánh giá là đạt được các yêu cầu trên theo một tiêu chuẩn qui định chung để người học ý thức rõ bản thân mình phải tự học, học tập liên tục, học tập suốt đời. + Bước 2: SV phải xác định nội dung đánh giá: nội dung bao gồm các phần: kiến thức, KN và thái độ. Trong đó: Kiến thức: SV phải đạt được các mức độ nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. KN: SV học tập các kiến thức và ứng dụng chúng vào trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, coi đó là hoạt động cần thiết cho việc đạt được thành tích. Thái độ: SV phải xác định các mục tiêu và đặt niềm tin để thực hiện, có sự nhận thức đúng đắn và có động lực học tập... + Bước 3: GV phải lập các tiêu chí và thang điểm đánh giá: các tiêu chí đánh giá được sắp xếp theo từng phần và theo một trật tự nhất định, có điểm hay xếp loại cho từng phần để SV có căn cứ tự đánh giá chung. + Bước 4: SV đối chiếu, so sánh với mục tiêu ban đầu: so sánh kết quả tự học với mục tiêu ban đầu đạt được ở mức độ nào. Nếu đạt yêu cầu, SV tiến hành tiếp. Nếu chưa đạt, SV quay lại nghiên cứu lại nội dung chưa đạt hoặc có thể trao đổi thông tin với GV hay với bạn để có cách thực hiện đúng hướng và đạt mục tiêu đề ra. * KN xây dựng kế hoạch học tập một cách khoa học - Để đạt được kết quả cao đáp ứng yêu cầu của đào tạo theo HCTC phụ thuộc rất nhiều vào khả năng lập kế hoạch học tập cho bản thân của SV, vào việc SV xác định khối lượng tri thức cần tiếp thu, những KN cần được hình thành rèn luyện và khoảng thời gian cần để lĩnh hội những tri thức đó, thực hành những KN đó; đồng thời đòi hỏi SV phải biết tổ chức lao động trí óc của mình một cách khoa học, hợp lý. 38
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 - Cách thực hiện: + Bước 1: Hướng dẫn SV liệt kê những việc phải làm trong ngày và phải hiểu rõ sự cần thiết phải làm việc có kế hoạch, giúp họ nhận thức rõ vai trò của việc tổ chức một cách khoa học lao động trí óc, từ đó hình thành nhu cầu lập kế hoạch học tập và tự học cho bản thân. + Bước 2: SV dự định và phân chia thời gian cho từng công việc sao cho khoa học, hợp lý. SV lập kế hoạch hoạt động cho từng công việc và đảm bảo kế hoạch học tập và tự học đạt kết quả cao. + Bước 3: Thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra: thực hiện kế hoạch đòi hỏi SV phải có tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn và phải có ý chí vượt khó, phải có bản lĩnh vững vàng và có nguyên tắc hoạt động tuân theo kế hoạch đề ra. Việc thực hiện kế hoạch đòi hỏi SV phải có tính linh hoạt sáng tạo khi hoàn cảnh thay đổi, đồng thời phải có thời gian dự trữ để khắc phục khó khăn, đảm bảo cao kế hoạch không bị phá vỡ. + Bước 4: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch: giảng viên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của SV bằng kết quả thực hành trên lớp, bài tập về nhà; Tổ, nhóm kiểm tra kế hoạch của cá nhân; Cá nhân tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình - Đây là hình thức kiểm tra giữ vai trò quan trọng nhất. Trên đây là phương pháp tổ chức hoạt động tự học cho SV theo hướng TCNL, để làm được điều này đòi hỏi GV phải coi việc hướng dẫn, tổ chức hoạt động tự học là nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân; GV giám sát chặt chẽ hoạt động tự học của SV thông qua các tiết học trên lớp, bài tập lớn, các giờ thảo luận. Về phía SV, cần chủ động, nỗ lực khắc phục khó khăn, tìm sự trợ giúp từ nhà trường, GV, bạn bè… nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập; tìm cách thích ứng với môi trường đại học, với mô hình đào tạo theo HCTC; hình thành phương pháp tự học phù hợp với bản thân. 3. KẾT LUẬN Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và thông tin, nhu cầu tự nghiên cứu, tự học ngày càng được coi trọng. Do đó, việc tự học là cần thiết đối với mỗi SV, vì nó không chỉ trang bị kiến thức và KN nghề nghiệp, mà còn hình thành ở họ NL tự học, tự nghiên cứu với cuộc sống ngày càng phát triển. Để giúp cho SV hình thành được các NL cần thiết và có kết quả học tập cao, GV cần hướng dẫn, tổ chức hoạt động tự học cho SV theo hướng TCNL; đây cũng chính là cơ sở để GV đổi mới phương pháp dạy học tích cực và phát huy vai trò của người học theo hướng “lấy người học làm trung tâm”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thanh Bình (2015), Phát triển chương trình dạy học học phần Giáo dục học theo tiếp cận năng lực ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 39
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 [2] Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] Lê Tuyết Mai (2011), Kỹ năng học tập trên lớp đào tạo theo học chế tín chỉ của sinh viên trường đại học Hồng Đức, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Title: ORGANIZING SELF - LEARNING ACTIVITIES FOLLOWING CAPACITY - BASED APPROACH FOR STUDENTS Abstract: Teaching at the University following capacity-based approach is a new opinion as well as an inevitable trend of modern society with the purpose of developing learners’ ability. In this paper, we would like to introduce some ways of organizing self-learning activities under the capacity-based approach for students in order to enhance positively the learning ability, form and develop the students’ capabilities which aim at improving the quality of teaching and training. Keywords: self-learning activities, capacity-based ThS. NGUYỄN THANH BÌNH Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế ĐT: 0978 371 372, Email: binhnguyenthanhdhsp@gmail.com 40
nguon tai.lieu . vn