Xem mẫu

  1. TÌNH TRẠNG TỰ TỬ Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TẠI VIỆT NAM Đ Ngọc Tài, Vũ Minh Huy, Trần Thị Huế Trân, Nguyễn Trần Yến Chi, Nguyễn Thị Kim Xuyến Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Huỳnh Diệu Ngân TÓM TẮT Sự sống và tính mạng của mỗi con người là điều rất đáng quý. Tuy nhiên, nhiều người, đặc biệt là độ tuổi vị thành niên, đang tự chấm dứt cuộc đời mình bằng hành vi tự tử. Tình trạng này đang được báo động một cách mạnh mẽ, không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Mục đích của bài tham luận nhằm nêu lên thực trạng của vấn nạn tự tử ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam, nhằm cảnh tỉnh các bậc cha m , cũng như nhà trường và xã hội. Đồng thời, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra một số nguyên nhân, trong đó kể đến là trầm cảm, áp lực học tập, mâu thuẫn gia đ nh, cám dỗ xã hội và đua theo thần tượng. Cuối cùng, nhóm đã đúc kết và tổng hợp lại một số biện pháp để ngăn chặn hiện tượng trên, trong đó phải kể đến sự kết hợp của nhà trường, gia đ nh và xã hội, cũng như nâng cao vai trò của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc phát triển tâm lý toàn diện của thanh thiếu niên. Từ khóa: áp lực, ngăn chặn, tự tử, trầm cảm, tuổi vị thành niên. 1 THỰC TRẠNG Tự tử ở tuổi vị thành niên luôn là vấn đề đáng báo động của toàn cầu, và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Mỗi lứa tuổi, giới tính, khu vực trên thế giới đều bị ảnh hưởng sự mất mát đó đều quá nhiều. Có khoảng 800 ngàn người tự tử và khoảng 1 đến 2 triệu người tự tử không thành công trên thế giới hàng năm (ODI, 2017). Hiện nay, trên thế giới ở các nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản tỷ lệ tự sát và có ý định tự sát ở tuổi vị thành niên đáng báo động. Điển hình năm 2020, truyền hình Nhật Bản đưa tin, số ca tử vong vì tự tử của nước này vượt qua số ca chết vì COVID-19 với 2.153 người trong chỉ duy nhất tháng 10, trở thành con số cao nhất tính từ tháng 05/2015 (Kim Thoa, 2020). Năm 2012, những nước có thu nhập thấp và trung bình có nguy cơ tử vong vì tự tử đã chiếm 75% trong tổng số vụ trên toàn cầu, và khu vực chiếm tỷ lệ cao nhất chính là Đ ng Nam Á chiếm xấp xỉ 40% số vụ tự tử (WHO, 2016). Vấn đề này khi được trực tiếp so sánh với từng khu vực trên thế giới như là Đ ng Nam Á, Thái Bình Dương, thì Việt Nam có tỷ lệ tự sát vẫn thấp hơn rất nhiều chỉ có 5 vụ/100.000 người năm 2012. Ở Việt Nam chúng ta, đây cũng là vấn đề vô cùng đáng lo ngại khi tự tử tăng dần theo độ tuổi nhất là nhóm tuổi từ 13-19 tuổi, trở thành nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ vị thành niên năm vừa qua, chỉ xếp sau tai nạn giao thông. Riêng Việt Nam theo số liệu cho thấy tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3% đang có suy nghĩ đến 1538
  2. cái chết là 6,3%, tìm cách lập kế hoạch tự tử là 4,6%, và tìm đến cái chết là 5,8% (Lê Minh Thúy, 2021). Tỷ lệ nam giới vị thành niên chết vì tự tử chiếm cao hơn nữ giới. Theo tổ chức y tế thế giới năm 2016, có khoảng 793.000 số vụ tự tử thế giới và chiếm đa số là nam giới. Tiêu biểu như là ở Anh, mặc dù tỷ lệ tự tử ở nam giới vẫn thấp nhất là 1981 có 15,5 vụ/100.000 người nhưng lại cao hơn so với nữ giới (4,9 vụ/100.000 người). Bên cạnh đó, số liệu ở các quốc gia khác trên thế giới càng khẳng định nhận định trên như tại Úc cao gấp 3 lần, tại Mỹ 3,5 lần, tại Nga và Argentina lên tới 4 lần (An Nhiên, 2019). Có vô số cách để trẻ vị thành niên thực hiện ý định tự tử của mình như là uống thuốc độc, thuốc ngủ, nhảy lầu, cắt gân tay, treo cổ, nhảy cầu… Bệnh viện Bạch Mai mỗi năm tiếp nhận 300 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat (Diệu Hương, 2019). Tháng 04/2019, một em học sinh lớp 10 ở Trường Nguyễn Khuyến đã chọn kết thúc cuộc đời bằng cách nhảy lầu. Tháng 03/2021, một nam sinh lớp 10 THPT Chuyên Bắc Kạn được phát hiện trong tư thế thắt cổ tự tử tại ký túc xá. Có thể nói, dù cho chọn cách tự tử nào, thì tất cả hiện trạng trên đều thương tâm và đáng báo động. 2 NGUYÊN NHÂN Đau lòng thay khi vấn nạn tự tử ở tuổi vị thành niên gây tử vong trên thế giới vẫn luôn tiếp diễn trong đó có Việt Nam. Có vô số nguyên nhân mà các bậc phụ huynh chưa biết cách nhận diện, hỗ trợ và can thiệp để kịp thời ngăn chặn vấn nạn tự tử xảy ra. Một số nguyên nhân cần chú ý và quan tâm tâm lý của giới trẻ ngày nay: Thứ nhất, trầm cảm là một biến chứng tâm lý rất phổ biển ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ vị thành niên, ở độ tuổi đang thay đổi về tâm sinh lý sẽ rất nhạy cảm với các tác động từ gia đ nh, môi trường, xã hội, v.v. Trầm cảm rất khó kiểm soát, vì vậy nó cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vấn nạn tự tử ở mọi lứa tuổi nói chung và trẻ vị thành niên nói riêng. Cụ thể, phổ biến nhất là do áp lực trong học tập, thi cử. Bởi lịch học dày đặc từ học ở trường cho đến các lớp học thêm sẽ làm các trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng, tù túng, mệt mỏi rất dễ rơi vào tình trạng "sốc tâm lý" và nghĩ đến chuyện tiêu cực làm bản thân bị thương, thậm chí là kết thúc cuộc đời. Thứ hai, mâu thuẫn trong học đường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tự tử ở vị thành niên. Trong môi trường học tập, luôn luôn có những trường hợp bắt nạt giữa các học sinh, sinh viên với nhau, thậm chí là giữa giáo viên và học sinh, sinh viên. Mới đây, bắt nạt trực tuyến là một hình thức mới của bắt nạt, xuất hiện khi môi trường internet ngày càng phổ biến, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể là trên môi trường ảo là internet, những lời nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm từ một cá nhân hay đội nhóm nào đó có thể gây ra tổn thương thực đối với người bị bôi nhọ, mức độ nghiêm trọng có thể là tự làm bản thân bị thương hoặc tự tử. Thứ ba, mâu thuẫn trong cuộc sống cũng là nguyên nhân khiến trẻ vị thành niên không tiếc rẻ cuộc đời này mà tự kết liễu bản thân. Một trong những mâu thuẫn khiến con người mất niềm tin nhất là mâu thuẫn với gia đ nh. Cha m gay gắt, chèn ép con cái theo mong muốn 1539
  3. con cái sớm được thành công; nếu không như mong đợi, dùng sự thất vọng để gây áp lực lên con mình. Điều này khiến con em chúng ta rất dễ sa vào trầm cảm khi không có sự thấu hiểu và thông cảm từ gia đ nh, từ đó dẫn đế việc tự sát với một ý nghĩ “ ạn sẽ được xin lỗi khi tôi đã chết”. Thứ tư, là nguyên nhân liên quan đến vấn đề tình cảm. Cha m cấm đoán con em yêu đương sớm. Tuổi trẻ bồng bột hay chống lại sự cấm đoán, không ít cặp đ i đã tự sát để được “đoàn tụ” cùng nhau. Một bài báo phỏng vấn anh Chánh Văn Hoàng Anh Tú nói về việc cặp đ i tự tử vì cha m ngăn cản yêu đương, anh đã không khỏi bàng hoàng và xót xa nhưng vẫn trách mắng tự tử không phải là một cách giải quyết vấn đề, đó chỉ là một cuộc trốn chạy hèn nhát và tự tử nó giống như một hình phạt tàn khốc dành cho tất cả những người đã yêu thương bạn. Thứ ăm, là nguyên nhân xuất phát từ xã hội. Nguy cơ của hành vi tự tử còn bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các rối loạn tâm thần và các rối loạn khác ảnh hưởng đến não bộ, kích thích sử dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy, v.v.; giao du với thành phần tệ nạn xã hội, gây xu hướng hung tính, bốc đồng dẫn đến tự tử. Ngoài ra, trên thế giới, ở các nước có nền nghệ thuật phát triển, nhiều giới trẻ đã bị ảnh hưởng bởi thần tượng của mình, và vô tình tự tử theo thần tượng. Một số trò chơi xuất hiện trên mạng xã hội cũng gây hiệu quả nghiêm trọng khi bắt người chơi thực hiện những thử thách vô cùng cực đoan. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những nguyên nhân này ít phổ biến hơn nhưng cũng đáng chú ý và cần đề phòng. 3 GIẢI PHÁP Vị thành niên là lứa tuổi nhạy cảm và dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực, do đó, cần có những biện pháp để ngăn chặn chúng. Cụ thể, cần áp dụng một số biện pháp sau đây: Thứ nhất, cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh thần cho sinh viên ở tất cả các bậc đào tạo, từ tiểu học đến trung học và đại học bằng cách thành lập phòng tư vấn tâm lý định kỳ hàng tuần. Ngoài ra, gia đ nh và nhà trường cần nâng cao nhận thức về nguy cơ tự tử của học sinh, sinh viên, trau dồi các kỹ năng phát hiện và phòng ngừa tâm lý tự tử ở các em từ khi có những biểu hiện nhỏ nhất, để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng và dẫn đến tự tử. Về mặt xã hội, cần chú trọng tăng cường nhân viên công tác xã hội, bác sỹ tâm thần tại các trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội (ODI, 2017). Ngoài ra, nhà trường cần có những chương trình kết hợp với Hội phụ nữ, Trung tâm Bảo trợ để tổ chức các buổi trò chuyện và giải tỏa tâm lý cho học sinh, sinh viên. Thứ hai, Bộ Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tâm lý của thanh thiếu niên nên cần đưa ra những chính sách hợp lý. Việt Nam có thể tham khảo các chương trình dạy trẻ từ bậc giáo dục mầm non về việc điều khiển tâm lý, ứng phó với áp lực và khó khăn. Ngoài ra, xóa bỏ bệnh thành tích cũng là một trong những giải pháp giảm thiểu tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên. Bên cạnh đó, cần thiết kế chương trình vừa học vừa chơi, lồng ghép thêm nhiều yếu tố văn nghệ, thể dục thể thao song song với yếu tốt giáo dục văn hóa. 1540
  4. Thứ ba, gia đ nh và xã hội cũng là những thành phần cốt lõi tác động tới tâm lý của thanh thiếu niên. Việc nâng cao nhận thức của gia đ nh về việc phát triển tâm lý toàn diện và tự nhiên cho con cái rất quan trọng. Dù đứng ở vai trò nào thì việc được gia đ nh ủng hộ và yêu thương sẽ tạo động lực cho chúng vượt qua những trở ngại về tâm lý. Việc gắn kết giữa các thành viên trong gia đ nh sẽ giúp cho mọi người dễ dàng chia sẻ, hiểu nhau hơn và cảm thông, hạn chế những suy nghĩ lệch lạc và tiêu cực. Ngoài ra, về mặt xã hội, cần xóa bỏ những định kiến lạc hậu, những chuẩn mực cổ hủ. Mỗi người sinh ra sẽ có một giá trị riêng của họ, chỉ là việc tìm ra nó sớm hay muộn, so sánh để làm động lực phát triển thì tốt, nhưng nếu nó ảnh hưởng đến tâm lý của người khác thì cần được loại bỏ. Ngoài ra, thi cử luôn trở thành nỗi sợ của bất kỳ ai, từ trẻ đến già, do đó, để giảm áp lực cho học sinh, sinh viên, nhà trường cần kết hợp với gia đ nh xây dựng thời khóa biểu học tập, kết hợp nghỉ ngơi thư giãn cùng luyện tập thể dục thể thao. Sự gần gũi và lắng nghe của bậc phụ huynh sẽ giúp cho việc phát hiện tâm lý xấu một cách dễ dàng và nhanh chóng, từ đó có thể điều trị sớm hơn. 4 KẾT LUẬN Tự tử ở trẻ vị thành niên là vấn đề mà cả thế giới đang rất quan tâm và nó đang có chiều hướng tăng lên. Nhóm đã sơ lược thực trạng ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ đó, nhóm đã đưa ra một số giải pháp kiến nghị cho các bậc phụ huynh, nhà trường cũng như toàn xã hội để cùng chung tay giảm thiểu tình trạng tự tử ở trẻ vị thành niên tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] An Nhiên (2019). Tại sao nam tự sát nhiều hơn nữ, Báo Cần Thơ online, https://baocantho.com.vn/tai-sao-nam-tu-sat-nhieu-hon-nu-a107566.html, truy cập 22/04/2021. [2] Diệu Hương (2019). Từ lúc nào tự tử đã biến thành “trào lưu”, Báo pháp luật, https://baophapluat.vn/dan-sinh/tu-luc-nao-tu-tu-da-bien-thanh-trao-luu-446766.html, truy cập ngày 26/04/2021. [3] Kim Thoa (2020), Nhật Bản: số người tự tử trong tháng 10 nhiều hơn số người chết vì COVID 19, https://tuoitre.vn/nhat-ban-so-nguoi-tu-tu-trong-thang-10-nhieu-hon-so- nguoi-chet-vi-covid-19-20201130090152168.htm, truy cập ngày 29/04/2021. [4] Lê Minh Thúy (2021). Tự tử ở người trẻ tuổi: Đau lòng thôi không đủ, https://suckhoedoisong.vn/tu-tu-o-nguoi-tre-tuoi-dau-long-thoi-khong-du-n188707.html, truy cập 25/04/2021. [5] ODI - Viện nghiên cứu phát triển hải ngoại (2017). Bản chất vấn đề tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên tại một số tỉnh/thành phố ở Việt Nam. 1541
nguon tai.lieu . vn