Xem mẫu

  1. TINH THẦN THẾ TỤC HÓA TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT “TÊN CỦA ĐÓA HỒNG” CỦA UMBERTO ECO NGUYỄN NGỌC ANH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Umberto Eco là một triết gia mỹ học hàn lâm, nhà bác học, nhà lý luận lừng danh thế giới. Tác phẩm Tên của đóa hồng ngay từ khi ra đời đã lập tức thành công vang dội, trở thành “cú sốc của tiểu thuyết đương đại”, một “siêu tiểu thuyết” được cả độc giả của văn chương bình dân lẫn bác học đón nhận nồng nhiệt khắp năm châu. Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử uyên bác, chứa đựng những kiến thức văn hóa, triết học, nghệ thuật và tôn giáo sâu rộng. Nghiên cứu của chúng tôi chú trọng khai thác tính chất thế tục hóa tôn giáo - một phương diện quan trọng làm nên nội giá trị nhân bản của thiên tiểu thuyết này. Từ khóa: Thế tục hóa, tôn giáo. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Umberto Eco (1932-2016) vừa qua đời ở tuổi 84 (ngày 19/02/2016) đã để lại niềm tiếc thương sâu sắc không chỉ đối với giới nghiên cứu mà bạn đọc khắp thế giới. Ông là một học giả đương đại với những phẩm chất hiếm thấy: sự uyên bác, tài hoa trong học thuật, sự sâu sắc, nhạy bén của một nhà sáng tác. Tư tưởng học thuật của ông đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống trí tuệ của giới nghiên cứu trong suốt nửa thế kỷ qua. Ông là nhà lý luận sắc sảo, nhà tiểu thuyết độc đáo và là một trong hai mươi nhà tư tưởng đương đại lớn nhất thế giới. Các sáng tác của Umberto Eco là một cuộc hành trình kiếm tìm giá trị đích thực của lịch sử, văn hóa, tôn giáo. Chính hành trình này trong sáng tác đã mang đến cho người đọc sự hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau và thôi thúc chúng ta song hành cùng tác giả kiếm tìm chân lý cuộc sống. Tinh thần thế tục hóa trong Tên của đóa hồng chính là tư tưởng chống lại những niềm tin mù quáng, phản khoa học đã tồn tại trong khoảng thời gian lâu dài để đi đến chân lý khoa học. Thế tục hóa tôn giáo không hoàn toàn xóa mất đức tin mà đưa đức tin ấy vào đời sống thế tục. Những vấn đề thần thánh cao siêu không còn xa rời với cuộc sống trần tục mà khoảng cách ngày càng thu hẹp, thậm chí xóa bỏ khoảng cách, đưa tôn giáo đến gần hơn với đời sống. Đồng thời, thế tục hóa tôn giáo chống lại những luật lệ hà khắc của nhà thờ, giáo hội - những luật lệ kìm hãm giá trị bản thể của con người như tình yêu, tình dục… từ đó đề cao giá trị con người. 2. TÊN CỦA ĐÓA HỒNG - MỘT CÁI NHÌN THẾ TỤC VỀ GIÁO HOÀNG VÀ THƯỢNG ĐẾ Tên của đóa hồng xuất bản lần đầu ở Ý vào năm 1980 với nhan đề nguyên bản là Il nome della rosa. William Weaver đã dịch tác phẩm này của Umberto Eco sang tiếng Anh và xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1983, ở Anh vào năm 1984. Cuốn tiểu thuyết, với cốt truyện phức tạp của mình đã thảo luận những vấn đề triết học sâu sắc về lịch sử tôn giáo trung cổ châu Âu. Ngay từ khi ra đời, các nhà phê bình và cũng như độc giả trên toàn thế giới đã nhiệt tình đón nhận. Năm 1986, Tên của đóa hồng đã được đạo diễn lừng danh Jean-Jacques Annaud chuyển thể thành phim. Đây là thiên truyện chứa đựng biết bao điều bí ẩn về lịch sử, tôn giáo, chính trị, đặc biệt là vấn đề về bản thể con người trong mối quan hệ với tôn giáo. Tác phẩm Tên của đóa hồng đã thể hiện tư tưởng của U. Eco đối với vấn đề tôn giáo đó là nghiêng về xu hướng thế tục với tinh thần hòa hoãn, tiến bộ. Các sự kiện trong tác phẩm được 39
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 xây dựng dựa trên bối bối cảnh lịch sử là nước Ý thế kỷ XIV bị dày xéo giữa những trận đụng độ giữa Giáo hoàng và Triều đình, giữa Giáo hội và các tập đoàn dị giáo. Cả nước bất mãn vì không có một quyền lực trung ương: Giáo hoàng thì dời về Avignon bên bờ sông Rhône nước Pháp, còn Hoàng đế thì bận đối phó với nước Đức. Chính tu viện, dù bề ngoài có vẻ bình lặng, cũng bị chao đảo bởi âm vang của các biến cố trên. Chuyện kể về một tu sĩ tên William xứ Baskerville. Ông đã làm sáng tỏ một loạt án mạng xảy ra tại tu viện, bên trong những bức tường kiên cố, được dùng làm nơi gặp gỡ giữa các đại biểu dòng Francisco và sứ giả của Giáo hoàng. Người kể chuyện trong tác phẩm là một tu sĩ nhớ lại những biến cố xảy ra lúc ông còn là một thiếu niên. Đó là tu sinh Adso xứ Melk, đệ tử của thầy William. Nhân vật Adso đóng vai trò là người kể chuyện trong tác phẩm. Từ đó, thể hiện quan điểm giúp lý giải các vấn đề phức tạp của lịch sử tôn giáo đồng thời đặt ra câu hỏi cho sứ mệnh cao cả của tôn giáo trong đời sống thế tục. Adso là một tu sinh trẻ, dưới sự hướng dẫn, dạy bảo của thầy William, Adso đã có những cái nhìn lạ lẫm nhưng rất mới mẻ về Giáo hoàng và Thượng đế. “Cuộc gặp gỡ như tôi đã nói trong phần mở đầu quyển kí sự trung thực này, liên quan đến chuyện tranh cãi song đôi, một mặt giữa Hoàng đế và Giáo hoàng, mặt khác giữa Giáo hoàng và các tu sĩ dòng Francisco” [7, tr. 167]. Qua các cuộc tranh luận giữa thầy William và các nhân vật khác, Adso vốn là một tu sinh luôn có niềm tôn kính thiêng liêng với đức chúa trời đã có những phát hiện mặt trái của tôn giáo. “Song tôi tin rằng các tu viện trưởng cảm thấy quyền lực quá mức cho Giáo hoàng đồng nghĩa với quyền lực quá mức cho các giám mục và hội đồng thành phố, trong khi dòng của tôi - tự cho là kẻ trung gian của trần thế với thượng giới và là cố vấn của các Hoàng đế - vẫn bảo toàn được quyền lực suốt nhiều thế kỷ nay trong việc đối đầu với các thầy tu thế tục và giới thương nhân thành thị” [7, tr. 167]. “Tôi tin rằng chính vì thế nhiều tu viện trưởng dòng Benedict, để tái lập uy quyền của đế chế đối với giới cầm quyền thành phố (do các giám mục và các con buôn liên kết lại), đã đồng ý che chở những tu sĩ phe Tinh thần dòng Francisco, dù không chia sẻ lý tưởng của họ, để trục lợi, vì sự hiện diện của họ giúp các đại diện đế chế những luận cứ tuyệt hảo chống lại sự choáng quyền của Giáo hoàng” [7, tr. 168]. Những truyền thống tốt đẹp của Giáo hoàng, Thượng đế, tu viện giờ đây đã quá khác biệt trong mắt Adso. Từng ngày, Adso càng hiểu thêm những vấn đề hết sức phức tạp của đời sống xã hội và tôn giáo. Adso hiểu rõ về mối quan hệ giữa Giáo hoàng và Hoàng đế, giữa Giáo hoàng và các tu sĩ dòng Francisco. Đó là những mối quan hệ có tính toán, thực dụng mang tính chính trị, kinh tế. Đối với tu viện, Adso lo lắng với vai trò của tu viện. Kiến thức mà tu viện tích lũy nay được dùng như những món hàng để đổi chác. Tu viện ngày càng mất đi vai trò lãnh đạo trong việc học hành bởi các trường dòng, các đại học đều đã sao chép sách. Và không chỉ là sao chép mà còn làm ra cả sách mới nữa. Chính sự phát triển của khoa học đã làm mất dần vai trò hướng đạo của tu viện. Đối với giới tu sĩ, Adso đã thấy được sự biến chất của giới tu sĩ qua sự điều tra của thầy William: Tu viện trưởng Abo khoe khoang, tham quyền lực địa vị; Alinardo yếu đuối, tham quyền; Jorge mù quáng, thủ đoạn; Malachi thụ động, bạc nhược; Berengar đam mê xác thịt… Mỗi người đều theo đuổi một mục đích xấu xa, thấp hèn. Đối với các tu sĩ khác thì ngày càng không hài lòng với các công việc trong tu viện, đặc biệt là công việc sao chép thiêng liêng, họ bị 40
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 thôi thúc bởi những khát vọng mới lạ và cũng muốn viết nên những bổ sung mới về tự nhiên. Đó là sự khao khát được vượt qua lằn ranh của sự hiểu biết. Nhưng bản thân họ không nhận ra một điều rằng, nếu làm như thế chính là đưa sự vượt trội của tu viện này đến chỗ hủy diệt [7, tr. 209]. 3. Ý NGHĨA THẾ TỤC HÓA TÔN GIÁO TỪ GÓC ĐỘ BẢN THỂ - TÂM LINH Bản thể và đức tin là một luận đề triết học song hành được các nhà nghiên cứu quan tâm. Ở đó, bộc lộ những xung năng giữa dục vọng riêng tư cá nhân và niềm tin thượng đế. Thông qua hành trình kiếm tìm chân lý của nhân vật William và Adso, chúng ta sẽ thấy được sự tranh đấu giữa đức tin và bản năng, dục vọng của con người, nhất là tình yêu và khoái lạc tình dục. Nhân vật Adso là một minh chứng sinh động nhất cho luận điểm vừa nêu. Adso là một chủng sinh non trẻ dòng Benedict có niềm tin sâu sắc vào Chúa, xem Chúa là vị quan tòa anh minh nhất. Chính điều này là động lực giúp Adso vượt qua những điều lo âu, sợ hãi khi chứng kiến tội ác diễn ra trong tu viện: “Vì suy từ quả ra nhân là việc vô cùng khó khăn, con tin rằng người duy nhất phán xét được điều này là Đức Chúa Trời” [7, tr. 42]. Tuy nhiên, qua quá trình điều tra cùng thầy William, Adso đã chứng kiến nhiều sự việc khiến tâm trí tu sinh trẻ này đầy những biến động. Chúa trời và những vị thánh thiêng liêng vốn dĩ được Adso biết qua Kinh Thánh nay hiện lên trong giấc mơ với những điều quái gở, cuồng loạn. Adso mơ về buổi tiệc của Tu viện trưởng Abo có sự xuất hiện của các trinh nữ nối đuôi nhau nối dài như đám rước và những bóng hình đàn bà với phụ nữ xiêm y lộng lẫy, có hình ảnh của cô gái giống Đức Mẹ Đồng Trinh, có sự xuất hiện của những người đàn bà khác trong Kinh Thánh và cả sự có mặt của Chúa Kitô. Hình ảnh bữa tiệc Ngày phán xét cuối cùng trong giấc mơ của Adso thật kỳ quái “Adam nằm ngửa nốc rượu, rượu chảy ra từ sườn ông. Noah ngủ mê chửi Ham, Holofernes ngáy thản nhiên, Jonah ngủ say, Peter thức canh cho tới khi gà gáy, còn Chúa Giê-su giật mình thức giấc khi nghe lão Bernard Gui và lão Bertrand del Poggetto âm mưu thiêu cô gái” [7, tr. 470]. Những hành động hiện lên qua tâm trí của Adso thật quái gở “Ai cũng bảo chưa có tu viện nào vui nhộn thế này và Berengar lật áo tu của mọi người, đàn ông cũng như đàn bà, hôn lên hậu môn họ” [7, tr. 470]. Giấc mơ còn có những cảnh tượng kinh dị hơn khi các thánh tông đồ trừng trị cô gái da đen bằng cách chặt đầu, mổ bụng, vẽ dấu hoàng đạo lên ngực, chở đi trên cỗ xe lửa, dìm xuống nước, biến nàng thành cột muối, tống vào bếp lò, trừng phạt bằng roi, đóng lộn ngược đầu nàng vào cây thập tự, ném đá, lột da và nướng, leo lên thân xác nàng, ném phân, đánh rắm, tiểu tiện lên đầu nàng, ói mửa lên ngực nàng, giật tóc, cầm đuốc đang cháy quất vào mông nàng. Và hình ảnh của một con vật đen như quạ đang vồ, bẻ nát chân một số người này, đầu một số người kia, nhai ngấu nghiến rồi ợ ra lửa có lẽ hôi hơn cả lưu huỳnh [7, tr. 72-74]. Chúa và những vị thánh là những điều linh thiêng nhưng lại hiển hiện trong giấc mơ Adso một cách trái ngược, đầy bất ngờ. Là những hình ảnh nổi loạn chống lại hệ thống trật tự đã được kiến lập của Chúa, những nhạo báng thô lỗ, sự ngu ngốc và cuộc sống buông thả trong nghi thức. Hình ảnh Chúa Giê-su lúc này hiện lên như một kẻ thô tục, tầm thường: bông đùa với thánh tông đồ, đầu đội vương miện như của cô gái, ngồi trên thành giếng, vừa ăn vừa hát, hóa trang thành chim bồ câu, cười hô hố, ngấu nghiến ăn một con lừa, các ngón tay đều đen, ngủ say, ăn mặc giả làm ông chủ, hét lên. Qua giấc mơ, hình tượng con người linh thiêng đầy tôn kính như đức Giê-su và các thánh tông đồ được nhìn dưới góc độ của những con người với những hoạt động và ham muốn trần tục. Niềm tin của Adso với thượng đế rất mãnh liệt thế nhưng cuộc sống thế tục trong tu viện làm cho chàng thư sinh trẻ luôn phải đặt trong mối dày vò về tinh thần. Những lời thề với Thiên chúa không giúp cho chàng tránh xa những cạm bẫy tội lỗi “Những lời phát nguyện khi đi tu đã 41
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 giữ cho chúng tôi khỏi rơi vào ổ trụy lạc là thân thể đàn bà, nhưng lại đưa chúng tôi lại gần những tội lỗi khác” [7, tr. 158]. Những xung năng tính dục bị đè nén bởi điều luật được giải thoát. Trong giấc mơ, Adso đã nhìn thấy một thứ cám dỗ dục tính “Rồi nàng chìa tay ra cho tôi, lạy Chúa thứ tội, âm hộ của nàng; tôi bước vào đó và thấy mình trong một cái hang đẹp như chốn bồng lai thời hoàng kim, suối trong như sương, hoa quả sum suê và những cây lủng lẳng món pho mát với bột nhào” [7, tr. 474]. Và những hình ảnh thiêng liêng đối lập với hình ảnh của tội lỗi, kỳ lạ thay lại luôn luôn trong trạng thái song hành, đấu tranh lẫn nhau và thậm chí hòa lẫn vào nhau trong trí óc “Hình ảnh Mẹ Đồng trinh trong nhà thờ chập lên hình ảnh nàng Magaret xinh đẹp, và một lần nữa, lòng tôi lại rạo rực” [7, tr. 270]. Để rồi những ham muốn này không chỉ tồn tại trong giấc mơ mà Adso đã vượt qua mặc cảm tội lỗi để đến với sự nếm trải hương vị nồng cháy của tình yêu và xác thịt: “Rồi nàng hôn lên môi tôi, nỗi đam mê nàng ngọt ngon hơn rượu, mùi kem trên thân thể nàng thơm ngào ngạt, cổ nàng tuyệt vời trong xâu ngọc quý, đôi má nàng tuyệt vời giữa đôi bông tai. Tình nương của ta ơi, em đẹp quá, em xinh quá…môi em như mật hoa, lưỡi em như sữa, như mật, hơi thở em thơm như táo, ngực em là hai chùm nho, vòm miệng em là rượu nồng chảy qua răng vào môi ta, tuôn thẳng vào tình yêu ta” [7, tr. 276]. Người con gái nông dân tầm thường, đói nghèo hiện hữu trong xúc cảm của chàng thư sinh trẻ đầy quyến rũ khiến cho tâm trí chàng choáng ngợp “Lạy Chúa, khi tâm hồn mê mẩn, thì phẩm hạnh duy nhất là yêu thứ ta thấy” [7, tr. 276]. Bị thôi thúc bởi những cảm xúc đầu đời, Adso đã có triết lý cho riêng mình về đạo đức và phẩm hạnh ngoài những gì mà một tu sinh dòng Benedict đã được nhào nặn: “Buông mình trên tấm thân mà tôi đang hòa hợp làm một, tuy nửa hồn đã phiêu bạt, nhưng vào giây phút còn tỉnh táo cuối cùng, tôi hiểu rằng ngọn lửa đó trong vắt kỳ lạ, mãnh liệt khác thường và nóng rực, mà bởi trong vắt kỳ lạ nên nó có thể chiếu sáng, và bởi nó nóng rực nên nó có thể thiêu đốt. Rồi tôi hiểu thế nào là vực sâu và những vực sâu thẳm hơn mà nó mở ra bên dưới nữa” [7, tr. 278]. Những trải nghiệm không thể nào phai nhòa đã làm Adso hiểu sâu sắc hơn những lôi cuốn kỳ lạ của thể xác, nó dễ dàng chiếm đoạt tâm trí chàng và mau chóng biến thành niềm vui thú, đam mê đầy tội lỗi. Từ đó đặt chàng ra câu hỏi “Nhưng nếu tình lửa và vực thẳm là ẩn dụ của lòng yêu kính Thiên Chúa, thì liệu tình yêu đó có thể trở thành ẩn dụ của tình yêu cái chết và đam mê tội lỗi không?” [7, tr. 278]. Câu hỏi đã trở thành một nỗi hoài nghi thiêu đốt tâm can Adso. Niềm hạnh phúc mà Adso cảm nhận rõ ràng không phải là những điều được Thiên chúa chỉ bảo mà là niềm hoan lạc “Nàng tiếp tục vuốt ve thân thể tôi lúc đó ướt đẫm mồ hôi. Tôi cảm nhận một niềm hoan lạc trong tâm can… Tôi sẽ không ngần ngại gọi kẻ nào được sống qua cảm giác tương tự trên cõi đời này là một người hạnh phúc…” [7, tr. 279]. Nhưng rồi sau cơn sóng cuồng khao khát rồi thỏa mãn dục vọng, Adso lại cảm nhận tính phù du của khao khát và sự tai ác của dục vọng “Omne animal triste post coitum - Sau cuộc giao hoan mọi sinh vật đều sầu não” để rồi sau nhiều thập niên, Adso vẫn không ngừng khóc than về lầm lỡ của mình mặc dù biết rằng về bản chất tự nhiên, vốn là điều tốt đẹp. Sự đấu tranh giữa đức tin và bản năng không chỉ xảy ra tức thời khi Adso đối diện với tội lỗi mà là sự đấu tranh dai dẳng của một thầy tu dòng Bennedict. Bi kịch tình yêu của Adso góp phần soi tỏ những ẩn ức, niềm khát khao tình yêu và nhục dục của con người thời Trung cổ. Nó thể hiện tinh thần lên án Giáo hội với những luật lệ ép xác, phi tự nhiên đã bóp chết mọi suối nguồn yêu thương, lành mạnh, nhân văn của con người. Với tiểu thuyết Tên của đóa hồng, Umberto Eco đã hướng đến một nội dung sâu sắc cùng biểu hiện hết sức đa dạng, đồng thời kiến giải những vấn đề đang còn hiện tồn của nhân loại trong đó có tôn giáo - một lĩnh vực thuộc thế giới tâm linh, siêu hình rất khó lý giải. Tư tưởng 42
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 của một triết học gia, nhà mỹ học, nhà ký hiệu học được thể nghiệm trong tác phẩm với những vấn đề hết sức nhân bản. Con người cần có đủ tư duy để lý giải thế giới, hiểu rõ bản thể nhằm hướng đến cuộc sống không bị quá ràng buộc bởi đức tin. Đồng thời tác phẩm cũng đặt ra những vấn đề triết học mang tính thời đại mà trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi e rằng không thể chuyển tải hết tinh thần của thiên tài Umberto Eco. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Interviewed by Lila Azam Zanganeh, Umberto Eco, http://www.theparisreview.org, The Art of Fiction No. 197. [2] The Telegraph, Umberto Eco - obituary, http://www.telegraph.co.uk, 18/3/2016. [3] Michael Gilmour (2014), The Song of Songs and a Sexual Mystery in Umberto Eco’s The Name of the Rose, http://www.huffingtonpost.com, 22/11/2013 [4] Nguyễn Xuân Nghĩa (2003), “Tôn giáo trong thời hiện đại: Thế tục hóa hay phi thế tục hóa?”, Nghiên cứu Tôn giáo, Số 02. [5] Nguyễn Xuân Nghĩa (2010), “Tâm thức tôn giáo và lí thuyết thế tục hóa ở Châu Á và Việt Nam”, Nghiên cứu Tôn giáo, Số 02. [6] Frank J.Lechner, Secularization, http://sociology.emory.edu, 2003. [7] Umberto Eco (Lê Chu Cầu dịch) (2013), Tên của đóa hồng, Nxb Văn học, Hà Nội. [8] Trần Huyền Sâm (2016), Tiểu thuyết phương Tây hiện đại và các hướng tiếp cận, Nxb Văn học, Hà Nội. Title: SPIRIT OF RELIGION SECULARIZATION THE NOVEL "NAME OF THE ROSE" OF UMBERTO ECO Abstract: Umberto Eco is a fine academic philosophers, scientists, theorists world renowned. The name of the rose works right from its inception was immediately successful, becoming the “shock of the contemporary novel”, a “super fiction” by both readers of popular literature and scholarly welcome warmly received all over the world. This is an historical novel erudite, contains cultural knowledge, philosophy, art and religion sweeping. Our articles focus on exploiting nature secularized religion - an important aspect makes internal human values of this saga. Keywords: Secularization, religion. NGUYỄN NGỌC ANH Học viên Cao học, Chuyên ngành Lý luận văn học, khóa 23 (2014-2016), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. 43
nguon tai.lieu . vn