Xem mẫu

  1. TINH THẦN KHỞI NGHIỆP VÀ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM: BẰNG CHỨNG TỪ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Nguyễn Tiểu Mi1, Nguyễn Công Thành2 1 Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Đại học Công nghệ TP.HCM 2 Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Đại học Công nghệ TP.HCM TÓM TẮT Bài nghiên cứu tìm ra mối quan hệ giữa qui mô nền kinh tế ngầm và tinh thần khởi nghiệp ở một số nước Đông Nam Á giai đoạn từ năm 2007 – 2017. Các hoạt động trong nền kinh tế ngầm ngày càng đa dạng về hình thức và phát triển về qui mô làm ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia. Phương pháp Currency Demand được sử dụng để đo lường quy mô nên kinh tế ngầm dùng xem xét tác động đến các khía cạnh của tinh thần khởi nghiệp một số quốc gia ở Đông Nam Á có cả Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là bằng chứng cho thấy rằng kinh tế ngầm có tác động dương đến các khía cạnh của tinh thần khởi nghiệp. Từ khóa: Kinh tế ngầm, tinh thần khởi nghiệp, Đông Nam Á. 1. GIỚI THIỆU Trong nền kinh tế của quốc gia luôn có sự tồn tại song song của hai khu vực là khu vực kinh tế chính thức (Formal Economy) và khu vực kinh tế phi chính thức (Informal Economy) [1].Trên thực tế, việc xác định hay đo lường kinh tế phi chính thức hay còn gọi là khu vực kinh tế ngầm rất khó khăn nên không được tính toán trong giá trị GDP của một quốc gia. Bên cạnh đó, chính phủ khó có thể kiểm soát các hoạt động diễn ra trong khu vực này do sự phức tạp và cố ý che giấu hoạt động của các cá nhân tham gia. Do vậy, nguồn thu của chính phủ phần nào bị ảnh hưởng không tốt bởi các hoạt động nằm ngoài sự kiểm soát này. Ngoài ra, các hoạt động này lại có những tác động không nhỏ đến các hoạt động khác của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, khu vực kinh tế ngầm nên được quan tâm để có các biện pháp phù hợp để đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế và an sinh xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động khởi nghiệp ngày càng được quan tâm đặc biệt như chìa khóa phát triển bền vững tại các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, khi mà hoạt động này đi vào nền kinh tế phi chính thức thay vì kinh tế chính thức như kỳ vọng thì không thể trực tiếp làm gia tăng GDP của một quốc gia. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa quy mô khu vực kinh tế ngầm và tinh thần khởi nghiệp rất cần thiết để chính phủ có những can thiệp kịp thời trong trường hợp kinh tế ngầm gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động khởi nghiệp của một quốc gia. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung làm rõ tác động của quy mô khu vực kinh tế ngầm đến tinh thần khởi nghiệp của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng dữ liệu bảng của các quốc gia khu vực Đông Nam Á được thu thập từ Worldbank, Euromonitor, GEM, ADB trong giai đoạn (2007 -2017) cùng với kỹ thuật ước lượng mô hình tác động cố định (FEM – Fixed Effect Model). Kết quả nghiên cứu kỳ vọng cung cấp những bằng chứng thống kê về mối quan hệ giữa quy mô khu vực kinh tế ngầm và tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam cùng với các quốc gia khu vực ASEAN. Cấu trúc bài nghiên cứu được thể hiện thông qua các phần sau đây: Phần 2: Trình bày về cơ sở lý thuyết về khu vực nền kinh tế ngầm trong nền kinh tế. Từ đó, có các đề xuất dữ liệu cho bài nghiên cứu ở phần 3. 292
  2. Cho ra kết quả và thảo luận kết quả được trình bày trong phần 4. phần 5 chỉ ra được kết quả ước tính của mô hình nghiên cứu được tác giả sử dụng trong bài sau đó đưa ra một gợi ý chính sách. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tất cả các hoạt động kinh tế được tính đưa vào tổng sản phẩm quốc gia (GNP) nhưng không được khai báo thì đều thuộc kinh tế ngầm [2]. Trái lại, Smith [3] cho rằng các hoạt động trên thị trường hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ quốc gia nhưng không có sự đo lường chính thức được xem là nền kinh tế ngầm của một quốc gia. Còn theo Dell'Anno [4] thì các hoạt động trong nền kinh tế nằm ngoài hay trốn tránh sự điều tiết của chính phủ được xem là kinh tế ngầm. Theo Šergo và Gržinić [5] thì kinh tế ngầm là các hoạt động không báo cáo cho cơ quan tài chính vì vậy được xem là kinh tế bất hợp pháp và các hoạt động này là vi phạm pháp luật. Song song với đó, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD - Organization for Economic Co-operation and Development) kinh tế được sử dụng để biểu thị tất cả các hoạt động về nguyên tắc phải được tính vào GDP nhưng thực tế lại không tính được giấu giếm trước các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, các hoạt động khởi nghiệp tham gia kinh tế ngầm có một lợi thế tương đối so với bên ngoài nên khi khu vực này phát triển sẽ tác động tiêu cực đến khởi nghiệp chính thức [17]. Những năm 80 của thế kỷ trước nền kinh tế ngầm không phải là một yếu tố, mà là nền kinh tế chính và phát triển mạnh mẽ [18]. Nga, nó chiếm 43,8% GDP [19], ở Kazakhstan với 25,8% (finprom.kz) và ở Azerbaijan cho 67% (Association of Chartered Certified Accountants). Đây là những quốc gia nơi bóng tối của nền kinh tế tăng trưởng lớn nhất nguồn lợi nhuận lớn từ việc tham gia khu vực này làm cho các doanh nghiệp tham gia kinh tế chính thức gần như không đáng kể trong đó có cả các doanh nghiệp mới [20]. Bên cạnh đó, sự dễ dàng tham gia và lợi ích khi khởi nghiệp ở nền kinh tế bóng tối khi nó quá lớn và phổ biến cũng như rào cản ở nền kinh tế chính thức chính là nguyên nhân tác động tiêu cực đến khởi nghiệp [21] Mặt khác, Audretsch và Fritsch [6] cho rằng tăng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của hoạt động khởi nghiệp. Qua kết quả của Audretsch và Fritsch [6] thì ở khu vực có tỷ lệ khởi nghiệp thấp thì nền kinh tế sẽ phát triển chậm hơn ở các khu vực khác. Kết quả tăng trưởng mạnh này nằm ở sự hình thành các hoạt động kinh doanh mới. Fritsch và Mueller [7] phân tích sự chế độ tăng trưởng vòng đời của các hoạt động khởi nghiệp và tác động tích cực của nó đến nền kinh tế quốc gia. Hơn thế nữa, theo Dreher & Schneider [21] khi khởi nghiệp ở khu vực phi chính thức có làm lệ thất nghiệp nhưng là một cú đánh vào ngân sách, đẩy lùi kinh tế vĩ mô thành tựu. Chính vì vậy, Tinh thần khởi nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia nhưng nếu nó không đi vào khu vực chính thức mà lại vào khu vực kinh tế ngầm thì tác động của nó đến nền kinh tế quốc gia cũng phần nào bị ảnh hưởng. Vì thế, nghiên cứu của tác giả là hoàn toàn phù hợp và cần thiết cho một nền kinh tế mới phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm đưa ra các gợi ý tham khảo về chính sách để có những biện pháp kịp thời và hiệu quả. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguồn dữ liệu của các biến nghiên cứu theo năm được tác giả thu thập từ Ngân hàng Thế giới (Worldbank), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB - Asian Development Bank), Euromonitor, Federal Reserve Economic Data (FRED) và Global Entrepreneurship Monitor (GEM). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp cầu tiền được Cagan [8] đề xuất khi xem xét mối tương quan giữa nhu cầu về tiền với áp lực thuế. Dựa trên kết quả của Cagan [8], phương pháp cầu tiền được Tanzi [9] kế thừa và phát triển để ước lượng nhu cầu về tiền tệ. 293
  3. Phương pháp cầu tiền được rất nhiều tác giả khác sử dụng để đo lường quy mô kinh tế ngầm ở các quốc gia khác nhau như Bhattacharyya [10] đo lường quy mô kinh tế ngầm Vương quốc Anh, Klovland [11] đo lường kinh tế ngầm ở Na Uy và Thụy Điển, Bajada [12] tiến hành cho Úc, Williams và Windebank [13] thực hiện tại các nước EU, Schneider [14] và Schneider [15] thực hiện ở các quốc gia OECD; Tedds và Giles [16] cho Canada. Tanzi (1983) đã xây dựng mô hình kinh tế như sau: ( ( )) ( ) (1) Trong đó: C : Tiền mặt trong lưu thông M2 : Cung tiền T : Khoản thu thuế của chính phủ GNI: Tổng thu nhập quốc dân INT: Lãi suất tiền gởi GDPperCap : GDP bình quân đầu người Cons: Tổng chi tiêu cá nhân Giá trị phần chênh lệch giữa lượng tiền C1 và C2 ở hai mức thuế suất khác nhau là lượng tiền dùng để tham gia vào nền kinh tế phi chính thức. Quy mô nền kinh tế ngầm được xác định bằng cách lấy lượng tiền tham gia vào nền kinh tế ngầm nhân với vòng luân chuyển tiền mặt. Tiếp theo, tác giả sử dụng mô hình tác động cố định (FEM) để xem xét tác động của qui mô nền kinh tế ngầm lên từng khía cạnh của tinh thần khởi nghiệp quốc gia bằng mô hình kinh tế như sau:  Perceived opportunities   Perceivedcapabilities   Shadow Economy     11 ... 14     Fear of failurerate    ... ... ... x   Patent  (2)      GINI   Entrepreneurial intentions    51 ...  54   GDP Growth       TEA  Với Perceived opportunities, Perceived capabilities, Fear of failure rate, Entrepreneurial intentions, TEA là 5 tiêu chí đánh giá tinh thần khởi nghiệp (GEM). Kết quả ước lượng được tác giả tổng hợp ở bảng 4.2 sử dụng cho các phân tích. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Trình bày kết quả ước lượng cho mô hình tính toán tỷ lệ giữa tiền trong lưu thông và cung tiền ( ⁄ ) theo phương pháp Fixed-effects (within) regression. Kết quả của P-value (probability value) cho chúng ta thấy có 3 chỉ số tác động đến tỷ lệ tiền với mức ý nghĩa truyền thống: khoản thu thuế của chính phủ (T) và thu nhập bình quân đầu người (GDPperCap) và lãi suất tiền gửi (INT). Từ kết quả tác giả ước lượng qui mô của nền kinh tế ngầm của các quốc gia và sử dụng cho việc xem xét mối quan hệ với tinh thần khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô khu vực kinh tế ngầm (Shadow Economy) thể hiện tác động dương đến cả năm yếu tố đại diện cho tinh thần khởi nghiệp bao gồm khả năng nhận ra cơ hội (Perceived opportunities), khả năng nhận thức năng lực khởi nghiệp (Perceived capabilities), tỷ lệ lo sợ thất bại (Fear of failure rate), ý định kinh doanh (Entrepreneurial intentions) và tổng hoạt động kinh doanh giai đoạn đầu (TEA - Total early-stage Entrepreneurial Activity). Trong đó, quy mô kinh tế ngầm thể hiện tác động 294
  4. dương có ý nghĩa thống kê đến tinh thần khởi nghiệp dựa trện các khía cạnh khả năng nhận ra cơ hội, khả năng nhận thức năng lực khởi nghiệp và tỷ lệ lo sợ thất bại. Kết quả này cho thấy quy mô kinh tế ngầm góp phần làm tăng nhận thức của người dân về năng lực khởi nghiệp và khả năng nhận biết cơ hội ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, quy mô khu vực kinh tế ngầm càng lớn dường như lại thể hiện tác động làm giảm tỷ lệ lo sợ thất bại của người dân3. Fixed-effects (within) regression Number of obs = 87 Group variable: Bảng id 4.1. Kết quả ước lượng mô hình Currency Number of groups Demand = 8 R-sq: Obs per group: within = 0.1795 min = 10 between = 0.4219 avg = 10.9 overall = 0.2749 max = 11 F(4,75) = 4.10 corr(u_i, Xb) = -0.9021 Prob > F = 0.0046 log_mic_tms Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] log_1_tax_gni 5.353591 1.955273 2.74 0.008 1.458487 9.248694 log_int -.2421234 .1358448 -1.78 0.079 -.51274 .0284933 log_gdppercap .3435935 .1286031 2.67 0.009 .087403 .5997839 log_cons_gni .4643314 .848923 0.55 0.586 -1.22681 2.155473 _cons -5.987433 1.783828 -3.36 0.001 -9.541001 -2.433865 sigma_u 1.2326897 sigma_e .32077461 rho .93657848 (fraction of variance due to u_i) F test that all u_i=0: F(7, 75) = 14.36 Prob > F = 0.0000 Nguồn: Tính toán của tác giả bằng STATA 15 Bảng 4.2. Kinh tế ngầm và các khía cạnh của khởi nghiệp Enterpreneurship Regression Results Perceived Perceived Fear of failure Entrepreneurial TEA opportunities capabilities rate intentions Shadow 4.71e+08 4.23e+08 4.36e+08 1.13e+08 6.19e+07 Economy ** * ** .0127469 Patent .0133583 .0070619 .0025139 .0024842 ** -4.538145 -5.225245 -4.861211 -1.781311 1.422772 GINI *** *** *** ** ** - GDP Growth -.0978891 .2261011 .1112387 -.0075829 .2138035 F - Statistics 3.85 2.69 4.32 1.42 1.59 Prob > F 0.0198 0.0640 0.0127 0.2685 0.2196 R-squared 0.4608 0.3745 0.4898 0.2395 0.2613 Adj R-squared 0.3410 0.2355 0.3764 0.0705 0.0971 Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các kết quả hồi quy bằng STATA 15 Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%. 3 Để thuận lợi trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả sử dụng giá trị đối của tỷ lệ lo sợ thất bại làm đại diện cho tinh thần khởi nghiệp. 295
  5. Bằng sáng chế (Patent) có tác động dương đến tất cả các khía cạnh của tinh thần khởi nghiệp đặc biệt là tỷ lệ lo sợ thất bại (Fear of failure rate) với mức ý nghĩa 5%. Nguyên nhân vì khi đã có trong tay các sản phẩm chất lượng và đã được công nhận thì mọi người sẽ tự tin hơn và đặc biệt giảm sự sợ thất bại khi họ đã có chắc chắn các sáng chế đó. Vì vậy, cho họ động lực để phát triển thêm kế thừa thành quả trước và bắt đầu tham gia hợt động khởi nghiệp. GINI có tác động dương đến khía cạnh tổng hoạt động kinh doanh giai đoạn đầu (TEA - Total early-stage Entrepreneurial Activity) và tác động âm đến các mặt còn lại của khởi nghiệp. Từ đó, có thể cho rằng nếu vượt qua được các mối lo về nhu cầu cơ bản và tham gia vào khởi nghiệp thì GNI càng cao hoạt động khơi nghiệp giai đoạn đầu càng tích cực. Kết quả cho thấy rằng không đủ cơ sở để kết luận rằng tăng trưởng kinh tế (GDP Growth) sẽ có tác động đến các khía cạnh của khởi nghiệp ở mức ý nghĩa truyền thống. 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận Bài nghiên cứu này sử dụng phương phương pháp cầu tiền dựa trên nền tảng nghiên cứu của Tanzi. Từ đó, sử dụng kết quả thu được để xác định mối quan hệ giữa tinh thần khởi nghiệp và quy mô nền kinh tế ngầm ra sao ở khu vực Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2017 quy mô nền kinh tế ngầm của Việt Nam và các nước Đông Nam Á ngày càng được mở rộng và tác động mạnh mẽ đến các khía cạnh của tinh thần khởi nghiệp. Qui mô nền kinh tế ngầm càng lớn thì việc các hoạt động khởi nghiệp tham gia vào khu vực kinh tế này lại càng gia tăng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia. 5.2. Gợi ý chính sách Sự tồn tại trong mối quan hế giữa khởi nghiệp và kinh tế ngầm có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau và theo xu hướng đồng biến. Chính phủ các quốc gia khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam cần có những biện pháp nhằm kiểm soát quy mô nền kinh tế ngầm để đưa các hoạt động của khởi nghiệp của khu vực này chuyển sang nền kinh tế chính thức. Bên cạnh đó, thuế có sự tác động rất lớn đến qui mô kinh tế ngầm nên cần có sự điều chỉnh của chính phủ về các quy định liên quan đến thuế, thị trường lao động, thể chế kinh doanh để kiềm hãm quy mô khu vực kinh tế ngầm và tạo điều kiện để việc khởi nghiệp đi vào khu vực kinh tế chính thức. Những thay đổi này sẽ là bước đệm tạo ra những thay đổi trong suy nghĩ, hành động góp phần thu hẹp khoảng cách nền kinh tế chính thức và nền kinh tế không chính thức. Từ đó, các lợi thế khi tham gia vào kinh tế ngầm sẽ không thật sự có ý nghĩa nên các hoạt động sẽ dần chuyển sang khu vực chính thức trong đó có hoạt động khởi nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Hodson, R. và R.L. Kaufman, Economic dualism: A critical review. American Sociological Review, 1982: p. 727-739. [2] Edgar, B.A. và P.H. O'Farrell, Genetic control of cell division patterns in the Drosophila embryo. Cell, 1989. 57(1): p. 177-187. [3] Smith, M., The European Union, foreign economic policy and the changing world arena. Journal of European Public Policy, 1994. 1(2): p. 283-302. [4] Dell'Anno, R., Estimating the shadow economy in Italy: A structural equation approach. 2004. 296
  6. [5] Šergo, Z. và J. Gržinić, SHADOW ECONOMY AND TO URISM RECEIPTS: EVIDENCE FROM EUROPE. Under the auspices of the President of the Republic of Croatia, 2017: p. 641. [6] Audretsch, D.B. và M. Fritsch, Growth regimes over time and space. Regional Studies, 2002. 36(2): p. 113-124. [7] Fritsch, M. và P. Mueller, The evolution of regional entrepreneurship and growth regimes, in Entrepreneurship in the region. 2006, Springer. p. 225-244. [8] Cagan, P., The demand for currency relative to the total money supply. Journal of political economy, 1958. 66(4): p. 303-328. [9] Tanzi, V., The underground economy. Finance and Development, 1983. 20(4): p. 10-13. [10] Bhattacharyya, D.K., On the economic rationale of estimating the hidden economy. The Economic Journal, 1999. 109(456): p. 348-359. [11] Klovland, J.T., Tax evasion and the demand for currency in Norway and Sweden. Is there a hidden relationship? The Scandinavian Journal of Economics, 1984: p. 423-439. [12] Bajada, C., Estimates of the underground economy in Australia. Economic Record, 1999. 75(4): p. 369-384. [13] Williams, C.C. và J. Windebank, Black market work in the European Community: Peripheral work for peripheral localities? International Journal of Urban and Regional Research, 1995. 19(1): p. 23- 39. [14] Schneider, F., The shadow economies of Western Europe. Economic Affairs, 1997. 17(3): p. 42-48. [15] Schneider, F., The size and development of the shadow economies of 22 transition and 21 OECD countries. 2002. [16] Tedds, L.M. và D.E. Giles, Taxes and the Canadian underground economy. Taxes and the Canadian underground economy, Toronto: Canadian Tax Foundation, 2002. [17] Aidis, Ruta; Estrin, Saul; Mickiewicz, Tomasz. Institutions and entrepreneurship development in Russia: A comparative perspective. Journal of Business Venturing, 2008, 23(6): 656-672. [18] Barsukova, Svetlana; Radaev, Vadim. Informal economy in Russia: A brief overview. economic sociology_the european electronic newsletter, 2012, 13(2): 4-12. [19] Kramin, M. V., et al. Drivers of economic growth and investment attractiveness of Russian regions. Life Science Journal, 2014, 11(6s): 526-530. [20] Makarov, D., et al. Economic and legal aspects of the shadow economy in Russia. Voprosy Economiki, 1998, 3. [21] Sousa, Pedro; Cruz, José N.; Wilks, Daniela C. Entrepreneurial intentions of law students: The moderating role of personality traits on attitude's effects. Journal of Entrepreneurship Education, 2018. [22] Dreher, Axel; Schneider, Friedrich. Corruption and the shadow economy: an empirical analysis. Public Choice, 2010, 144.1-2: 215-238. 297
nguon tai.lieu . vn