Xem mẫu

  1. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA BẠN CÓ  LÀNH MẠNH? Có rất nhiều phương pháp để đánh giá sự lành mạnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp.   Song, khi có trong tay Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, bạn đã có thể đánh giá thông  qua việc xác định và phân tích 07 chỉ tiêu khái quát sau đây: 1- Hệ số vốn tự có (H1): H1 = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng số nguồn vốn H.1 được xác định bằng cách so sánh giữa số  liệu dòng “Nguồn vốn chủ  sở  hữu”, (mã số  400) và số  liệu dòng "Cộng nguồn vốn" bên Nguồn vốn (mã số  430). H.1 càng cao mức độ  chủ động về tài chính của doanh nghiệp càng cao, tình hình tài chính của doanh nghiệp càng  lành mạnh và ngược lại. Theo tổng kết, tuỳ  theo quy mô của doanh nghiệp,  0,55 
  2. 3- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (H.3). H.3 = Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động / Tổng số nợ ngắn hạn H.3 được xác định bằng cách lấy tổng giá trị thuần của tài sản lưu động chia cho tổng số nợ  ngắn hạn. Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động là số liệu của dòng "Tài sản lưu động và   đầu tư  ngắn hạn", mã số  100 bên Tài sản. Tổng số  nợ  ngắn hạn là số  liệu của dòng "Nợ  ngắn hạn", mã số 310 bên Nguồn vốn. Chỉ tiêu H.3 chỉ rõ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn  hạn đến hạn của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu H.3 càng lớn, tình hình tài chính của doanh  nghiệp càng lành mạnh. ớ các nước phát triển, H.3 thường lớn hơn hoặc bằng 2. Trong điều   kiện Việt Nam, H.3 phải luôn luôn lớn hơn 1. Nếu H .3 càng nhỏ  hơn 1, khả  năng thanh  toán các khoản nợ  ngắn hạn  đến hạn của doanh nghiệp càng giảm. Khi H.3 = 0, doanh  nghiệp đã mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. 4- Hệ số thanh toán nhanh (H.4): H.4 được xác định bằng cách so sánh giữa tổng số  tiền và giá trị  tài sản tương đương tiền  với tổng số nợ ngắn hạn: H.4 = Tổng số tiền và giá trị tài sản tương đương tiền / Tổng số nợ ngắn hạn Tổng số  nợ  ngắn hạn Số  tiền và giá trị  tài sản tương đương tiền có thể  sử  dụng để  thanh  toán ngay là số liệu của dòng "Tiền", mã số 110 cộng (+) số liệu dòng "Các khoản đầu tư tài  chính ngắn hạn", mã số  120, bên Tài sản. Tổng số  nợ  ngắn hạn là số  liệu của dòng “Nợ  ngắn hạn", mã số 310, bên nguồn vốn. H.4 là hệ số sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của doanh   nghiệp. H.4 càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, nếu   hệ  số  này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp, hiệu quả  sử 
  3. dụng vốn không cao. Theo kinh nghiệm, hệ số này ở  trong khoảng 0,1 
  4. của dòng “các khoản phải thu khác" (mã số  l38). Với bảng cân đối kế  toán dành cho các   doanh nghiệp vừa và nhỏ, là số liệu dòng “phải thu” của “khách hàng" (mã số  114) cộng (+)   số liệu của dòng “các khoản phải thu khác" (mã số 115) 'cộng số liệu của dòng "Thuế giá trị  gia tăng còn được khấu trừ" (mã số  117), Tổng tài sản cuối kỳ  báo cáo là so liệu của dòng   “Cộng tài sản” (mã số  250), không có sự  khác nhau giữa các Bảng Cân đối kế  toán nêu  trên. H.6 càng cao tức là số  vốn của doanh nghiệp bị  người khác chiếm dụng càng  nhiều và ngược lại. Khi H.6 = 1, tức là toàn bộ  giá trị  tài sản cửa doanh nghiệp đang bị  chiếm đóng, tình hình tài chính rất xấu nhiều khả năng dẫn đến phá sản. 7- Vốn hoạt động thuần (H.7) Vốn hoạt động thuần được xác định theo công thức sau: H7 = Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động ­ Tổng nợ ngắn hạn Tổng giá trị  thuần của tài sản lưu động là số  liệu của dòng “Tài sản lưu động và đầu tư  ngắn hạn” (mã số 100) bên tài sản của bảng cân đối kế toán. Tổng số nợ ngắn hạn là số liêu   dòng "Nợ  ngắn hạn" (mã số  310) bên nguồn vốn của bảng cân đối kế  toán. H7 càng lớn,  vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp càng cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và   ngược lại. Khi H7 là một số âm, doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản, khi tống   số nợ  ngắn hạn bằng 0, H7 bằng tống giá trị  thuần của tài sản lưu động. Đó là trường hợp   không thể xẩy ra trong thực tiễn.
nguon tai.lieu . vn