Xem mẫu

  1. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - AN NINH VÀ KINH TẾ THẾ GIỚI NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 I. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - AN NINH VÀ KINH TẾ 1. Về tình hình chính trị - an ninh Những tháng đầu năm 2019, thế giới chứng kiến nhiều biến động chính trị làm đảo lộn các yếu tố cơ bản hình thành nên trật tự thế giới, trong đó đáng chú ý nhất là sự leo thang cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga, để lại một khoảng trống lãnh đạo trong trật tự thế giới đơn cực sau Chiến tranh Lạnh, phá vỡ sự ổn định tương đối của thế giới dưới tác động của nhiều yếu tố bất định, bất ổn và rất khó dự báo. - Sự va chạm của ba xu hướng xây dựng trật tự thế giới mới Các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách thế giới đều tiếp tục có chung nhận định: Trật tự thế giới mới đang hình thành và xoay quanh trục cạnh tranh giữa ba cường quốc Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga. Từ phía Mỹ, Tổng thống Đô-nan Trăm chủ trương Mỹ sẽ xây dựng trật tự thế giới mới mà trong đó Hoa Kỳ sẽ định đoạt mọi điều ước quốc tế theo điều kiện do Oa-sinh-tơn sắp đặt, còn những quốc gia như Nga, Trung Quốc hay I-ran, không muốn gia nhập trật tự đó sẽ bị Mỹ loại bỏ ra khỏi hệ thống này. Từ phía Trung Quốc, họ đang xúc tiến thực hiện đại chiến lược nhằm xây dựng trật tự thế giới mới theo “sự đồng thuận Bắc Kinh” thông qua nhiều kế hoạch chiến lược, trong đó đóng vai trò then chốt là sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) và chương trình “Made in China 2025”. 1
  2. Từ phía Nga, Tổng thống V. Pu-tin tuyên bố không chấp nhận trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Theo chính giới ở Mỹ, sự trở lại của các “siêu cường độc đoán” (ám chỉ Nga và Trung Quốc) là thách thức chủ yếu đối với thế giới tự do và phần nào làm lu mờ nguy cơ khủng bố đã từng được xếp số 1 trong hai thập kỷ vừa qua. Trong đó, Trung Quốc là thách thức lâu dài đối với Mỹ, còn Nga chỉ là thách thức trong ngắn hạn. Vì thế, Mỹ cho rằng Trung Quốc và Nga đang “phá hoại trật tự thế giới”. Trước sức ép ngày càng gay gắt từ phía Mỹ, trong chuyến thăm Nga ngày 5/6/2019, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng với Tổng thống Nga V. Putin quyết định nâng quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược Nga - Trung Quốc lên tầm cao nhất trong thời đại mới. Theo kết quả khảo sát do do Công ty nghiên cứu Piu Ri-sớt Xen- trờ tiến hành để trả lời một câu hỏi quốc gia nào trong số ba nước Mỹ, Trung Quốc và Nga là mối đe dọa chủ yếu đối với thế giới. Kết quả khảo sát được đưa vào trong nội dung Báo cáo chung của Hội nghị an ninh quốc tế Mu-nich 2019, trong đó có 43% ý kiến cho rằng đó là Hoa Kỳ, 20% cho là Trung Quốc. Ở Mỹ, có 50% ý kiến cho rằng Nga là mối đe dọa lớn nhất, 48% ý kiến cho rằng đó là Trung Quốc. Còn ở Đức, có 49% ý kiến coi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất, 33 ý kiến cho là Trung Quốc, 30% ý kiến là Nga. Tuy nhiên, Hội nghị an ninh quốc tế Munich 2019, lần đầu tiên các nước Phương Tây có chung nhận định rằng nước Nga có vai trò không thể thiếu trong khi giải quyết các chương trình nghị sự của thế giới. - Leo thang cạnh tranh chiến lược toàn diện Mỹ - Trung Những tháng đầu năm 2019 đánh dấu sự leo thang cạnh tranh toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc trên nhiều chiến tuyến, được ví như cuộc Chiến tranh lạnh mới. Đó là: chiến tuyến chiến tranh thương mại; chiến tuyến giữa “Made In China 2025” của Trung Quốc và “Made in 2
  3. America” của Mỹ; chiến tuyến giữa chiến lược “Vành đai và Con đường” (BRI) của Trung Quốc và chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ; chiến tuyến giữa mô hình kinh tế Trung Quốc và mô hình kinh tế Mỹ. Trên chiến tuyến thương mại, sau 10 vòng đàm phán Tổng thống Đô-nan Trăm bất ngờ tuyên bố, kể từ ngày 10/5/2019 Mỹ sẽ nâng mức thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập vào Hoa Kỳ từ 10% lên 25%, thậm chí ông còn đe dọa sẽ áp thuế 25% đối với khối lượng hàng hóa còn lại của Trung Quốc xuất sang Mỹ trị giá gần 300 tỷ USD. Chiến tuyến giữa “Made in China 2025” và “Made In America” thực chất là cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giành giật thị trường công nghệ cao trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Với “Made in China”, Trung Quốc hướng tới mục tiêu đầy tham vọng kiểm soát khoảng 80% thị trường sản phẩm công nghệ cao của thế giới. Với “Made in America”, Đô-nan Trăm chủ trương đưa Mỹ trở thành cường quốc công nghiệp số 1 thế giới trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Như vậy, bản chất của sự cạnh tranh giữa “Made in China 2025” và “Made in America” là nhằm giành vị thế số 1 trên thị trường sản phẩm công nghệ cao của thế giới trong thế kỷ XXI. Vì thế, Đạo luật quốc phòng năm 2019 của Mỹ đã xác định nhiều biện pháp nhằm làm thất bại chương trình “Made in China 2025” của Trung Quốc. Triển khai Đạo luật này, trong tháng 5/2019 Chính phủ Mỹ lập “danh sách đen” gồm các tổ chức và cá nhân của Trung Quốc có liên quan tới “Made in China 2025”, trong đó có các tổ chức khoa học công nghệ hàng đầu của Trung Quốc mà đáng chú ý nhất là Công ty Hua-guây - một tổ chức đóng vai trò then chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của Trung Quốc. Trên chiến tuyến giữa BRI và chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, từ ngày 25 đến 27/4/2019 Trung Quốc tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về BRI với 3
  4. chủ đề “Hợp tác BRI định hình tương lai chung tươi sáng hơn”, tập hợp số nước tham gia trải rộng trên khắp các châu lục, từ châu Á, châu Âu tới châu Phi trên tổng số hơn 100 nước tuyên bố ý định muốn tham gia, chiếm hơn một nửa trong tổng số các quốc gia là thành viên của LHQ. Mỹ không cử đại diện tham dự Hội nghị này bởi họ coi BRI là “trật tự thế giới mới kiểu Trung Quốc” nhằm thay thế trật tự thế giới do Mỹ kiểm soát. Trên chiến tuyến giữa hai mô hình kinh tế Mỹ và Trung Quốc, Tổng thống Đô-nan Trăm yêu cầu Trung Quốc thay đổi mô hình kinh tế của họ thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh sẽ không thay đổi mô hình kinh tế dưới bất cứ sức ép nào. Do đó, cuộc chiến giữa hai mô hình kinh tế của Mỹ và Trung Quốc sẽ là cuộc chiến quyết định sự thắng hay bại của hai bên. Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược toàn diện Mỹ - Trung đang leo thang tới mức báo động, Đối thoại Shangri La năm 2019 là nơi đại diện của hai bên công khai thể hiện quan điểm của họ về những vấn đề then chốt trong cuộc cạnh tranh này. Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri La năm nay, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pa-tơ-rich Sa- na-han cho biết, Hoa Kỳ sẽ không dung túng những hành vi khiêu khích của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt việc xâm phạm chủ quyền các nước láng giềng và ngừng ngay các hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo và bố trí các vũ khí hiện đại nhất tại các địa điểm có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông. Ông Pa-tơ-rich Sa-na-han còn cáo buộc Trung Quốc can dự vào công việc nội bộ các nước bằng cách lợi dụng thủ đoạn hối lộ, bẫy nợ và cướp đoạt kinh tế. Để ngăn chặn “Made in China 2025” của Trung Quốc, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pa-tơ-rich Sa-na-han cáo buộc Trung Quốc lợi dụng vai trò của nhà nước kiểm soát kinh tế để đánh cắp công nghệ của các nước tiên tiến, trước hết là Mỹ. Đáp trả bài phát biểu của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pa-tơ-rich Sa-na- 4
  5. han, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố, Trung Quốc sẽ chiến đấu tới cùng để bảo vệ lợi ích kinh tế trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ nhưng vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục đối thoại để hóa giải mâu thuẫn và bất đồng, tránh sự cạnh tranh chiến lược toàn diện leo thang tới kết cục đối đầu quân sự. - Biển Đông: tiêu điểm vòng xoáy cạnh tranh Mỹ và Trung Quốc Trước khi khép lại năm 2018, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm ký phê chuẩn Đạo luật sáng kiến tái bảo đảm châu Á ARIA được cả hai viện của Quốc hội nhất trí thông qua với số phiếu tuyệt đối 100%, trong đó xác định các biện pháp chiến lược nhằm ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Để sẵn sàng đối phó với hành động của Mỹ ở Biển Đông, ngày 4/1/2019, Quân ủy Trung ương Trung Quốc triệu tập Hội nghị công tác quân sự tại Bắc Kinh. Tại đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, Trung Quốc phải sẵn sàng đối phó với hành động gây chiến tranh. Phát biểu tại Hội nghị này, Trung tướng Vương Hồng Quang, cựu Phó Tư lệnh Quân khu Nam Kinh nhận định rằng ở Biển Đông và cả eo biển Đài Loan đang có “sóng ngầm cuồn cuộn” và “núi lửa sắp phun trào”. Cũng tại Hội nghị này, Đại tá Đới Húc, Viện trưởng Viện nghiên cứu an ninh và hợp tác hải dương của Trung Quốc, đề nghị với Hải quân Trung Quốc cần sẵn sàng hành động để đánh chìm tàu chiến của Mỹ thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. Để giảm áp lực từ phía Mỹ, Trung Quốc chấp nhận cùng với các nước Đông Nam Á xúc tiến đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mà Bắc Kinh trước đây luôn tìm cách trì hoãn. Tuy nhiên, Trung Quốc đưa vào COC nhiều nội dung như cấm các quốc gia bên ngoài Biển Đông tập trận quân sự ở vùng biển này, hạn chế các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông, trước hết là nhằm gạt ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực này. 5
  6. - Dấu hiệu tan băng trong quan hệ Phương Tây - Nga Ngày 14/5/2019, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ Mai Pom-peo có chuyến thăm chính thức Nga và cho biết Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm mong muốn cải thiện quan hệ Mỹ - Nga nhằm đem lại lợi cho người dân hai nước. Còn Tổng thống Nga V. Pu-tin cũng cho biết, ông và Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm đã nói rất nhiều lần rằng họ muốn khôi phục hoàn toàn quan hệ Mỹ - Nga vì hiện nay đã hội tụ các điều kiện cần thiết cho điều đó. Có thể, đây là tín hiệu tan băng quan hệ Mỹ - Nga hiện đang tồi tệ hơn cả thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tại cuộc đối thoại trực tuyến lần thứ 17 với người dân Nga, Tổng thống V. Pu-tin cho biết Nga sẵn sàng đối thoại với Mỹ để cải thiện quan hệ giữa hai nước. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giăng Clút Giăng-cơ cũng tuyên bố về sự cần thiết phải khôi phục lại mối quan hệ giữa Nga và EU. Tổng thống Pháp Em-ma-nuy-en Ma-crông cũng đề xuất cải thiện quan hệ với Nga bởi thế giới không thể đánh giá thấp vai trò của Nga và châu Âu cần Nga để giải quyết các vấn đề an ninh lớn và chiến dịch chống khủng bố rất thành công của Nga ở Xy-ri đã chứng tỏ điều đó. - Thế giới trước vòng xoáy cuộc chạy đua vũ trang mới Quyết định của Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm đưa Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) ký với Liên Xô năm 1989 với ý định cùng với các nước khác ngoài Nga như Trung Quốc ký một INF mở rộng. Ngoài ra, Mỹ cũng không có ý định đàm phán với Nga sẽ gia hạn Hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân tiến công chiến lược giai đoạn 3 (START-3) sẽ hết hiệu lực vào năm 2021. Đại diện của Trung Quốc tham dự Hội nghị an ninh quốc tế Mu-nich 2019 kiên quyết phản đối chủ trương của Mỹ rút khỏi INF. Đại diện của Nga tại Hội nghị an ninh quốc tế Munich 2019 cho biết, Mát-xcơ-va sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm tiếp tục duy trì INF nhưng phía Mỹ từ chối đưa ra câu trả lời. Do đó, ngày 18/6/2019, Đu-ma Quốc gia 6
  7. (tức Hạ viện) Nga đã bỏ phiếu thông qua Dự luật do Tổng thống V. Pu-tin đệ trình, theo đó Nga sẽ chấm dứt việc tuân thủ INF. Với những động thái này, thế giới đang đứng trước nguy cơ lâm vào vòng xoáy một cuộc chạy đua vũ trang mới. - Châu Âu chuẩn bị thích ứng với trật tự thế giới mới Những tháng đầu năm 2019 là giai đoạn có ý nghĩa lịch sử đối với Châu Âu nói chung và Liên minh châu Âu (EU) nói riêng do tác động của những sự kiện có tính chất định mệnh đối với châu lục này. Đó là chính trường Anh lâm vào khủng hoảng liên quan tới tình trạng bế tắc kéo dài liên quan tới Brexit buộc Thủ tướng Anh Thê-rê-sa Mây phải từ chức, cuộc bầu cử vào Nghị viện Châu Âu và bầu chọn các nhà lãnh đạo chủ chốt của EU nhiệm kỳ 5 năm tới. Trong khi đó, EU đang đứng trước nhiều thách thức phải vượt qua như sự rạn nứt ngày càng sâu sắc trong quan hệ với Mỹ, làn sóng di cư vẫn tiếp tục đổ vào Châu Âu, chủ nghĩa khủng bố vẫn đang rình rập và cuộc khủng hoảng U-crai-na được ví như thảm họa địa chính trị giữa lòng Châu Âu vẫn chưa có lối thoát. Để chuẩn bị cho chương trình nghị sự chiến lược của Nghị viện châu Âu khóa mới, Ủy ban châu Âu đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm định hình tương lai của EU. Chương trình nghị sự chiến lược của EU tập trung vào các nội dung: (1) Xây dựng Quỹ quốc phòng châu Âu trong giai đoạn 2021 - 2027 nhằm xây dựng nền quốc phòng của EU đủ sức tự bảo vệ; (2) Xây dựng năng lực cạnh tranh của EU trong một thế giới hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc đan xen với sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ; (3) Đưa EU tiếp tục theo đuổi các giá trị cốt lõi của châu Âu; (4) Đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa nền kinh tế nhằm đạt được mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; (5) Nỗ lực chống biến đổi khí hậu và đẩy lùi suy thoái môi trường; (6) Chuyển sang một nền kinh tế hiệu quả hơn trong việc sử 7
  8. dụng tài nguyên bằng cách thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế sinh học và đổi mới bền vững; (7) Xây dựng EU có tầm ảnh hưởng toàn cầu dựa trên cơ sở Hiến chương LHQ. Trong bối cảnh quan hệ giữa Hoa Kỳ và EU trở nên lạnh nhạt dưới thời Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm, EU dường như chưa sẵn sàng đóng vai trò mới trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc. Hiện tại, ngoài sự chia rẽ quan hệ xuyên Đại Tây Dương, EU còn đứng trước nguy cơ “xâm lược kinh tế” từ Trung Quốc. Vì thế, ngày 14/2/2019, Nghị viện châu Âu đã thông qua đạo luật kiểm soát chặt chẽ hơn đối với đầu tư nước ngoài, trước hết là từ Trung Quốc. Đây là quyết định có ý nghĩa rất lớn về chính trị nhằm đối phó với cách hành xử kiểu “thôn tính” của Trung Quốc. Với chương trình “Made in China 2025”, Trung Quốc đang theo đuổi tham vọng trở thành cường quốc công nghệ và thâu tóm các tập đoàn sản xuất công nghiệp tiên tiến ở châu Âu trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. - U-crai-na và các quốc gia khác trong không gian hậu Xô Viết vẫn ở trong vòng xoáy bất ổn Trong 6 tháng đầu năm 2019, Ukraine vẫn là một trong những tâm điểm cạnh tranh địa chính trị giữa Nga và Phương Tây, đã phải chịu thiệt hại nhiều nhất từ sự phá hủy trật tự thế giới ở châu Âu sau Chiến tranh Lạnh. Ngoài U-crai-na, các quốc gia khác trong không gian hậu Xô Viết cũng đang rơi vào vòng xoáy bất ổn là Gioóc-gi-a, Ác-mê-ni-a, A-giéc-bai-dan, Bê-la-rut và Môn-đô-va bởi các quốc gia này cũng đang đứng trước triển vọng xa vời trong việc gia nhập NATO và hội nhập EU. Sau cuộc bầu cử tổng thống mới, U-crai-na vẫn chưa định hình rõ nét chính sách đối nội cũng như đối ngoại. Do đó, quan hệ Nga - U-crai-na nói riêng và Nga - EU nói chung vẫn ở trong trạng thái bất định. 8
  9. - Toàn cầu hóa trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2019, gọi tắt là WEF-2019, diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 đến ngày 23/1/2019 tại Đa-vốt (Thụy Sĩ) với chủ đề “Toàn cầu hóa 4.0: Định hình cấu trúc thế giới trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư” có sự tham dự của 65 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ; quy tụ hơn 3.000 nhà lãnh đạo các doanh nghiệp, xã hội dân sự, giới học giả, các đại diện của lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và truyền thông, hơn 65 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, đại diện các tổ chức quốc tế. Tại Diễn đàn này, các tham luận đưa ra nhận định, thế giới đang bước vào kỷ nguyên bất ổn toàn cầu trong giai đoạn chuyển tiếp từ cách mạng công nghiệp 3.0 tới 4.0 đan xen với sự sắp xếp lại bức tranh địa - kinh tế và địa - chính trị. Trong đó, thế giới đang ở giai đoạn đầu của kỷ nguyên toàn cầu hóa trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 nên chưa kịp chuẩn bị để ứng phó với những thay đổi quy mô lớn diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó các quốc gia vẫn tiếp tục giải quyết những vấn đề của toàn cầu hóa theo quan điểm lạc hậu và thiếu đồng bộ. Do đó, thế giới phải xác định lại các quy trình và thể chế để có thể tận dụng tốt hơn những cơ hội mới nhằm tránh sự xáo trộn tất yếu trong điều kiện có nhiều chuyển dịch lớn như sự cân bằng quyền lực toàn cầu chuyển từ trật tự thế giới đơn cực sang đa cực; các thách thức sinh thái mà điển hình là biến đổi khí hậu đang đe dọa sự phát triển kinh tế - xã hội; cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những công nghệ mới với tốc độ và quy mô chưa từng có trong lịch sử như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới và Internet vạn vật. Trong điều kiện đó, toàn cầu hóa mặc dù đã tạo ra sự tăng trưởng và phát triển ở cấp độ quốc tế nhưng cũng đã gây ra bất bình đẳng ngày càng lớn không chỉ giữa các quốc gia mà còn là giữa các tầng lớp xã hội trong phạm vi một quốc gia. Trong khi 9
  10. đó nổi lên chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc, đưa nền kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng mới. Chính vì vậy, Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2019 là diễn đàn thúc đẩy các chính khách và người đứng đầu doanh nghiệp hướng đến sự điều chỉnh chiến lược, tiến tới hoàn thiện các thể chế toàn cầu hóa và thu hẹp khoảng cách giữa “giai cấp vô sản thế kỷ XXI” chiếm số đông với số ít người được hưởng đặc quyền đặc lợi. Làn sóng toàn cầu hóa trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phải tập trung hơn nữa vào con người theo hướng toàn diện và bền vững, cần quan tâm hơn đến những đối tượng dễ bị tổn thương và thiệt thòi, trước hết là giới trẻ. Cựu Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế Dominique Strauss-Kahn đã từng tuyên bố rằng đã đến lúc thế giới cần phải trả lại “bộ mặt nhân đạo” cho quá trình toàn cầu hóa sao cho những lợi ích từ quá trình này phải được san sẻ từ các tầng lớp giàu có trong xã hội sang các tầng lớp nghèo đói, từ các quốc gia thịnh vượng sang các quốc gia kém phát triển. Những chủ đề quan trọng khác liên quan tới toàn cầu hóa được bàn thảo tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2019 là biến đổi khí hậu, sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc và sức khỏe tâm thần của người dân. Theo các đại biểu tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2019, trong thời gian qua thế giới đã không quan tâm thích đáng và đúng mức về hiểm họa từ tình trạng trầm cảm, lo âu và các vấn đề quan ngại khác về sức khỏe tâm thần đang đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người dân trên khắp thế giới, trong đó phần lớn là giới trẻ. - Sách lược “bên bờ vực chiến tranh” trong chính sách đối ngoại của Đô-nan Trăm lâm vào bế tắc Ngày 18/6/2019, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm chính thức tuyên bố tranh cử nhiệm kỳ 2 mà chưa hóa giải được bất kỳ hồ sơ quốc tế nào mà ông theo đuổi. Sau khi bước vào Nhà Trắng, với chủ trương “Nước Mỹ trên hết” và tư duy cho rằng Mỹ vẫn là siêu cường duy 10
  11. nhất, ông Đô-nan Trăm đã áp dụng sách lược “bên bờ vực chiến tranh” trong chính sách đối ngoại để hóa giải cuộc khủng hoảng Xy-ri, hồ sơ hạt nhân Triều Tiên, cuộc khủng hoảng Vê-nê-duy-ê-la và hồ sơ hạt nhân I-ran. Tuy nhiên, đến nay sách lược đó đang lâm vào bế tắc. Với hồ sơ hạt nhân Triều Tiên, ban đầu ông Đô-nan Trăm đe dọa “sẽ sẵn sàng tấn công hủy diệt Triều Tiên” và gia tăng áp lực cấm vận với toan tính buộc Bình Nhưỡng phải ngồi vào bàn đàm phán và chấp nhận phi hạt nhân hóa theo kịch bản của Mỹ, theo đó Triều Tiên phải hoàn toàn hủy bỏ chường trình vũ khí hạt nhân và tên lửa để được dỡ bỏ cấm vận. Đồng thời, ông Đô-nan Trăm giuơng ra “củ cà rốt” với cam kết Mỹ sẽ giúp Triều Tiên phát triển kinh tế. Sách lược này đã không đem lại kết quả như đã được chứng tỏ tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Việt Nam. Với cuộc khủng hoảng Xy-ri, ông Đô-nan Trăm tuyên bố sẵn sàng tấn công Xy-ri với lý do giả tạo rằng quốc gia này “sử dụng vũ khí hóa học” để ép chính quyền Đa-ma-cút chấp nhận yêu cầu đầu hàng của Mỹ. Rút cuộc, ngày 23/4/2019, ông Đô-nan Trăm buộc phải tuyên bố rút quân khỏi Xy-ri do “Mỹ đã đánh bại IS”. Thực chất, đây là tuyên bố chỉ nhằm giữ thể hiện sau khi bị nhận thất bại ở Xy-ri. Với cuộc khủng hoảng Vê-nê-duy-ê-la, chủ trương của Đô-nan Trăm sẵn sàng can thiệp quân sự để bảo vệ Tổng thống lâm thời Vê- nê-duy-ê-la Chuân Oai-đô được Mỹ công nhận và loại bỏ Tổng thống hợp hiến Ni-cô-lát Ma-đu-rô đã bị phá sản. Rút cuộc, Mỹ buộc phải chấp nhận các cuộc đàm phán giữa lực lượng ủng hộ Tổng thống Ni- cô-lát Ma-đu-rô và Tổng thống lâm thời Vê-nê-duy-ê-la để tìm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Vê-nê-duy-ê-la. Với hồ sơ hạt nhân I-ran, sau khi đưa Mỹ rút khỏi Thỏa thuận của Nhóm P5+1 với I-ran, trong những tháng đầu năm 2019 Tổng 11
  12. thống Mỹ Đô-nan Trăm vừa gia tăng áp lực cấm vận ngặt nghèo nhất đối với Tê-hê-ran, vừa cáo buộc I-ran gây ra các vụ tấn công các tàu chở dầu tại eo biển Ho-mút để tạo dư luận cho hành động can thiệp quân sự. Bước leo thang đặc biệt nguy hiểm là ngày 19/6/2019 Mỹ cho máy bay trinh sát chiến lược RQ-4N xâm phạm không phận I-ran, buộc Tê-hê-ran phải bắn rơi. Mượn cớ đó, Đô-nan Trăm quyết định tấn công trả đũa. Tuy nhiên, đến phút chót, Đô-nan Trăm đã hoãn cuộc tấn công đáp trả này nhưng lại thông qua các gói trừng phạt mới nhằm vào I-ran. Trước sự bất lực của sách lược “bên miệng hố chiến tranh”, Đô-nan Trăm chuyển sang sẵn sàng đàm phán với I-ran màm không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. - Tiến trình hòa bình Trung Đông lâm vào bế tắc Ngày 23/4/2019, Cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ, ông J.Kớt- nơ, thông báo Oa-sinh-tơn sẽ công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông với tên gọi là “Thỏa thuận thế kỷ” nhằm giải quyết xung đột I-xra-en - Pa-lét-xtin sau tháng lễ Ra-ma-đan của người Hồi giáo. Theo đặc phái viên Mỹ về Trung Đông Gia-sơn Grin-blát, Kế hoạch hòa bình Trung Đông của Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm sẽ không bao gồm việc chuyển nhượng đất từ bán đảo Si-nai của Ai Cập cho người Pa-lét- xtin. Trong khi đó, Tổng thống Pa-lét-xtin Ma-mút Ap-bát khẳng định sẽ không xem xét bất kỳ kế hoạch hòa bình nào của Mỹ bởi Pa-lét-xtin kiên định giải pháp hai nhà nước cùng tồn tại song song và lập trường này được LHQ, Nga, Trung Quốc, EU và nhiều quốc gia ủng hộ. Theo Cao ủy phụ trách đối ngoại của EU, bà Phê-đê-ri-ca Mô-ghê-ri-ni, việc từ bỏ giải pháp hai nhà nước sẽ dẫn tới bất ổn lớn đối với toàn khu vực Trung Đông. Quốc vương A-rập Xế-ut San-man gần đây đã trấn an các quốc gia A-rập khác và người Pa-lét-xtin rằng ông sẽ không ủng hộ bất kỳ kế hoạch nào mà không giải quyết các mối quan 12
  13. tâm chính của người Pa-lét-xtin. Ngoại trưởng Nga Séc-gây La-vơ-rốp nhận định, kế hoạch hòa bình của Mỹ sẽ phá hủy tất cả thành tựu đã đạt được từ trước tới nay. Ngoại trưởng Nga cho rằng, chính quyền Mỹ thúc đẩy cách tiếp cận đơn phương mà không cân nhắc ý kiến của cộng đồng quốc tế, sẽ phá hủy những công cụ pháp lý quốc tế cơ bản, chủ chốt và quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề Pa-lét-xtin. 2. Về kinh tế Trong 6 tháng đầu năm 2019, kinh tế thế giới có nhiều biến động: tăng trưởng chậm lại nhanh hơn so với dự kiến; rủi ro và bất ổn gia tăng, trước hết là xung đột thương mại; sự điều chỉnh chính sách giữa các nước lớn và những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế. Nhìn chung, theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm xuống ở mức 2,6%, thấp hơn so với mức 3% của năm 2018. Trong khi đó, kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự kiến, đạt 3,2% và là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 4 năm qua; tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp kỷ lục 3,6%. Khu vực châu Âu có tốc độ tăng trưởng Quý I/2019 đạt 0,4% (gấp 2 lần so với mức 0,2% trong Quý IV/2018). Riêng khu vực 28 nước thành viên EU đạt mức tăng trưởng kinh tế 0,5%, tỉ lệ thất nghiệp tháng 3/2019 ở mức 7,7%, thấp nhất kể từ tháng 9/2008; tỷ lệ lạm phát tháng 4 là 1,7%. Kinh tế Nhật Bản trong Quý I/2019 tăng trưởng 2,1% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,5% so với Quý 4/2018. Đây là quý thứ 2 liên tiếp kinh tế Nhật Bản tăng trưởng, sau khi tăng 1,6% trong quý IV/2018. Chủ thuyết kinh tế Abenomics (A-bê-nô-mich) của Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê với những trụ cột là nới lỏng chính sách tiền tệ, kích thích tài chính và cải cách cơ cấu, đã cải thiện rõ rệt diện mạo nền kinh tế Nhật Bản. 13
  14. Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu trong Quý 2/2019. Trong đó doanh số bán lẻ tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 16 năm gần đây; tăng trưởng sản lượng công nghiệp giảm xuống mức 5,4% trong tháng 4/2019 (giảm mạnh so với mức tăng 8,5% trong tháng 3/2019); tổng giá trị xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019 đạt 9,5 ngàn tỷ NDT, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu tăng 5,7% và nhập khẩu tăng 2,9%; đồng nhân dân tệ (NDT) giảm giá mạnh nhất trong 9 tháng gần đây (tính đến ngày 13/5/2019, NDT mất giá 0,8% so với USD, xuống mức 6,904 NDT đổi 1 USD - mức thấp nhất kể từ cuối tháng 12/2018). Giá dầu sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 4/2019 có xu hướng sụt giảm mạnh do lo ngại nhu cầu dầu thế giới giảm, nhưng sau đó đã tăng do tâm lý về việc Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt I-ran. Giá vàng biến động mạnh trong 6 tháng đầu năm 2019 do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Nếu sự căng thẳng này tiếp tục leo thang sẽ đẩy kinh tế toàn cầu đi vào suy thoái, kéo theo giá vàng có thể tăng do kim loại quý này là tài sản đầu tư an toàn. Ngày 30/5/2019, tại Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 25 với chủ đề “Đi tìm trật tự toàn cầu mới - vượt qua bất ổn”, Thủ tướng Ma-lai-xi-a Ma-ha- thi Mô-ha-mat đề xuất khu vực Đông Á nên cân nhắc sử dụng một đồng tiền chung có bản bị bằng vàng trong giao dịch thương mại khu vực nhằm thúc đẩy thương mại và giải phóng khu vực khỏi sự phụ thuộc vào các giao dịch bằng USD. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, xu hướng toàn cầu là các ngân hàng trung ương nhiều nước đều tăng sở hữu các loại tiền tệ khác khiến tỷ lệ đồng USD trong kho dự trữ ngoại tệ toàn cầu bị giảm. Ngay cả những đồng minh của Mỹ như Anh và Pháp cũng muốn thoát khỏi đồng USD và gia tăng bán trái phiếu kho bạc Mỹ. Báo cáo tháng 6/2019 của Ngân hàng trung ương 14
  15. châu Âu ghi nhận tuy USD vẫn là đồng tiền dự trữ của thế giới nhưng vị thế thống trị của nó đã bị lung lay đáng kể. II. CÁC DỰ BÁO CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - AN NINH VÀ KINH TẾ THẾ GIỚI TRONG THỜI GIAN TỚI Thứ nhất, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tiếp tục diễn ra với những diễn biến hết sức khó lường, tác động to lớn đối với “sức khỏe” của nền kinh tế tòan cầu. Thứ hai, sẽ có thỏa thuận giữa Mỹ và I-ran trong thời gian tới, bời đây sẽ là mấu chốt tác động đến kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, và tương lai số phận của Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm trên chính trường nước Mỹ. Thứ ba, tiếp tục sẽ có các cuộc đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và CHDCND Triều Tiêu với mục đích hướng đến là chia nhỏ các thỏa thuận theo các hạng mục mà hai bên cùng chấp nhận để tháo ngòi nổ điểm nóng trên bán đảo Triều Tiên ít nhất là trong vòng ba năm tới. Thứ tư, nước Anh sẽ rời Liên minh châu Âu EU trong trạng thái “nửa vời” và tình trạng này của châu Âu còn kéo dài, kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu trong xu hướng phải “tự cứu lấy mình”. Thứ năm, xung đột giữa Nga và Mỹ năm 2019 vẫn tiếp tục nhưng không đến mức căng thẳng như năm 2018. Thứ sáu, Việt Nam sẽ có các cơ hội lớn để thể hiện vai trò của mình trên diễn đàn chính trị quốc tế, khi hiện nay Việt Nam đã được bầu làm Ủy viên không Thường trực của Hội động Bảo an Liên Hợp quốc. Vì vậy, để giảm bớt khó khăn trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại hiện nay, Việt Nam cần tập trung vào ba vấn đề: Một là, gia tăng nội lực bản thân trong khi hết sức tích cực tranh thủ nguồn lực thế giới dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế với 15
  16. những biểu hiện mới và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Thứ hai, tiếp tục phấn đấu cho một thế giới tự do hóa thương mại là chủ yếu; Thứ ba, đất nước cần thích nghi với thay đổi này theo hướng tranh thủ, tận dụng thời cơ đem lại, đồng thời khắc phục những khó khăn, thách thức nảy sinh. III. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - AN NINH VÀ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM - Sự kiện Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai (27 - 28/2). - Những hoạt động Kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (17/2/1979 - 17/2/2019) - Hội nghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng, khoá XII (16 - 18/5) . - Việt Nam được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ. Về kinh tế, nhận thức được những thuận lợi và thách thức thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế trong năm 2018 và triển vọng năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 theo tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo, quyết liệt hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp, thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ. Theo hướng này, Chính phủ tích cực cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 01/01/2019, của Chính phủ, về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Ngoài 3 16
  17. đột phá chiến lược đã được xác định và đang thực hiện về kết cấu hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực và thể chế, Chính phủ sẽ bổ sung thêm hai đột phá chiến lược mới và coi đó là động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam trong thập niên tới đó là thúc đẩy năng lực sáng tạo, ứng dụng công nghệ 4.0 và thúc đẩy, phát huy vai trò khu vực kinh tế tư nhân. Mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Việt Nam trong năm 2019 là 6,7% (tăng 0,1% so với mục tiêu đặt ra trong năm 2018 là 6,6%) - đây là thách thức rất lớn, đòi hỏi tiếp tục đổi mới tư duy, đẩy mạnh cải cách, nhất là cải cách thể chế, đổi mới cơ chế, chính sách, cải thiện nhanh môi trường kinh doanh và đầu tư, giải phóng mọi tiềm năng của nền kinh tế, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể xã hội. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chủ trương đúng đắn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình thu hút và sử dụng FDI cũng còn nhiều mặt hạn chế, như mục tiêu thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ thông qua thu hút FDI chưa đạt được như kỳ vọng; hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI đối với khu vực trong nước còn hạn chế; một số dự án được cấp phép nhưng chưa bảo đảm tính bền vững, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Thực tế cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay đang mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam, đây là cơ hội “trăm năm có một”. Cụ thế, 06 tháng cuối năm 2018, đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam tăng 86,6%. Trong quý I/2019, tăng 100%. Riêng FDI đầu tư trực tiếp từ 17
  18. nước ngoài vào Việt Nam tăng 200%, một mức tăng kỷ lục tính từ năm 1986. Chiến tranh thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc đang tạo ra cho Việt Nam ba cơ hội lớn: Một là, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho Việt Nam ra thế giới. Hai là, mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Ba là, người tiêu dùng ở Việt Nam có cơ hội tiếp cận các sản phẩm chất lượng và giá trị cạnh tranh từ các nước trên thế giới. Do đó, các nhà chính sách ở Việt Nam phải biết tận dụng cơ hội kinh tế, chính trị bằng việc thực hiện tốt các nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 6, khóa XII. Các bộ, ban ngành phải thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của Thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại hiện nay cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đó là: (1) Các cuộc cạnh tranh không lành mạnh giữa các thị trường khác nhau; (2) Nguy cơ bị trừng phạt kinh tế đến từ Mỹ nếu Việt Nam không lành mạnh hóa nền kinh tế, trong đó có việc không kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn việc tiếp tay cho các hàng hóa Trung Quốc một cách thiếu minh bạch và không công bằng, bởi Mỹ sẽ sẳn sàng trừng phạt kinh tế đối với bất cứ quốc gia nào tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc để đối đầu và làm ảnh hưởng xấu đối với nền kinh tế Mỹ. III. 18
nguon tai.lieu . vn