Xem mẫu

  1. Tình cảm và ý chí
  2. I. Tình cảm • Khái niệm : Là thái độ thể hiện sự rung cảm của chủ thể đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu của họ • Đặc điểm : - Nội dung phản ánh : Phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhu cầu của con người. - Phạm vi phản ánh : Chỉ phản ánh những sự vật, hiện tượng liên quan tới sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu. - Phương thức phản ánh : Phản ảnh thế giới dưới hình thức rung cảm. - Tình cảm hình thành lâu dài, phức tạp và diễn ra theo
  3. Phân biệt cảm xúc, tình cảm -Có cả ở người và động vật -Chỉ có ở người -Là quá trình TL - Là thuộc tính TL -Xuất hiện trước -Xuất hiện sau -Có tính nhất thời, đa dạng -Có tính xác định và ổn định -Thực hiện chức năng sinh học -Thực hiện chức năng xã hội (Giúp cơ thể định hướng, thích (Định hướng, thích nghi với XH) nghi) -Gắn liền với PXCĐK -Gắn liền với PXKĐK, bản năng
  4. Đặc trưng của tình cảm • Tính nhận thức : Nảy sinh trên cơ sở xúc cảm trong nhận thức đối tượng • Tính xã hội : Chỉ có ở con người, mang tính XH • Tính ổn định : Tình cảm là thái độ ổn định • Tính chân thực : Phản ánh chính xác nội tâm thực của con người • Tính đối cực : Thường có 2 mặt khác nhau
  5. Vai trò của tình cảm • Thúc đẩy con người hoạt động • Là động lực mạnh mẽ kích thích con người tìm tòi chân lý • Quan hệ và chi phối toàn bộ các thuộc tính tâm lý nhân cách
  6. Các mức độ tình cảm • Màu sắc xúc cảm của cảm giác : Sắc thái cảm xúc kèm theo cảm giác (Màu xanh da trời gây khoan khoái…) • Xúc cảm : Rung cảm xảy ra nhanh, mạnh, rõ hơn màu sắc xúc cảm cảm giác • Xúc động và tâm trạng - Xúc động : Cường độ rất mạnh, xảy ra trong thời gian ngắn - Tâm trạng : Cường độ vừa hoặc tương đối yếu xảy ra trong thời gian dài . Tình cảm : Thái độ ổn định, khái quát các xúc cảm
  7. Các loại tình cảm • Tình cảm cấp thấp : Tình cảm liên quan tới sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu cơ thể • Tình cảm cấp cao : Liên quan tới thảo mãn nhu cầu tinh thần - Tình cảm chính trị - Tình cảm đạo đức - Tình cảm trí tuệ - Tình cảm thẩm mỹ
  8. Các quy luật tình cảm • Quy luật thích ứng : Một tình cảm lặp đi, lặp lại nhiều lần, đơn điệu sẽ trở nên chai sạn • Quy luật cảm ứng : Sự xuất hiện hay suy yếu của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc kế tiếp • Quy luật pha trộn : Hai tình cảm đối cực nhau xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ nhau mà pha trộn vào nhau • Quy luật di chuyển : Sự di chuyển của tình cảm từ đối tượng này sang đối tượng khác • Quy luật lây lan : Tình cảm có thể lan truyền từ người này sang người khác • Quy luật hình thành : Tình cảm hình thành trên cơ sở những xúc cảm cùng loại
  9. II. Ý chí • Mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn • Ý chí là biểu hiện của ý thức trong HĐ thực tiễn • Là hình thức điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người
  10. Các phẩm chất ý chí • Tính mục đích • Tính độc lập • Tính quyết đoán • Tính kiên trì • Tính tự chủ
  11. *Hành động ý chí • Hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện đến cùng mục đích đề ra - Hành động chỉ xuất hiện khi có khó khăn, trở ngại - Chủ thể nhận thức rõ ý nghĩa kích thích - Hành động có mục đích, ý thức rõ và chứa đựng nội dung đạo đức - Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp tiến hành
  12. Cấu trúc hành động ý chí • Giai đoạn chuẩn bị : - Xác định mục đích, hình thành động cơ - Lập kế hoạch hành động - Quyết định hành động • Giai đoạn thực hiện hành động: - Khắc phục các khó khăn bên trong - Khắc phục các khó khăn bên ngoài • Giai đoạn đánh giá kết quả hành động : Đối chiếu kết quả với mục đích đề ra, xác định các cố gắng mới
  13. * Hành động tự động hoá, kĩ xảo và thói quen • Hành động vốn lúc đầu có ý thức, ý chí nhưng do lặp lại nhiều lần hoặc luyện tập mà trở thành tự động, không cần sự kiểm soát của ý thức vẫn thực hiện có kết quả • Hai loại hành động tự động hoá : - Kĩ xảo : Hành động tự động hoá được hình thành có ý thức, nhờ luyện tập - Thói quen : Hành động tự động hoá ổn định, thành nhu cầu của con người
  14. Phân biệt kĩ xảo và thói quen -Mang tính chất kĩ thuật -Mang tính nhu cầu, nếp sống -Ít gắn với tình huống -Luôn gắn với tình huống cụ thể -Có thể bị mai một, nếu không thường xuyên luyện tập -Bền vững, ăn sâu vào nếp sống -Hình thành nhờ luyện tập -Hình thành bằng nhiều con đường có mục đích, hệ thống khác nhau, kể cả tự phát -Được đánh giá về mặt kĩ thuật -Được đánh giá về mặt đạo đức thao tác (Có KX mới tiến bộ, (Có thói quen tốt, xấu; có lợi, có hại) KXcũ lỗi thời)
  15. Quy luật hình thành kĩ xảo • Quy luật về sự tiến bộ không đều : Quá trình luyện tập, KX có sự tiến bộ không đều • Quy luật đỉnh : Mỗi phương pháp luyện tập KX chỉ đem lại một kết quả cao nhất với nó mà thôi • Quy luật tác động qua lại giữa KX cũ và KX mới : Các KX cũ và KX mới có sự tác động qua lại lẫn nhau • Quy luật dập tắt : KX nếu không được luyện tập, sử dụng thường xuyên sẽ bị suy yếu và có thể mất hẳn
nguon tai.lieu . vn