Xem mẫu

  1. Tin nhanh – Phần 2 Đối phó với áp thực thời gian Một vài công việc của bạn thuyết phục được biên tập viên của bạn đồng ý sử dụng các bài viết dạng kể chuyện hay giải thích đối với các sự kiện môi trường cũng có thể thuyết phục được họ rằng thời hạn ngắn không mang lại bài viết hiệu quả. Tuy nhiên, bạn sẽ không bao giờ thoát khỏi áp lực của thời hạn chót vì luôn có những tin mới. Cách tốt nhất để đối phó với những thời hạn ngắn là phải chuẩn bị trước. Mặc dù điều này đã được bàn luận rất kỹ lưỡng tại chương IV, cần nhắc lại rằng một ít hiểu biết về chủ đề và tích lũy tài liệu tham khảo trong thư viện cá nhân sẵn sàng cho tra cứu sự kiện thật là vô giá khi bạn phải hoàn tất công việc trong một thời hạn ngắn. Không phải là nói quá khi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm
  2. được các nguồn cung cấp tin để có thể kiểm tra sự kiện thực tế hay lấy thông tin trích dẫn. Có được những nguồn cá nhân giúp đỡ sẽ làm cho bài báo của bạn tốt hơn và giá trị của bạn đối với tờ báo lớn hơn. Một câu chuyện vui về những người chuyên viết về môi trường và khoa học Mỹ bắt đầu như sau: “Làm cách nào bạn có thể chỉ ra được đâu là chỗ ngồi của những nhà báo chuyên viết về môi trường và khoa học trong một tờ báo?”. Câu trả lời là: đó là nơi mà có hầu hết sách báo chất đống lên cùng với các cặp tài liệu. Đó là vì những chuyên gia biết rằng các nguồn đó là chìa khóa cho bài viết tết nên họ làm tất cả những gì có thể đọc được những cái mới nhất, có những nguồn tin mới nhất và càng toàn diện càng tốt. Một phóng viên môi trường nói bằng cách đọc thật nhiều sách và các tạp chí chuyên môn, anh ta có thể có được những bài báo với kiến thức mới nhất. Anh ta đặt rất nhiều sách báo, từ các tạp chí kỹ thuật cho tới các bản tin môi trường của các tổ chức phi chính phủ, vì anh ta đọc rất nhiều trong số đó vào buổi đêm. Từ đó, anh ta biết được những phát triển mới, những ý kiến mới để giải quyết những vấn đề cũ, ý của các câu chuyện và các nguồn tin mới. Anh ta lưu những bài báo quan tâm vào sáu tủ lưu tài liệu tại nhà và ba cái tại văn phòng. Anh ta không đọc các bài từng chữ một, nhưng nếu trông chúng có vẻ có ích, anh ta sẽ lưu chúng lại theo chủ đề để sử dụng như nguồn thông tin hỗ trợ cho bài viết trong tương lai. Làm việc với các nguồn tin Bằng tất cả các lý do mà chúng ta đã bàn tới trong các chương trước, việc sử dụng nguồn tin là có tính quyết định đối với các bài viết về môi trường. Bạn cần có một quyển sổ trong đó có tên, địa chỉ, và số điện thoại của những người, ví dụ như quan chức chính phủ, chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia của các tổ chức phi chính phủ, trên nhiều mảng môi trường khác nhau, để có thể thu thập tin tức. Bạn cũng cần phải hiểu rõ về họ và cần phải thân thiết với họ. Có một cách là hãy viết về hị và yêu cầu họ cho lời nhận xét cả trước và sau khi đăng. Qua những lần như vậy, bạn có thể học được thêm những điều bổ ích và nó chứng tỏ bạn quan tâm đến
  3. hoạt động của họ. Hãy nhờ họ giúp nâng cao bài viết bằng những lời góp ý về các chủ đề khác nhau và những người cần liên hệ. Hầu hết các chuyên gia, một khi đã làm việc thành công với bạn, thì sẽ sẵn sàng hợp tác. Đối phó với các áp lực từ bên ngoài Đối phó với các áp lực biên tập từ bên ngoài như các nhà quảng cáo, quan chức chính phủ và đại diện công nghiệp, việc đưa vào bài báo của bạn vai trò của phái họ là rất quan trọng. Nếu bạn đề cập tới tất cả các khía cạnh của vấn đề, nó sẽ dễ dàng hơn cho biên tập viên trong việc đảm bảo đăng bài của bạn. Bạn cũng cần phải thu thập đầy đủ tài liệu cho bài viết của mình cũng như cần sử dụng nhiều nguồn tin nếu có thể, đặc biệt khi bạn buộc tội ai đó làm sai. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng biên tập viên thường bị kẹt giữa hai cực kinh doanh và biên tập tờ báo. Đừng tỏ ra với họ rằng bạn là người ủng hộ môi trường, nếu không họ sẽ dè dặt đối với nhận định của bạn. Cũng nên nhớ rằng, nếu như có phải từ bỏ một vài lời cáo buộc hay bỏ không đưa tên của ai đó, bạn hãy tỏ ra đúng mực và đừng có tranh cãi quá nhiều. Có lẽ tới lần sau bạn sẽ đạt được điều bạn muốn làm. Một điều khác bạn có thể làm là hãy cố gắng trình bày cho biên tập viên thấy rằng làm cho các tiêu đề và bài viết trở nên giật gân thì tuy có thể ban thêm được một vài bản, nhưng về lâu dài nó đem lại tiếng xấu cho tờ báo. Những đầu đề có tính cảnh báo hay làm lạc hướng là một vấn đề khó khăn, không chỉ cho các nguồn tin, cho người đọc mà cho cả bạn nữa. Nó có thể làm cho bài viết được chuẩn bị tốt và chính xác của bạn trở nên giật gân cho dù nội dung không như vậy. Nếu một chuyên gia từ chối nói chuyện với bạn vì câu chuyện hay tiêu đề giật gân, bạn đã mất đi một đóng góp lớn cho bài viết của mình. Bạn lại cũng có thể cố gắng thuyết phục biên tập viên của mình tránh dạng viết như vậy bằng cách trình bày những gì các tờ báo khác làm, đặc biệt là những tờ báo nổi tiếng và được kính trọng.
  4. Tránh cách viết tiêu cực Để giúp biên tập viên vượt qua xu hướng về các bài đề cập những mặt trái, bạn một lần nữa phải trở thành chỉ bảo và giải thích cho họ tại sao các bài viết về môi trường lại là những bài dài hạn, chứ không phải là viết về một chuỗi các tiêu cực. Tóm tắt ý các bài viết quan trọng của cuốn sách cho họ; nói với họ về những gì bạn đọc trong các tạp chí. Thuyết phục họ rằng các bài về môi trường phải có trách nhiệm của nó. Một cách hiệu quả là hãy phân tích về một bài viết tiêu cực với biên tập viên và cho thấy bài viết đó có thể được cải thiện như thế nào. Cố gắng tránh những bài viết tiêu cực có nghĩa là hãy tìm ra những gì mà các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân đang tiến hành để giải quyết vấn đề. Phần nhiều điều này được thực hiện bằng những bài theo sát – trở lại một vấn đề để xem cái gì đã diễn ra. Ví dụ, tại lần họp thứ 43 tổ chức vào tháng 4 năm 1987 của ESCAP đã cho phép kết nối các trung tâm nghiên cứu và đào tạo quốc gia như là một phương pháp mới để bạn phải luôn luôn theo sát những gì đang diễn ra chương trình này và những tiến bộ nó đạt được. Các nhà báo nên viết bài về các sự kiện tích cực đang diễn ra, cho dù đó chỉ là những bước nhỏ trên con đường dài đi tới giải pháp cuối. Cho dù nhỏ thế nào, chúng rất có giá trị tin tức và mang lại cho người đọc cảm giác rằng đang có những hành động được tiến hành để bảo vệ môi trường. Tuy vậy, nên chú ý một điều, phải có sự cân bằng giữa những bài bạn viết về những hoạt động tích cực và những hiện tượng tiêu cực. Quá nhiều bài báo về các hoạt động tích cực sáng sủa có thể mang lại ấn tượng rằng nó liên quan tới nỗ lực tuyên truyền của chính phủ. Ngược lại quá nhiều bài về tiêu cực có thể mang lại cho bạn tiếng xấu của một người chuyên chỉ trích chống lại tất cả các kiểu phát triển. Bài viết quá tiêu cực cũng làm cho người đọc mất hy vọng vào cải thiện môi
  5. trường. Cần phản ánh cả khía cạnh tốt và xấu của các vấn đề môi trường, nhưng không được thiên quá về phía nào cả. Thể hiện vai trò tích cực Tất cả những gợi ý này có nghĩa là bạn phải giữ một vai trò tích cực. Không phải chỉ viết báo tích cực mà còn phải tích cực lập kế hoạch. Không chỉ viết mà bạn phải đọc và nuôi dưỡng các nguồn tin. Và bạn phải là nhà giáo dục đối với cả người đọc lẫn biên tập viên của bạn. Không có một lập trường quan điểm của riêng mình, những khó khăn hạn chế lấn át những cố gắng có tính giới hạn của việc cải thiện thông tin về môi trường. Những nỗ lực này cũng phải đến được các sinh viên báo chí khi họ còn ngồi trên ghế trường đại học. Những nhà giáo dục báo chí cần nhận thức được rằng các bài báo về môi trường là một thành phần chính thức của mảng quan hệ công cộng và sinh viên phải được đào tạo để viết về các chủ đề môi trường như phá rừng và nỗ lực tái trồng rừng, ngoài việc học để viết về các chủ đề chính trị, an ninh. Các khoa thông tin đại chúng và khoa báo chí của trường đại học, có lẽ trong sự hợp tác với các khoa khoa học khác, phải nghiên cứu xem xét tổ chức các khóa học đặc biệt đào tạo viết về khoa học môi trường. Các khóa học nâng cao của một số trường đại học châu á có thể được dùng như thử nghiệm và hình mẫu. Có lẽ như là bước khởi đầu, các lớp học viết nâng cao nên có thêm nhiều hơn các khía cạnh về môi trường. Cộng đồng khoa học cũng cần giúp đỡ các nhà báo tốt hơn nữa bằng cách động viên các thành viên của mình đón nhận các yêu cầu từ giới báo chí, chứ không làm cho họ khiếp đảm. Tạo thêm cơ hội đối thoại giữa các nhà báo, các nhà khoa học và các nhà môi trường là rất quan trọng để cải thiện các bài viết về môi trường của các phương tiện thông tin đại chúng. Đề tài giật gân
  6. Dạng bài viết về khủng hoảng ngược với những bài báo cần thời gian ấp ủ lâu dài cho nghiên cứu tìm tòi. Trong lĩnh vực môi trường không ít sự kiện mang tính "giật gân". Chuyện về cái chết thê lương của một gia đình bốn người ở phương Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, năm 2002 lúc đầu bị quy cho chất lượng nước ngầm, là ví dụ. Hay chuyện về bệnh tê tê say say ở huyện Kim Bôi, tỉnh miền núi phía Bắc, Hoà Bình, mà lúc đầu nhiều người nghĩ đơn giản chỉ do thiếu vitamine chứ không phải do môi trường nước và đất ở đó, cũng là đề tài gây chú ý đặc biệt của dư luận, v.v... Sự yêu thích đối với xung đột và khủng hoảng của báo chí bắt nguồn từ chỗ họ tin rằng chính những sự kiện như vậy giúp bán được báo và đó chính là những gì “người ta muốn đọc”. Tuy nhiên, những bài báo đó bị buộc tội là giật gân, bóp méo và quá tầm thường hóa. Nhiều chuyên gia có chung một cảm nhận giống như người đã phát biểu câu sau đây về các cơ quan thông tin báo chí rằng “họ chỉ in, đăng những gì mà họ cho là bán được”. Nhiều người khác lại buộc tội rằng báo chí dọa dẫm mọi người một cách không cần thiết và thường đăng những thông tin dựa trên tin đồn, nghe qua lời nói và những báo cáo không được khẳng định, không có tính khoa học. Dạng không thỏa mãn này không mang lại tiếng tốt cho các tờ báo và các cơ quan thông tin báo chí. Nó làm nản lòng các chuyên gia khiến họ không muốn hợp tác nữa, làm lạc hướng công chúng và làm cho họ sợ hãi hơn mức cần thiết. Nó cũng kéo tuột các vấn đề môi trường ra khỏi bối cảnh của chúng và còn có thể gây ra những cơn kích động không cần thiết là điều kiện để các hành động bạo lực và tẩy chay xảy ra. Những bài báo nhấn mạnh vào tiêu cực – viết về tất cả các vấn đề của môi trường, nhưng không đề cập gì tới các giải pháp – làm độc giả quay lưng lại với chính các vấn đề này. Sau một thời gian, thấy mệt mỏi vì phải lắng nghe về hết vấn đề này lại đến vấn đề khác và vì cảm thấy bất lực, họ quyết định bỏ rơi, không nghĩ tới nó
  7. nữa. Trong khi bài báo loại này có thể thu hút sự chú ý của người đọc một thời gian, nó cũng làm cho người ta quay lưng lại vì không có hy vọng vào một giải pháp nào hết. Liệu người đọc sẽ tiếp tục đọc về các vấn đề ô nhiễm môi trường bao nhiêu lần nếu chẳng có ai tìm kiếm biện pháp giải quyết chúng? Đối chiếu với bảng thống kê Phần này gồm ba bảng thông kê những việc cần kiểm tra nhằm giúp bạn nâng cao khả năng viết các bài báo về môi trường. Bảng đầu tiên là bảng thống kê chung có tính tổng quát không chỉ cho cách nhìn về các vấn đề liên quan đến môi trường, mà còn cho cả các cách viết tin cơ bản. Bảng thứ hai là bảng thống kê những việc cần kiểm tra cho vấn đề sa mạc hóa. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh các câu hỏi giúp bạn viết những vấn đề môi trường khác, bao gồm nạn phá rừng, tình trạng môi trường sống bị hủy hoại, v.v... Bảng thứ ba là những việc cần kiểm tra dùng cho các tình huống đặc biệt. Bảng này giúp phón viên xử lý tình huống khi phải viết các bài về rò rỉ hóa chất. Chúng tôi không trông đợi các bạn sẽ sử dụng từng bảng thống kê những việc cần kiểm tra vào bất cứ khi nào bạn viết bài về môi trường. Nhưng hy vọng bạn sẽ sử dụng bảng chung một cách thường xuyên. Bạn có thể tham khảo hai bảng còn lại khi cần thiết và sử dụng chúng như một mô hình mẫu cho các chủ đề khác và tự đặt các câu hỏi khi cần thiết. Thứ nhất, khi bạn đang theo dõi một sự kiện về môi trường, hay bạn đang viết, hoặc biên tập bài về vấn đề đó, những điều cần kiểm tra sau đây sẽ là một hỗ trợ tốt cho bạn. Thứ nhất, nội dung bài viết:
  8. Cái gì Tin tức. Sự kiện (lụt lội, dự án trồng rừng, phát hiện mới qua báo cáo nghiên cứu, thông qua một đạo luật mới.) Ai Những người làm ra sự kiện, những người đưa ra luật mới hay đưa ra báo cáo, những người bạn phỏng vấn. Địa điểm Nơi xảy ra sự kiện và phạm vi ảnh hưởng Thời gian Thời điểm, khoảng thời gian xảy ra sự kiện và thời gian mong đợi kết quả. Tại sao Lời giải thích tại sao sự kiện xảy ra, những gì được báo cáo, những gì mà đạo luật mới dự định tiến hành. Làm thế nào Có thể là những bước hướng đến hoặc theo sát sự kiện, phát kiến khoa học, tuyên bố của chính phủ và thông qua hoặc thực thi một đạo luật. Độc giả có liên quan Những thông tin này sẽ có tác động như thế nào đến người đọc? Có cách nào để một lượng người khác lớn quan tâm đến sự kiện, làm cho nó trở nên thú vị hơn ? ảnh hưởng Sự kiện này đã ảnh hưởng đến những đối tượng nào ? những gì đã hoặc sẽ ảnh hưởng tới họ ?
  9. Gợi ý hướng hànhMọi người cần phải làm gì khi có một sự kiện mang tính đe động doạ xảy ra ? Họ cần phòng ngừa những gì? Nếu xảy ra điều khó giải quyết thì phải liên hệ ở đâu ? làm cách nào để cải thiện tình hình? Thứ hai, cấu trúc bài Mở đầu Liệu những câu đầu tiên hoặc đoạn văn đầu tiên trong bài viết đã đủ hấp dẫn người đọc theo dõi bài viết của bạn? Bài viết đó có xác thực không? Liệu bài viết đã tránh xu hướng giật gân chưa? Thông tin Bạn đã xác định được vấn đề gì là vấn đề môi trường chính trong bài viết của bạn? Bạn đưa “tin tức” về vấn đề môi trường này ngay trong những đoạn văn đầu tiên trong bài viết của bạn hay bạn để “tin tức” này ở đâu đó gần cuối bài? Chi tiết Các thông tin quan trọng trong bài viết của bạn có được sắp xếp theo thứ tự thấp dần (về mức độ) không? liệu các sự kiện quan trọng đã được đặt ở mức độ cao nhất chưa và các chi tiết viết kèm theo để hoàn chỉnh bài có được đề cập đến cùng hay không? Bám vào vấn đề Bạn có bám vào những vấn đề chính trong bài viết của mình và không đi chệch sang những vấn đề phụ hoặc các
  10. khía cạnh rườm rà của vấn đề cho đến khi bài viết đã hoàn toàn bao hàm những ý chính của “tin tức”? Chuyển tiếp Bạn đã giúp người đọc theo được các bước chuyển từ một ý kiến chính tới các ý kiến tiếp theo thông qua việc sử dụng các từ hay cụm từ chuyển tiếp? Ngắn gọn súc tích Liệu bài viết của đã chặt chẽ tới mức tối đa chưa? Bạn đã loại đi những thông tin không liên quan hay lược bớt những đoạn trích dẫn chưa? Bạn đã chon lọc các câu một cách cẩn thận để lược bớt những từ không cần thiết chưa? Thứ ba, rõ ràng mạch lạc Độc giả Bạn có xác định đối tượng cụ thể để viết hay viết cho những người tương tự trong nhóm người đọc của bạn? Liệu những thông tin, đặc biệt là những thông tin mang tính kỹ thuật mà bạn đang cung cấp, có dễ hiểu đối với những người mà bạn chọn không? Kiến thức Bạn đã xác định khoảng bao nhiêu thông tin, kiến thức, hay chi tiết kỹ thuật cần thiết cho bài viết để giúp nhóm đối tượng độc giả bạn đã xác định ở trên chưa? Giải thích Bạn đã cung cấp những giải thích đồng bộ các thông tin có tính kỹ thuật cho người đọc chưa và những giải thích đó có được rõ ràng không? Những giải thích đó đã mang đầy đủ ý
  11. nghĩa, nội dung chưa? Nếu bạn sử dụng các thuật ngữ như Milliriem (đơn vị đo bức xạ) hay ppm (Phần triệu được dùng trong khi đo nồng độ ô nhiễm), bạn đã sử dụng phép loại suy hay so sánh để làm cho các thuật ngữ được chuyển tải đầy đủ ý nghĩa tới người đọc chưa? Công cụ truyền đạt Bạn đã sử dụng công cụ nào trong những công cụ đắc lực sau trợ giúp cho việc giải thích thông tin: 1./ Phép loại suy 2./ Phép ẩn dụ 3./ Phép so sánh 4./ Định nghĩa 5./ Mô tả 6./ So sánh rút ra từ thực tế hàng ngày của người đọc 7./ Giải thích thông tin cơ sở giúp người đọc hiêu được bối cảnh của vấn đề hay sự kiện. 8./ Giải thích thông tin có khả năng giúp mọi người hiểu được vấn đề được đề cập là gì và nó diễn ra như thế nào? Số liệu Bạn có chắc chắn rằng bất cứ con số hay đơn vị tính toán mà bạn sử dụng là nhất quán và không nhầm lẫn? Bạn có chắc đã tránh được việc sử dụng các đơn vị đo lường có thể làm người đọc bị lẫn lộn, ví dụ như hàng triệu hàng chục triệu?
  12. Bạn đã thử tìm một vài tỷ lệ hợp lý hay dùng phương pháp so sánh giúp người đọc dễ hình dung ra số liệu chưa? Từ kỹ thuật khó hiểu Bạn đã tránh sử dụng những cụm từ kỹ thuật khó hiểu chưa? Nếu bạn sử dụng chúng, bạn có đưa ra định nghĩa hay giải nghĩa từ ngay sau khi sử dụng không? Định nghĩa đó có làm cho người đọc mức trung bình có thể được không? Thứ tư, nguồn tin Cân bằng Bạn đã làm cho bài báo của mình được cân bằng trong việc cân nhắc tất cả các khía cạnh của vấn đề môi trường chưa? Sự tin cậy Liệu nguồn tin của bạn đáng tin cậy không? Bạn đã kiểm tra nguồn tin này qua các chuyên gia chưa, nếu bạn cho là cần thiết? Bài báo của bạn đã bao gồm các thông tin làm cho người đọc thấy rằng nguồn tin của bạn là đáng tin cậy hay có thể tin tưởng được chưa? NĂM CÂU HỎI ĐỂ NẮM ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO: B.4.1.1/ Câu hỏi một Bạn hãy đọc kỹ tin ngắn mà chúng tôi đề nghị dưới đây: Chiếc xe buýt chạy điện “tốt số” phóng như bay trong thành phố. Đấu tranh chống “bọn đi lậu vé” trong ngành vận tải công cộng như thế nào? Vấn đề rắc rối này lâu đời quá đi rồi.
  13. Ban lãnh đạo đoàn xe buýt chợt thoáng qua một ý nghĩ hay: tổ chức sổ số với chiếc vé xe buýt. Phóng viên của chúng tôi cho biết, hiện nay hàng tuần những người may mắn có thể được giải thưởng 100000 đồng còn hàng tháng họ có thể được những tặng phẩm quí giá. Với những người không có những vé may mắn, cũng không có những vé trúng thưởng thì sao, người ta không loan báo gì cả. Bạn hãy giải quyết những nhiệm vụ sau đây: a./ Vạch rõ tình huống hiện thực cụ thể được nói đến. b./ Nêu rõ ràng đề tài của tin ngắn đó sao cho cả tình huống lẫn vấn đề rắc rối đều rõ ràng. B.4.1.2/ Câu hỏi hai Bạn hãy đọc tin ngắn đó một lần nữa và xác định tư tưởng của nó có nghĩa như thế nào đối với các loại bạn đọc khác nhau. a./ Các nhân viên của hệ thống vận tải. b./ Những người đi lậu vé. c./ Những hành khách thông thường của ngành vận tải đô thị. B.4.1.3/ Câu hỏi ba Bạn hãy xem xét những phương tiện diễn đạt sơ đẳng được sử dụng trong bài. Bạn hãy xác định chúng đóng vai trò gì (được dùng để thể hiện thông tin gì). B.4.1.4/ Câu hỏi bốn
  14. Bạn hãy chú ý đến sự dan dựng và bố cục của tin ngắn ấy. Thấy những đặc điểm gì ở đây và bạn có thể lấy cái gì để giải thích những đặc điểm ấy? B.4.1.5/ Câu hỏi năm Bạn hãy cho biết trong tài liệu ấy có hình tượng báo chí không. Bạn sẽ chọn nguyên tắc nào để tổ chức văn bản tin ngắn ấy.
nguon tai.lieu . vn