Xem mẫu

  1. Tín điều của các nhà báo trong thế kỷ 21 Tác giả: Michael R. Fancher Michael R. Fancher - cựu biên tập viên kỳ cựu của Thời báo Seattle - thúc giục các nhà báo phải "tiến lên - hiểu theo nghĩa, chúng ta điều hành và nhận ra báo chí công có thể tiến bộ thế nào khi chúng ta thừa nhận công chúng như những đối tác thật sự". Michael R. Fancher coi vấn đề đặt ra trong cuốn "Tín điều của nhà báo" - do Walter Williams - người sáng lập nên trường Báo chí Missouri - viết vào năm 1914 vẫn còn tồn tại trong kỷ nguyên số. Tuần Việt Nam xin gửi tới độc giả bài viết này, đăng trên tạp chí Nieman. "Cả thế giới đang dõi theo". Những người tuần hành đã hô vang những từ đó trên phố phường Chicago vào năm 1968, và rất nhiều người trên khắp thế giới đã dõi theo sự kiện này thông qua các ấn phẩm báo chí. Mùa hè năm đó, tôi tốt nghiệp Đại học Oregon và tiếp đó dành ra 40 năm trong cuộc đời cho làm báo, chỉ cho hai tờ báo duy nhất. Tôi rời tờ Ngôi sao Thành phố Kansas trong vai trò biên tập viên vào năm 1978 và dành tiếp 30 năm sau cho tờ Thời báo Seattle. Tôi đã làm việc với các nhà báo thật sự tài ba và làm cho những chủ báo tôn trọng các nguyên tắc, cống hiến cho báo chí công. Khi tôi về hưu năm 2008, tôi không thể đòi hỏi thêm điều gì trong sự nghiệp của mình. Ngày nay, những từ "Cả thế giới đang dõi theo" lại được hô vang trên các đường phố Iran và từ chính Tổng thống Obama. Chúng truyền tải một ý nghĩa hoàn toàn khác trên phạm vi toàn cầu hiện thời về thông tin và vô số cách thức mà thông tin được thu thập và truyền tải. Hãy xem cả thế giới theo dõi vụ cậu sinh viên 26 tuổi,
  2. ngành âm nhạc tên là Neda Agha Soltan đã chết tại Tehran vào mùa hè vừa qua. Các hãng thông tấn độc lập đã bị chặn khi ra đường, nhưng hai đoạn video nghiệp dư - một đoạn dài 37 giây và đoạn kia dài 15 giây - đã phủ một bộ mặt bi thảm lên câu chuyện của những người phản đối hậu bầu cử mà Chính phủ Iran đã cố gắng ngăn chặn. Cố gắng bằng mọi cách có thể, chính phủ vẫn không thể ngăn được việc truyền đi những hình ảnh đó từ những chiếc camera của điện thoại di động, email, và các trang mạng xã hội. Trong kỷ nguyên số này, thế giới đang dõi mắt nhìn theo mọi thứ, vào mọi lúc, mọi nơi. Mọi người có thể tiếp cận gần thông tin gần như không giới hạn, cho phép họ đưa ra nhận định riêng của mình về thông tin nhận được. Họ làm việc gần giống như các phóng viên và biên tập viên cho chính mình và cho những người khác. Thực vậy, từ sự việc trên đã dõng dạc đưa ra tuyên ngôn rằng: "Giờ đây, tất cả chúng ta đều là nhà báo". Và, câu hỏi đã được trả lời một cách đầy khiêu khích: "Khi mà mọi người đều có thể xuất bản, điều gì sẽ tạo nên sự khác biệt của nhà báo?" Khi xem xét câu hỏi trên, điều quan trọng là thừa nhận rằng báo chí chuyên nghiệp là tương đối trẻ và không đòi hỏi tính chất vĩnh cửu. Tại thời điểm bước ngoặt của thế kỷ trước, "báo chí vàng" và xu hướng gây giật gân đã thúc giục đòi cải tổ. Vào năm 1908, Walter Williams thành lập nên trường báo chí quốc gia đầu tiên tại Đại học Missouri, tin rằng các nhà báo có thể giành được niềm tin của công chúng chỉ khi mà họ được đào tạo bài bản và "giữ mình" trước các tiêu chuẩn cao nhất trong nghề nghiệp và ngay với bản thân mình. Năm 1914, Williams đã viết "Tín điều của nhà báo", bắt đầu bằng dòng chữ: Tôi tin vào nghề báo. Tôi tin rằng báo chí công là một niềm tin của công chúng mà trong đó, tất cả những gì liên quan tới nó đều là niềm tin của công chúng, với toàn
  3. bộ trách nhiệm của họ - những người được công chúng ủy thác; nếu chấp nhận phụng sự ít hơn so với việc phụng sự công chúng tức là phản bội lại niềm tin này. Lần đầu tiên tôi đọc "Tín điều của nhà báo" là khi còn đang đi học và viết báo cho trường Trung học của mình, và cuốn sách đã truyền cảm hứng cho tôi trong suốt cả sự nghiệp. Những nguyên tắc cốt lõi của cuốn sách về sự minh bạch, chính xác, công bằng, sự thật, độc lập và trên tất thảy là phụng sự công chúng - cho tới ngày nay vẫn là "trái tim" của báo chí. Nhưng, "tín điều" của Williams được viết vào thời điểm mà thông tin còn khan hiếm và việc tiếp cận với nó còn bị hạn chế. Báo chí gần như chỉ là mối quan hệ một chiều với việc các nhà báo quyết định điều gì là tốt nhất khi phụng sự công chúng. Ngày nay, bất kỳ ai làm báo với các chức năng truyền thống của nghề đều đưa ra một câu hỏi nghiêm túc về loại hình báo chí công mà Williams đưa ra liệu có còn tồn tại trong kỷ nguyên số? Sau khi tôi nghỉ làm ở tờ Thời báo Seattle, tôi nhận được học bổng tại Học viện Báo chí Reynolds thuộc Trường báo chí Missouri học kỳ 2008-2009. Thông qua các diễn đàn công khai, nghiên cứu và học tập trong suốt khóa học, tôi đi đến niềm tin rằng những vấn đề cấp thiết trước mắt nghề báo còn cơ bản hơn nhiều so với những gì mà tôi đã từng nhận thức. Chúng vượt hơn sự sụp đổ của mô hình kinh doanh đã từng hỗ trợ cho báo chí trong thế kỷ qua. Khôi phục lại niềm tin của công chúng Một cách lý giải đặc biệt thuyết phục cho những gì đang diễn ra được lấy ra từ Nghiên cứu Forrester và được ghi lại trong cuốn sách "Groundswell: Winning in a World Transformed by Social Technologies" do Trường Báo chí thuộc Đại học Havard xuất bản năm 2008. Tác giả - là hai nhà phân tích Charlene Li và Josh Bernoff - định nghĩa "groundswell" là "một xu hướng xã hội mà trong đó, con người sử dụng các công nghệ để có được những gì mà họ cần từ người khác, chứ
  4. không chỉ từ các tổ chức truyền thống - chẳng hạn như là các tập đoàn". Họ khẳng định rằng "groundswell" này là một "cách thức quan trọng, không thể thay đổi được, và hoàn toàn khác để con người liên kết với bạn bè và những người khác". Li và Bernoff đưa ra lời khuyên như sau: Xu hướng này sẽ không dừng lại, nhưng mọi người có thể và nên tìm hiểu nó. Chúng ta không chỉ phải sống với nó, mà còn phải phát triển mạnh mẽ trong nó. Để làm được như vậy cần có cách nghĩ mới - kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và thậm chí là cả sự khai sáng. Tôi nghĩ bất kỳ ai có liên hệ với báo chí và đào tạo báo chí đều hiểu rõ sự cần thiết của các kỹ năng mới, kiến thức và kinh nghiệm. Những mô hình kinh doanh mới sẽ và đang nổi lên. Điều cần thiết là, các nhà báo đang "nghĩ lại" về những gì họ làm và cách thức thực hiện công việc của mình. Còn đối với việc khai sáng, tôi tin rằng báo chí cũng phát triển một nguyên tắc mới đối với niềm tin của công chúng thông qua cam kết với cộng đồng. Điều này sẽ buộc các nhà báo tiến lên theo nghĩa mà chúng ta điều hành và nhận ra báo chí công có thể tiến bộ như thế nào khi chúng ta thừa nhận công chúng nhưng là những đối tác thật sự. Thay vì sợ hãi và ngần ngại trước sự thay đổi này, các nhà báo nên theo đuổi và dẫn dắt con đường này. Sự thay đổi cơ bản này đặt trong bối cảnh không chỉ là cần thiết cho sự tồn tại của báo chí; đó thực sự là điều đúng đắn để các nhà báo thực hiện. Trong phần lời tựa cho cuốn sách của Charlie Beckett có tên: "Siêu truyền thông: Cứu lấy nền báo chí để báo chí cứu lấy thế giới", Jeff Jarvis gọi "bản chất tự nhiên của truyền thông là: hai chiều và cộng tác". Theo như quan sát của ông, "Tính chất một chiều của thông tin truyền thông cho tới giờ chỉ đơn thuần là một kết quả của các hạn chế về mặt sản phẩm và phân phối. Một cách đúng đắn, tin tức nên là một cuộc đối thoại giữa những người-biết và những người-muốn-biết, với các nhà báo
  5. (- lúc này trong vai trò mới của mình là người quản lý, người tạo điều kiện, người tổ chức, người giáo dục) để hỗ trợ ở bất kỳ nơi nào mà họ có thể". Khi mà kinh doanh, kiến trúc, các công cụ và công nghệ của báo chí thay đổi, Jarvis cho viết rằng ông hy vọng những gì thay đổi nhiều nhất sẽ là nền văn hóa: "Tôi hy vọng báo chí sẽ trở nên cởi mở hơn, minh bạch hơn, bao quát và linh họat hơn". Để làm được điều này, thông qua cam kết với công chúng, các nhà báo phải đặt niềm tin của công chúng vào trọng tâm trong những việc họ làm. Điều này bắt đầu với việc xem xét lại các giá trị của báo chí - những giá trị này nên là gì và làm thế nào để chúng ta có thể giữ trọn những giá trị đó. Nghiên cứu được thực hiện trong một phần kế hoạch của học bổng mà tôi đang theo đuổi cho thấy: công chúng nhìn nhận các giá trị cốt lõi của báo chí rất khác so với cách nhìn của các nhà báo. Các nhà báo không thể lấy lại niềm tin của công chúng khi mà họ không thể hiểu rõ hơn và tôn trọng những khác biệt đó. Một nguyên tắc mới về niềm tin của công chúng thông qua cam kết với cộng đồng sẽ là: - Coi niềm tin của công chúng không phải là một phạm trù trừu tượng, mà là với một mong muốn muôn đời để kết nối ở cấp độ "nhân loại". - Coi công chúng không chỉ là độc/khán/thính giả mà còn là một cộng đồng mà trong đó, báo chí là một phần thiết yếu. - Nhìn nhận Internet không chỉ là một phương tiện truyền thông mới, mà còn là một cách thức mới để kết nối con người mà trong đó, báo chí là trung tâm. - Độc lập nhưng không bàng quan, không tỏ thái độ thù địch - Nhận thấy trách nhiệm giúp công chúng trở thành "người tiêu dùng tin tức thông minh"
  6. - Công nhận rằng báo chí không chỉ nhân danh con người, mà còn phối hợp với họ. Quan trọng nhất là, nguyên tắc mới này có thể là "hiện thân" rõ ràng cho niềm tin của Williams rằng: sự thử thách cao nhất cho một nền báo chí tốt chính là thước đo xem nó đã phụng sự nhân dân như thế nào.
nguon tai.lieu . vn