Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 TÌM VỀ DI TÍCH NHÀ ÔNG HUỲNH TRƯNG TẠI NGŨ HÀNH SƠN (ĐÀ NẴNG) HUỲNH LÂM PHÚC Khoa Lịch sử Email: phuchuynhlam@gmail.com Tóm tắt: Nằm trong quần thể khu di tích lịch sử quốc gia K20, (khối phố Đa Mặn, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng), di tích nhà ông Huỳnh Trưng là một trong những điểm hiếm hoi còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật chiến tranh của nhân dân K20, Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) về cuộc chiến tranh chống Mỹ thời kì 1954-1975. Di tích này có không gian yên tĩnh, nằm bên bờ sông quê thơ mộng, nơi đây đã từng đóng vai trò là căn cứ lõm của cách mạng, liên tiếp diễn ra những hoạt động cứu chữa thương bệnh binh và là nơi hội họp của các cấp lãnh đạo kháng chiến trong cuộc chiến chống Mỹ tại căn cứ K20. Căn nhà hiện nay, tuy đã được sửa chữa, nhưng cơ bản vẫn giữ được những nét nguyên trạng của di tích, có thể phản ánh đầy đủ quá trình đấu tranh gian khổ của quân và dân Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài báo này sẽ góp phần làm rõ những nét cơ bản về hiện trạng, sự kiện lịch sử và vai trò của di tích nhà ông Huỳnh Trưng đối với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của quân và dân nơi đây thời kì 1954-1975. Từ khóa: Di tích, ông Huỳnh Trưng, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. 1. MỞ ĐẦU Từ tháng 3-1965, Mỹ tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa lính Mỹ vào tham chiến tại chiến trường miền Nam Việt Nam, và quyết định chọn Đà Nẵng là nơi đổ quân đầu tiên. Trước tình hình đó, Hội nghị TW Đảng lần thứ 11 đã hạ quyết tâm: “Kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào” [3, tr. 178]. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, trực tiếp là sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng Quảng Nam – Đà Nẵng, nhân dân Ngũ Hành Sơn đã anh dũng đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, khôn khéo lợi dụng địa hình xây dựng căn cứ kháng chiến, lãnh đạo nhân dân tiến hành đấu tranh chính trị, vũ trang, nuôi giấu cán bộ lãnh đạo cách mạng. Qua đó, thiết lập trận địa lòng dân ngay trong lòng địch, từng bước góp phần làm nên thắng lợi chung trong công cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước. Hiện nay, tại những địa bàn và cơ sở cách mạng đã diễn ra những sự kiện tiêu biêu, nổi bật góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến, đã được chính quyền thành phố Đà Nẵng xếp hạng di tích, chứng tích lịch sử nhằm ghi dấu một thời đấu tranh gian khổ của nhân dân Đà Nẵng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Qua đó, kịch liệt lên án tội ác của quân xâm lược Mỹ và Viêt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã gây ra đối với nhân dân 29
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), đồng thời góp phần giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ địa phương ý chí căm thù giặc, sẵn sàng đứng lên bảo về Tổ quốc trước mọi kẻ xâm lược. Tại Khu căn cứ cách mạng K20 là tên gọi do Quận ủy Quận III1 đặt để làm mật hiệu liên lạc thời chống Mỹ, là khu căn cứ bí mật, độc đáo nằm giữa lòng địch, một trong những căn cứ cách mạng quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, là vùng đệm để bộ đội, cán bộ và du kích ta làm bàn đạp tấn công vào căn cứ Mỹ-ngụy. Hiện nay, khu căn cứ có các di tích như nhà thờ tộc Huỳnh Văn, nhà thờ bà Nhiêu, nhà thờ tộc Nguyễn, nhà ông Huỳnh Trưng, nhà ông Nguyễn Lý [9]. Tuy nhiên, trong số các di tích lịch sử còn sót lại, nổi bật nhất chính là di tích Nhà ông Huỳnh Trưng, vẫn còn giữ được nhiều nét nguyên trạng và được bảo vệ một cách cách nghiêm túc. 2. TÊN GỌI VÀ ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ DI TÍCH Di tích nhà ông Huỳnh Trưng hiện nay thuộc khối phố Đa Mặn, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng. Cách trung tâm thành phố về hướng Đông Nam khoảng 10km, cách Nhà truyền thống K.20 về phía Tây khoảng 1,5km. Di tích này vốn là căn nhà của ông Huỳnh Trưng được xây dựng từ rất sớm2 căn nhà được xây dựng chỉ đơn giản mục đích để phục vụ sinh hoạt cho gia đình vốn có truyền thống yêu nước. Năm 1964, nhận thấy căn nhà có những điều kiện thuận lợi, có thể đáp ứng những yêu cầu về công tác hậu phương cũng như nuôi giấu cán bô, Thường vụ quận ủy quận III đã nhất trí chọn căn nhà làm nơi tiến hành những hoạt động cách mạng. Gia đình ông Trưng là một trong những gia đình cơ sở cách mạng tiêu biểu ở Đa Mặn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngôi nhà của ông nằm gần dòng sông Trung Lương, bên kia sông là hai xã Hòa Xuân và Hòa Quý của huyện Hòa Vang, sông Trung Lương chảy ra sông Hàn, bao bọc lấy xóm Đồng. Ở xóm Đồng ngoài gia đình ông Huỳnh Trưng còn có 17 gia đình khác cùng sinh sống, hầu hết các gia đình này đều có công sự, hầm bí mật nuôi dấu cán bộ và lực lượng vũ trang về hoạt động cách mạng.[12, tr. 112]. Căn nhà là một trong những căn cứ rất quan trọng trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân quận III, góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975 thống nhất đất nước. Năm 2010 di tích được Sở Văn hóa – thể thao và du lịch Đà Nẵng công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố. 3. KHẢO TẢ DI TÍCH Nhà ông Huỳnh Trưng từ trước đến nay là ngôi nhà xây gồm ba gian, gian chính giữa nhà là nơi đặt bàn thờ gia tiên, hai gian còn lại dùng để phục vụ sinh hoạt gia đình. Gian ở giữa có bàn thờ chính và hai bàn thờ phụ hai bên được xay bằng gạch và xi măng, dưới bàn thờ bên trong để trống. Bàn thờ chính cao 1,5m, bàn thờ phụ cao 1,2m, có chiều dài 1 Hiện nay là Quận Ngũ Hành Sơn, Quận Ngũ Hành Sơn được thành lập theo Nghị định số 07/1997/NĐ- CP ngày 23-1-1997 và Quyết định 181/QĐ-UB ngày 17-1-1997 của Ủy ban nhân dân lâm thời thành phố Đà Nẵng. 2 Không rõ năm. 30
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 2m, rộng 1,2m. Ở mặt chính diện của bàn thờ, bên phải phía dưới tạo một cánh cửa bí mật được đúc bằng bê tông có kích thước 0,40 x 0,35m, được tra móc sắt bên trong để giữ cánh cửa cho chắc và khít, bên ngoài vẽ một bức tranh đơn sơ để ngụy trang, cánh cửa bí mật này mở vào bên trong bàn thờ ăn khớp với đường viền của bức tranh tạo nên sự tinh tế của bàn thờ. Khi vào bên trong bàn thờ sẽ có một nắp hầm bí mật khác đi xuống căn hầm ở dưới nền nhà, hầm có chiều dài 1,8m, rộng 1m, sâu 1m. Năm 1969, hầm được đào dài khoảng 20m, rộng 1m, sâu 1m, thông ra ngoài sau vườn và cũng để tiện việc nuôi dưỡng thương bệnh binh. Căn hầm này đã được do chính ông và đồng chí Nguyễn Văn Nì – bí thư quận ủy quận III đào để nuôi giấu chiến sĩ, đạn dược.. Khác với những địa đạo Vịnh Mốc hay Củ Chi, căn hầm được đào rất tỉ mĩ, đều cùng chung mục đích phục vụ cách mạng, nhưng ở quy mô nhỏ hẹp và đơn giản hơn. Đáng chú ý là căn hầm được đào ngay trong căn nhà mà gia đình ông Trưng đang sinh sống, hơn nữa nó còn nằm ngay trong lòng căn cứ địch mà Mỹ - VNCH đang chiếm đóng3. Đây là một tuyệt tác thể hiện sự sáng tạo và quả cảm tột bật của những con người Ngũ Hành Sơn anh hùng, đặc biệt là gia đình ông Huỳnh Trưng. 4. SỰ KIỆN LỊCH SỬ GẮN LIỀN VỚI DI TÍCH Căn nhà ông Huỳnh Trưng nằm ở địa điểm khá phù hợp với việc nuôi giấu cán bộ chiến sĩ cách mạng, mặt nhà quay ra cánh đồng và dòng sông Trung Lương. Năm 1964, nhận thấy nơi đây hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi có thể làm nơi trú ẩn, Thường vụ Quận ủy quận III đã chọn nhà ông và giao nhiệm vụ làm nơi phát tín hiệu đèn xanh, đèn đỏ cho bộ đội. Theo kế hoạch thì Ông Trưng sẽ là người đứng ở bờ sông bên này, quan sát tình hình địch đi lại, khi thấy địch vắng thì ra tín hiệu bằng cách giơ đèn pin chiếu ánh sáng màu xanh cho bộ đội ở bên kia sông nhìn thấy để vượt sông vào nội thành hoạt động. Còn khi thấy tín hiệu đèn đỏ tức là có địch, bộ đội không được vượt sông và trú phải ẩn cẩn thận. Đầu tháng 2-1968, đồng chí Nguyễn Văn Nì - Bí thư Quận ủy quận III đến gia đình ông Trưng bàn tính chuyện đào hầm bí mật dưới bàn thờ để ẩn nấp; sau khi thống nhất, căn đào hầm được đào trong suốt hai mươi đêm liên tục và chỉ có hai người đào là đồng chí Nì và ông Trưng, một người đào, một người mang đất đi đổ ra sông. Khi đồng chí Nguyễn Văn Nì hy sinh vào ngày 19-8-1968, thì tháng 9-1969, Đặc khu Quảng Đà điều đồng chí Lý Quý Bí thư Điện Bàn về làm Bí thư quận III; đến tháng 4-1970, thì đồng chí Đặng Hồng Vân (Ba Vân) được cấp trên phân công về Đa Mặn làm Bí thư Quận ủy quận III, thay đồng chí Lý Quý; đồng chí tiếp tục đến nhà ông Trưng ẩn nấp dưới hầm bí mật, sau đó do yêu cầu của cấp trên là dùng nhà ông Trưng để làm nơi nuôi dấu thương bệnh binh và cán bộ chủ chốt, nên đồng chí Vân cùng ông Trưng đào thêm hầm bí mật ở phía sau vườn. Trong suốt thời gian từ năm 1969 đến 1975, gia đình ông Trưng đã nuôi giấu nhiều đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy và Quận ủy về Đa Mặn hoạt động như các đồng chí Bảy Chanh, Phan Ngọc Hồi, Đặng Văn Khá, Sáu Trung, Phi Long và đồng chí Quân...nhưng 3 Năm 1965, Mỹ đã đưa quân đến chiếm đóng tại vùng đông Hòa vang, chúng nhanh chóng sử dụng sân bay nước Mặn, kiểm soát con đường Đà Nẵng – Hội An, rải quân đóng rải rác khắp nơi gồm 49 cứ điểm với hơn 8000 quân chủ lực. 31
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ đặc biệt nơi đây chủ yếu là nuôi dưỡng các thương bệnh binh sau các trận đánh ở các nơi đưa về. Những thương binh nặng thì có bác sĩ cơ sở cách mạng đến chữa trị, suốt thời gian trên có khoảng 20 thương binh đã được chữa khỏi bệnh và được ông Trưng bí mật đưa qua sông trở về đơn vị. Bản thân ông Trưng còn tham gia một số công tác ở cấp trên giao phó, như năm 1968 ông đã dụ được một tên ác ôn về nhà đánh bài, sau đó bắt tên này chở qua sông đưa về căn cứ để xử tội. Cũng trong thời gian đó, ông đã cùng hai người khác dẫn đầu phong trào đấu tranh tại tòa thị chính Đà Nẵng để chống lại chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, đồng thời ông cũng hai lần chuyển truyền đơn, cờ và tài liệu vào nội thành Đà Nẵng đưa cho giao liên. Sau đó dưới sự chỉ đạo phân công của đồng chí Nguyễn Được (đội trưởng diệt ác ôn của Ban an ninh quận III) ông đã dụ địch ra sông đánh cá để cán bộ ta trong nhà dễ dàng hội họp, ngoài ra ông còn tham gia nhiều mặt công tác khác như cảnh giới cho cán bộ cơ sở họp tại nhà thờ Bà Nhiêu, đưa cán bộ qua vùng Trung Lương sang Hòa Quý, Hòa Xuân về căn cứ an toàn, động viên con em tham gia cách mạng, đồng thời gia đình ông tham gia đóng quỹ nuôi quân, hũ gạo tiết kiệm, góp phần vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước cho đến ngày thắng lợi [12, tr. 113]. Căn hầm nhà ông là một kiểu làm hầm bí mật được thiết kế rất tinh vi, nó nằm ngay dưới căn nhà, miệng hầm được đặt ngay nơi đặt bàn thờ, một nơi rất dễ dàng nhìn thấy và tưởng chừng như khá liều lĩnh. Tuy nhiên, điểm độc đáo ở chỗ nếu như địch kiểm tra đập nắp hầm ở bàn thờ thì sẽ lấp luôn nắp hầm bền trong ở phía dưới miệng hầm, vì thế địch không thể có một chút nghi ngờ gì với căn nhà này và nơi đây luôn là nơi đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho các đồng chí lãnh đạo cũng như bộ đội ẩn nấp. Mỗi khi bọn địch tổ chức đi càn quét đến nhà, ông Huỳnh Trưng mời bọn chúng vào ngồi uống nước ở bộ bàn ghế đặt trước bàn thờ, trên căn hầm bí mật rồi vẫn tiếp chuyện bình thường. Bọn địch không hề hay biết gì về bộ đội ta đang ẩn náu ngay dưới hầm, và mọi việc vẫn được đảm bảo bí mật tuyệt đối. Di tích hầm bí mật nhà ông Huỳnh Trưng là một trong những di tích còn xót lại ở địa bàn Ngũ Hành Sơn thể hiện đầy đủ những nét nguyên trạng nhất và còn mang một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với lịch sử đất nước nói chung và đối với lịch sử địa phương nói riêng, đó “là một trong những di tích có ý nghĩa lịch sử không chỉ ở Đa Mặn mà còn ở cả thành phố Đà Nẵng, nó phản ánh những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước đày gian khổ, hy sinh của nhân dân ta. Nhờ có tấm lòng yêu nước, căm thù giặc, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo mà nhân dân ta đã làm nên những kỳ tích anh hùng, mà ông Huỳnh Trưng là một trong số những tấm gương tiêu biểu” [12. tr, 115]. Ông là người đã có công rất lớn trong việc nuôi giấu, chăm sóc và bảo vệ cách mạng, bảo vệ các đồng chí chủ chốt của chiến trường quận III Đà Nẵng lúc bấy giờ, trong một giai đoạn đầy cam go và ác liệt của chiến tranh mà đế quốc Mỹ đã gieo rắc cho nhân dân Ngũ Hành Sơn nói riêng và đất nước ta nói chung. Từ đó góp phần to lớn vào sự nghiệp đánh bại quân thù, giải phóng đất nước, giải phóng quê hương. 32
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 5. GIÁ TRỊ VÀ HIỆN TRẠNG CỦA DI TÍCH Hiện di tích nhà ông Huỳnh Trưng là một trong những di tích hiếm hoi còn lại trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Di tích đã được đăng kí bảo vệ vì vậy luôn được chính quyền Thành phố Đà Nẵng hết sức quan tâm gìn giữ nguyên trạng. Đồng thời có kế hoạch trùng tu, tôn tạo các căn hầm bí mật, bảo quản những hiện vật liên quan đèn di tích như đèn báo hiệu, máy đánh chữ, đèn pin,...để phát huy giá trị di tích trong việc giáo dục tinh thần yêu nước và cách mạng tại địa phương. Căn nhà tuy đã được tu sửa nhưng căn hầm dưới nhà vẫn giữ được nét nguyên trạng ban đầu để đón du khách đến trải nghiệm không gian trong hầm. Đến với di tích, du khách sẽ ngỡ ngàng trước lối đi vào miệng hầm được thiết kế rất độc đáo và tinh vi, căn hầm dưới nhà vẫn sạch sẽ và thoáng khí thông ra phia hông bên phải căn nhà. Điều đặc biệt khi đến đây du khách sẽ được chính ông làm hướng dẫn viên đồng thời là nhân chứng sống cũng đồng thời là chủ nhà sẽ giới thiệu về lịch sử và hoạt động cách mạng trên chính căn nhà của mình. Du khách sẽ được ông Trưng giới thiệu khái quát bối cảnh lịch sử ở địa phương và lịch sử đấu tranh cách mạng của quận ủy và nhân dân Ngũ Hành Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Nêu lên công dụng và vai trò của căn hầm nhà ông đã có những đóng góp tích cực cho cách mạng. Người nghe sẽ được trải nghiệm trực tiếp bằng cách xuống hầm tham quan không gian bên trong căn hầm, tạo nên sự thích thú cho du khách, giúp du khách có cách nhìn thực tế và khách quan hơn về những sự kiện lịch sử đấu tranh của vùng đất này. Qua đó truyền tải được những thông điệp quý báu góp phần giáo dục tinh thần yêu nước cách mạng cho du khách khi đến đây. Căn nhà hiện vẫn do ông làm chủ, mặc dầu đã lớn tuổi nhưng ông vẫn còn rất minh mẫn và khỏe mạnh. 6. KẾT LUẬN Di tích lịch sử cách mạng Nhà ông Huỳnh Trưng, là một trong những di tích tiêu biểu còn lại trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). Nó đã phản ánh trung thực những sự kiện, hiện tượng lịch sử đã diễn ra trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) của nhân dân Ngũ Hành Sơn nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Ngày nay, di tích nhà ông Huỳnh Trưng còn đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành biểu tượng để giáo dục truyền thống yêu nước của nhân dân ta, là nơi tham quan học tập của học sinh, và là điểm đến tham quan tìm hiểu hấp dẫn của du khách thập phương, góp phần vào việc phát triển du lịch địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn (2005). Lịch sử Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn (1930-2000), NXB Đà Nẵng. [2] Ban Chấp hành Đảng bộ phường Hòa Quý (2010). Lịch sử Đảng bộ phường Hòa Quý, NXB Đà Nẵng. [3] Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn (2016). Lịch sử Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn (1930-2015), NXB Đà Nẵng 33
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ [4] Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng (2016), Lịch sử Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng 1975 - 2015, NXB Đà Nẵng. [5] Huỳnh Công Bá (2007). Lịch Sử Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế. [6] Văn Chung (2018). Bình yên vùng quê cách mạng, Danh thắng Ngũ Hành Sơn, http://nguhanhson.org/index.php/di-tich-k20/1133-binh-yen-vung-que-cach-mang-k20 ngày 12-7-2018. [7] Đảng bộ phường Mỹ An & Khuê Mỹ (2010). Lịch sử đấu tranh cách mạng và xây dựng Đảng bộ phường Bắc Mỹ An (1930-2005), NXB Đà Nẵng. [8] Nhật Hạ (2015). Di tích K20: điểm đến còn bỏ ngỏ, Chính trị xã hội. http://www.baodanang.vn/channel/5399/201510/di-tich-k20-diem-den-con-bo-ngo- 2448173/Ngày 12-5-2018. [9] Ngọc Nhất (2017). Những hoạt động tiêu biểu của căn cứ lõm cách mạng K20 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954 – 1975, Danh thắng Ngũ Hành Sơn, http://nguhanhson.org/index.php/di-tich-k20/1066-nhung-hoat-dong-tieu-bieu-cua-can- cu-lom-cach-mang-k20-trong-cong-cuoc-khang-chien-chong-my-1954-1975 ngày 14-7- 2018. [10] Lê Hoàng Vinh, Lê Anh Dũng (2011). Ngũ Hành Sơn - vùng lịch sử văn hóa tâm linh, NXB Văn học, Đà Nẵng. [11] Nhiều tác giả (2009). Hồi kí Sáu Hưng những năm tháng cuộc đời, NXB Văn nghệ. [12] Hồ Tấn Tuấn (2013). Ngũ Hành Sơn di sản văn hóa và danh thắng, NXB Đà Nẵng. 34
nguon tai.lieu . vn