Xem mẫu

  1. TÌM HIỂU VỀ “VĂN HÓA THỨC ĂN NHANH” CỦA ANH VÀ MỸ Nguyễn Phương An, Nguyễn Tiến Thành Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đỗ Thị Hồng Nhung TÓM TẮT Thức ăn nhanh là một phần không thể thiếu trong cuộc sống công nghiệp ngày nay. Đối với nhiều người dân Anh và Mỹ, thức ăn nhanh hầu như đã trở thành một bữa ăn bình thường trong một ngày lao động. Việc thức ăn nhanh phát triển ở Anh, Mỹ đã trở thành một nét văn hóa trong cuộc sống của những người dân các nước này. Trong bài báo cáo, tác giả nghiên cứu về văn hóa thức ăn nhanh tại Anh, Mỹ; dưới góc nhìn văn hóa, phân tích sức ảnh hưởng của thức ăn nhanh đến văn hóa Anh, Mỹ. Từ khóa: Văn hóa Anh, Mỹ, văn hóa thức ăn nhanh. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thức ăn nhanh đã, đang và sẽ luôn là loại hình thức ăn được phục vụ rộng rãi trên nước Anh và nước Mỹ. Với sự đa dạng về loại hình phục vụ, mẫu mã sản phẩm, và độ phổ biến về thương hiệu của các doanh nghiệp kinh doanh, thức ăn nhanh đã phát triển để cạnh tranh trực tiếp với những món ăn truyền thống và những món ăn nhà làm. Vì sức ảnh hưởng lớn đến nhiều lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là giới trẻ tại hai quốc gia phát triển này, nhiều nhà phân tích văn hóa đã thể hiện quan điểm rằng thức ăn nhanh đang làm thay đổi nhận thức của nhiều thế hệ về văn hóa ẩm thực. Vấn đề được đặt ra để phân tích trong bài báo cáo tập trung vào sự phát triển của văn hóa ‚thức ăn nhanh‛ tại Anh và Mỹ, tại sao thức ăn nhanh lại được xem như một nét văn hóa tại hai quốc gia này, cũng như sự chuyển biến về văn hóa ‚thức ăn nhanh‛ của Anh và Mỹ. 2 KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VĂN HÓA “THỨC ĂN NHANH” Thuật ngữ thức ăn nhanh (fast food) được định nghĩa trong từ điển Marriam-Webster (1951) là loại hình thức ăn được phục vụ và chuẩn bị nhanh chóng với số lượng thực đơn hạn chế. Ở phương diện đại chúng, ý nghĩa của thức ăn nhanh luôn là: được chế biến nhanh - phục vụ nhanh - thưởng thức nhanh. Đồng thời loại hình ẩm thực này có cách bày biện đơn giản, dễ dàng đóng gói và vì thế nó có tính cơ động, thuận tiện để ăn ngay cả khi đang di chuyển. Trong tiếng Anh, từ thức ăn nhanh được xem xét có hai từ tương đương nhau là fast food và junk food. Tuy nhiên, về mặt nghĩa về cơ bản cần được hiểu như sau: Fast food có nghĩa là thực phẩm được chế biến theo một quy trình vận hành nhanh chóng hay còn gọi là thức ăn nhanh, được thiết kế để thực khách có được thức ăn của họ trong vài phút. Junk food được đề cập tập chung đến giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, còn được định nghĩa chính xác là đồ ăn vặt. Đồ ăn vặt cũng được sản xuất theo quy trình nhanh, được 2506
  2. làm sẵn và đóng gói trước khi đưa ra thị trường và thường chứa một lượng lớn natri, calo hoặc chất béo, với ít giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải tất cả đồ ăn nhanh đều là đồ ăn vặt, và không phải đồ ăn vặt nào cũng là đồ ăn nhanh. Kết luận cho thấy rằng vẫn có sự khác biệt trong định nghĩa thức ăn nhanh mà người học về tiếng Anh và văn hóa Anh, Mỹ cần lưu ý. Thức ăn nhanh từ khi có mặt và được xuất hiện trong từ điển Marriam-Webster vào năm 1951 và được cập nhật thành từ vựng trong từ điển Oxford, cho thấy thức ăn nhanh đã phát triển thành xu hướng trong văn hóa và được định hình bằng việc trở thành một từ vựng mới trong từ điển ngôn ngữ được bảo chứng Oxford. Không những thế, theo tác giả cuốn ‚Fast food nation: The Dark Side of the All-American Meal‛, Eric Schlosser đã viết rằng ‚một bữa ăn với một chiếc bánh hamburger và khoai tây chiên từ một chuỗi thức ăn nhanh là bữa ăn tinh túy của người Mỹ‛ hay ‚thức ăn nhanh, cùng với nhạc pop và quần jean, là một trong những sản phẩm xuất khẩu văn hóa lớn nhất của Mỹ‛. Văn hóa thức ăn nhanh đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Mỹ hay Anh, thậm chí dần nhận được sự công nhận của người dân trên toàn thế giới. Do đó, văn hóa thức ăn nhanh đã được xem như một phần trong văn hóa ẩm thực của Anh và Mỹ, tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa đại chúng. 3 TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA THỨC ĂN NHANH 3.1 Lịch sử văn hóa “thức ăn nhanh” Nhà sử học và tác giả của cuốn ‚Fast Food and Junk Food: An Encyclopedia of What We Love To Eat‛, Andrew F. Smith cho rằng chính sự công nghiệp hóa bột mì vào thập niên 1820 đã mang bột mì giá rẻ đến với đại chúng, từ đó khơi mào nên kỷ nguyên của thức ăn nhanh và thức ăn vặt. ‚Cá và khoai tây chiên‛ là món ăn được ưa thích của Anh xuất hiện vào thế kỷ 19 với sự phát triển của nghề đánh bắt cá và cửa hàng đầu tiên được mở vào năm 1860 tại chợ Tommyfield ở Oldham. Vào năm 1867, Charles Feltman mở quầy bán xúc xích đầu tiên tại Brooklyn, New York. Năm 1902, Joseph Horn và James Hardart đã mở một cửa hàng bán thức ăn dựa vào máy bán tự động ở thành phố New York, đánh dấu sự khởi đầu của thức ăn nhanh ở Hoa Kỳ. Chuỗi cửa hàng hamburger đầu tiên ở Hoa Kỳ là White Castle được mở vào năm 1921 bởi Billy Ingram và Walter Anderson, với nhà hàng đầu tiên ở Wichita vào năm 1916. Các cửa hàng nhượng quyền đầu tiên cũng xuất hiện vào năm 1921 và nhượng quyền nhà hàng đầu tiên xuất hiện vào những năm 1930 bởi Howard Johnson. Khi ô tô trở nên phổ biến hơn, các nhà hàng lưu động bắt đầu xuất hiện trên khắp Hoa Kỳ. Tại đây, thức ăn được phục vụ bởi những người lái xe kiêm nhân viên bán hàng. Vào những năm 1940, họ bắt đầu mang giày trượt patin để vận chuyển thức ăn đến những khu vực đặt hàng gần xe bán. Cửa hàng thức ăn nhanh McDonald đầu tiên được mở bởi anh em McDonald vào năm 1948. Ngay sau đó, những người khác bắt đầu mở chuỗi thức ăn nhanh của họ, mở ra một thời kỳ huy hoàng của ngành công nghiệp thức ăn nhanh (History of fast food, 2020). Đến thập niên 1960, lịch sử của thức ăn nhanh đã thêm một chương quan trọng khi thực đơn trẻ em trở thành một phần tiêu chuẩn trong một số chuỗi nhà hàng cùng với các quảng cáo nhằm tiếp thị cho trẻ em. Vì văn hóa hướng đến gia đình ở Mỹ thời bấy giờ rất ưu tiên trẻ em, việc đi đến nhà hàng thức ăn nhanh cùng gia đình trở nên thú vị với các món ăn ngon cho mọi lứa tuổi và giá cả phải chăng. (Fast food in USA, 2016). Vào giữa những năm 1970 khi ngành công nghiệp thực phẩm mở rộng, nó 2507
  3. trở nên cạnh tranh hơn khi hàng loạt những loại bánh mì kẹp ra đời với nhiều phiên bản khác nhau cũng như thành phần đa dạng, giá cả hợp lý hay còn gọi là ‚Burger Wars‛ (Sự bùng nổ trào lưu bánh mì kẹp) của thập niên 80 và 90. Thực khách có nhiều sự lựa chọn hơn, do đó, các nhà hàng thức ăn nhanh cũng đã củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng như thêm vào khu vui chơi trẻ em, giao hàng tận nơi, hoặc một biểu tượng mới về tiện ích của McDonald’s: ‚drive-thru‛ – hiểu chính xác là việc nhà hàng tạo ra chốt đặt và bán hàng hướng về phía đường lưu thông dành cho khách hàng điều khiển xe ô tô muốn mua mang về. (Franklin A. Jacobs, 2015). Thông qua những tiện ích và sáng tạo về cách thức vận hành, các nhà hàng thức ăn nhanh đều phát triển và vận hành đều đặn trên thị trường kinh doanh ẩm thực trên khắp cả nước Anh và Mỹ, tạo dấu ấn rõ nét trong nền kinh tế thương mại cũng như trong văn hóa đại chúng của cả hai quốc gia này. 3.2 Văn hóa “thức ăn nhanh” ngày nay Tính đến thời điểm hiện tại, văn hóa thức ăn nhanh đã có nhiều sự thay đổi và nhiều bước tiến trong việc đa dạng hóa phương thức tiếp cận cũng như cập nhật xu hướng xã hội để tiếp tục duy trì sức ảnh hưởng đến nhiều lứa tuổi khác nhau. Giờ đây, các nhà hàng thức ăn nhanh xuất hiện tràn lan và đa dạng thương hiệu. Để phục vụ được một xuất ăn giá rẻ, các nhà hàng đã thuê nhân công với số lượng lớn, cũng như thay đổi phương thức chế biến tinh gọn phù hợp với thực khách. Với thị trường màu mỡ và đầy tiềm năng này, các chuỗi hàng thức ăn nhanh mạnh dạn đầu tư vào các mảng như: quảng cáo, quảng bá, vận chuyển,… và đặc biệt là các ngành khoa học về thực phẩm chuyên nghiên cứu về cách làm ‚thõa mãn‛ – thực chất là đánh lừa não bộ để tạo ra cảm giác thỏa mãn – các thực khách của mình. Ngành công nghiệp thực phẩm đã đổ hàng chục triệu Đô la mỗi năm cho việc nghiên cứu và phát triển sự kết hợp lý tưởng giữa các yếu tố giòn và kích thích vị giác để khiến thực khách luôn cảm thấy muốn thêm. Mỹ hiện là quốc gia có ngành công nghiệp thức ăn nhanh lớn nhất thế giới và có nhiều thương hiệu nhượng quyền lớn nhất, thành công nhất trên phạm vi toàn cầu. Không những thế, thức ăn nhanh không chỉ dừng lại ở một thực đơn cố định, việc du nhập văn hóa ẩm thực từ nhiều quốc gia khác để làm phong phú thêm thị phần thức ăn nhanh trên thị trường thương mại, qua đó đa dạng hóa thực đơn nhằm phục vụ thực khách đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ như việc những món ăn có thể ăn khi đang di chuyển đều sẽ được chuyển hóa và cập nhật vào một chuỗi thực đơn đồ sộ, song vẫn giữ được sự tôn trọng với văn hóa ẩm thực dân tộc của những quốc gia khác. Địa điểm kinh doanh cũng đa dạng hơn nhằm khuyến khích thực khách lựa chọn địa điểm ăn uống nhanh chóng, dễ dàng. Những người bán hàng cũng được đào tạo bài bản để phục vụ nhanh chóng và linh hoạt, dịch vụ giao hàng tận nơi được tận dụng triệt để ở các sân đấu thể thao ngoài trời, ở các cửa hàng tiện lợi, trạm xăng dầu hay ngay cả ở sân bay đều có thức ăn nhanh. Cùng với sự nổi lên của thức ăn nhanh, các vấn đề mà nó mang lại cho sức khỏe của người dùng ngày càng được nhấn mạnh. Thống kê của chính phủ Mỹ: người Mỹ ngày càng thích những món ăn nhanh và giàu calories hơn là những bữa ăn truyền thống, mỗi ngày có hơn ¼ tổng dân số của Mỹ dùng bữa tại các nhà hàng thức ăn nhanh có mặt ở khắp mọi nơi, dẫn đến các tác hại cực kỳ to lớn về mặt sức khỏe. Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, sau Thế Chiến thứ 2, tỷ lệ người thừa cân hay béo phì tại Mỹ chỉ dưới 10%, cho đến năm 1975, con số này đã tăng lên thành 15% và từ đó đến nay vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Nước Anh tiêu thụ 2508
  4. hơn 100 triệu bữa ăn nhanh mỗi tuần, và chỉ một trong số bốn người thật sự biết các tác hại của chứng bệnh này. Nếu tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên, lượng đường trong máu tăng liên tục với tần suất cao, dẫn đến phản xạ tiết insulin của cơ thể hoạt động thường xuyên, tạo nên tình trạng kháng insulin. Theo một nghiên cứu của CSPI (Viện Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng) ở Washington DC, cho thấy lượng muối tăng dần trong các món ăn ở nhà hàng thức ăn nhanh và tiêu thụ quá nhiều muối là nguyên nhân gây ra cái chết của 2.3 triệu người mỗi năm. Thêm vào đó, vì tính chất sản xuất hàng loạt của thức ăn nhanh, việc kiểm tra nguồn thực phẩm cũng qua đó mà bị lơ đãng, một con vật bị bệnh hay một mẩu rác cũng có thể làm hỏng toàn bộ quy trình sản xuất, qua đó mà ảnh hưởng đến rất nhiều người. Mặc dù vậy, chúng ngày càng trở nên nổi tiếng, đặc biệt là với giới trẻ. Theo một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015 bởi Buzzmetrics, đa số các bạn trẻ khi nhắc đến ‚thức ăn nhanh‛ đều nghĩ đến các ‚thương hiệu‛ chứ không thật sự nhắm đến ‚các món ăn ở cửa hàng‛. Các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, phong cách phục vụ ‚khách hàng là Thượng Đế‛, những món ăn được bày biện bắt mắt, là nơi phù hợp – và đôi khi là những nơi duy nhất – tổ chức các lễ hội phương Tây, từ đó thổi một làn gió mới vào thị trường kinh doanh ẩm thực đầy biến động và thúc đẩy sự cạnh tranh trong môi trường thương mại cũng như văn hóa khi phần đông giới trẻ hướng tới những nhãn hàng thực phẩm mới chất lượng được đảm bảo và nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội hơn là những nhãn hiệu thức ăn nhanh bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình duy trì xu hướng lựa chọn thức ăn nhanh, các nhà kinh doanh cũng đang gặp trở ngại với những đối thủ nặng ký hơn như các chuỗi cà phê và chuỗi các nhà hàng tự phục vụ. Các thương hiệu này nhấn mạnh chất lượng sản phẩm của họ và phấn đấu cho sự tồn tại khắc nghiệt thay vì quay vòng nhanh chóng như các nhà hàng thức ăn nhanh thông thường. (Franklin A. Jacobs, 2015). 4 KẾT LUẬN Văn hóa thức ăn nhanh vẫn đang duy trì vị thế của mình trong nền văn hóa ẩm thực của Anh và Mỹ. Đóng vai trò dẫn chứng cho sự phát triển văn hóa ẩm thực theo hướng sáng tạo và dẫn đầu xu thế ẩm thực trong 60 năm qua, văn hóa thức ăn nhanh góp phần phát triển kinh tế thương mại đối với Anh và Mỹ, cũng như lan rộng nét văn hóa ẩm thực này phổ biến trên toàn thế giới. Tuy không thể chối bỏ được một bề dày lịch sử phát triển văn hóa này, nhưng vị thế của văn hóa này dần có sự chuyển biến khi xu thế xã hội đang hướng đến một trào lưu ẩm thực tự làm, khỏe mạnh hơn, dinh dưỡng hơn, và đảm bảo chất lượng hơn. Văn hóa thức ăn nhanh sẽ dần có sự phát triển tích cực hơn để thích nghi với môi trường, xu thế xã hội trong thời đại mới để duy trì nét văn hóa ẩm thực của Anh và Mỹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Butler, N & Pietrangelo, A & Carey, E. (2018). The Effects of Fast Food on the Body. Truy suất từ: https://www.healthline.com/health/fast-food-effects-on-body [2] Essays, UK. (2018). American Fast Food Culture Cultural Studies Essay. Truy suất từ: https://www.ukessays.com/essays/cultural-studies/american-fast-food-culture-cultural- studies-essay.php?vref=1 2509
  5. [3] Fast food in USA: The history of fast food in America. (2016). Truy suất từ: https://fastfoodinusa.com/the-history-of-fast-food-in-america/ [4] History of Fast food. (2020). Truy suất từ: http://www.historyoffastfood.com/ [5] Thảo luận về Thức ăn nhanh dưới góc nhìn của giới trẻ và phụ huynh. (2016). Truy suất từ: https://buzzmetrics.com/thao-luan-ve-thuc-an-nhanh-duoi-goc-nhin-cua-gioi-tre-va-phu- huynh/ [6] Jacobs, F. (2014). A brief history of the fast food industry. Truy suất từ: https://www.linkedin.com/pulse/20140905155909-59607860-a-brief-history-of-the-fast- food-industry [7] Johnson, B. (2015). HistoricUK: History of British Food. Truy suất từ: https://www.historic- uk.com/CultureUK/History-of-British-Food/ [8] Spencer, C. (2003). British Food: An Extraordinary Thousand Years of History. New York, NY: Columbia University Press [9] Schlosser, E. (2001). Fast Food Nation: The Dark Side of the All-American Meal. New York, NY: Harper Perennial. [10] Smith, A. (2011). Fast Food and Junk Food: An Encyclopedia of What We Love To Eat. Westport, Connecticut: Greenwood Publishing Group. [11] Stack Exchange: What is the difference between "fast food" and "junk food"? (2015). Truy suất từ: https://ell.stackexchange.com/questions/32983/difference-between-fast-food-and-junk- food 2510
nguon tai.lieu . vn