Xem mẫu

  1. TÌM HIỂU VỀ TỤC MINH HÔN Ở TRUNG QUỐC Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Nguyễn Mỹ Trân Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phan Anh Tuấn TÓM TẮT Minh hôn (hay còn gọi là Âm hôn hoặc Đám cưới ma) là hôn nhân của người chết, có thể chia làm hai loại: hôn nhân giữa hai người chết và hôn nhân giữa người chết và người sống. Đây là một phong tục dân gian của một số quốc gia, đặc biệt phổ biến nhất là ở Trung Quốc. Theo quan niệm thời xưa, đám cưới ma được tổ chức để xua đi đen đủi và đem lại thịnh vượng cho gia đình. Bài viết này sẽ tìm hiểu rõ hơn về lí do, lịch sử hình thành và cách thức tổ chức đám cưới ma. Từ khóa: Minh hôn, Âm hôn, đám cưới ma, đám cưới, hôn nhân ma. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một video múa ở Trung Quốc với chủ đề minh hôn đang được rất nhiều cư dân mạng theo dõi và quan tâm. Hầu như mọi người đều biết minh hôn là đám cưới giữa hai người đã mất hoặc đám cưới giữa một người đã mất hoặc một người còn sống. Nhưng về lịch sử phát triển, cách thức tổ chức hay ý nghĩa của việc tổ chức minh hôn thì rất ít người biết. Kể cả là ở Việt Nam cũng có rất ít bài viết về minh hôn nên bài viết sau đây sẽ tìm hiểu rõ hơn về lịch sử phát triển và cách thức tổ chức minh hôn. 1.2 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu lịch sử hình thành và cách thức tổ chức đám cưới ma. 1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu nguyên nhân hình thành Minh hôn ở Trung Quốc. Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển Minh hôn ở Trung Quốc. Tìm hiểu cách thức tổ chức Minh hôn ở Trung Quốc. 1.4 Đối tượng nghiên cứu Phong tục Minh hôn ở Trung Quốc 2681
  2. 2 NỘI DUNG CHÍNH 2.1 Nguyên nhân hình thành Minh hôn Minh hôn bắt nguồn từ truyền thống mê tín ở Trung Quốc, người dân ở đây cho rằng sau khi chết con người sẽ trở thành ma và sống ở cõi âm. Vì vậy, việc người nam hoặc nữ chết vì một lí do nào đó mà vẫn chưa lập gia đình thì hồn ma của người chết sẽ về quấy phá người nhà trên dương gian. Cho nên, các gia đình có người thân chết khi chưa kết hôn sẽ tìm một thi hài khác hợp tuổi, tổ chức đám cưới và chôn chung để họ có đôi có cặp và không cảm thấy cô đơn ở cõi âm. Một số đứa trẻ chưa thành niên nhưng đã chết khiến cha mẹ cảm thấy rất là đau khổ. Họ cảm thấy đứa trẻ còn quá nhỏ, không thể chăm sóc bản thân tốt được và cũng không thể tự tìm kiếm người vợ, người chồng được. Vì thế cha mẹ sẽ tìm cho con mình một người vợ, người chồng để con có người chăm sóc, bầu bạn và từ đó cũng có thể giúp họ cảm thây thoải mái hơn, đỡ tiếc nuối hơn khi không được bầu bạn bên đứa con. Một nguyên nhân khác là do quan niệm mê tín về phong thủy. Người xưa rất quan tâm đến việc phong thủy của ngôi mộ tổ tiên. Họ cho rằng sự thịnh vượng của con cháu trong gia đình có liên quan mật thiết đến phong thủy của các ngôi mộ, vì vậy việc lựa chọn địa điểm xây dựng lăng mộ rất là quan trọng. Người xưa họ tin rằng sự xuất hiện của một ngôi mộ đơn độc sẽ ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của con cháu trong gia đình vì vậy gia đình sẽ làm hết sức mình để giúp người chết tổ chức một đám cưới. Một bên khác, đám cưới ma còn là một cơ hội để những người giàu phô trương sức mạnh của gia tộc và khoe khoang sự giàu có của gia đình. Muốn tổ chức được một đám cưới cho người đã khuất sẽ tốn rất nhiều công sức và của cải vì thế thường sẽ là những gia đình khá giả mới tổ chức đám cưới ma. Một đám cưới càng chỉnh chu, linh đình càng tốn nhiều của cải tiền bạc thì chứng tỏ gia đình đó rất giàu và có địa vị. 2.2 Lịch sử hình thành và phát triển Minh hôn Trung Quốc 2.1 Nhà Thương (hay nhà Ân) Ân Thương hay còn được biết đến là thời kỳ Tiên Tần (thời đại trước triều đại nhà Tần) được xem là khoảng thời gian Minh hôn bắt đầu xuất hiện khi có ghi chép trong Giáp cốt văn về việc Thương vương Thụ - vị vua cuối cùng của nhà Thương kết minh phụ (kết hôn với người phụ nữ đã mất). 2.3 Nhà Chu Trong thời đại tồn tại lâu đời nhất này, âm hôn được minh chứng thông qua “Chu lễ” - một trong ba quyển sách về tam lễ được liệt vào hàng kinh điển của Nho giáo đã cấm thực hiện Minh hôn. Điều này cho thấy rằng đã có một cuộc hôn nhân vào thời nhà Chu, vì vậy đã bị cấm bởi Chu lễ. 2.4 Nhà Hán Tiếp đó là nhà Hán, cuộc âm hôn nổi tiếng nhất thời đó là của Tào Xung - con trai Tào Tháo. Theo ghi chép của “Tam Quốc Chí Ngụy Thư Võ Văn THế Vương Công Truyền” (tập 20),Tào Tháo vì tiếc thương nhi tử mà hạ sính Chân tiểu thư cũng đã mất cho con trai và chôn họ cùng nhau. 2682
  3. 2.5 Nhà Đường Số lượng tổ chức Minh hôn tăng đột biến vào thời nhà Đường. Có 3 trường hợp được ghi trong "Sách Đường" và 10 trường hợp được tìm thấy trong các bia mộ đã được khai quật, tổng cộng là 13 trường hợp. Tất nhiên, Minh hôn chủ yếu phổ biến trong xã hội thường dân ở tầng lớp thấp hơn so với nhà quan lại. Một số lượng lớn các cuộc Minh hôn trong thời nhà Đường không được ghi trong sử sách cũng như không đượckhắc trong văn bia nên không thể điều tra. Tuy nhiên, những câu chuyện về Minh hôn trong các ghi chép thời Đường và tiểu thuyết huyền thoại có thể được coi là sự phản ánh của phong tục dân gian về nó. 2.6 Thời nhà Tống, Nguyên, Thanh Minh hôn phổ biến nhất vào thời nhà Tống, ngoài lời tường thuật trong quyển “Giấc mơ hôm qua” của Khang Dự thì còn có những quyển sách khác có nội dung về âm hôn như: “Nguyên sử Liệt nữ truyện” đã viết “ Nếu con trai hay anh em trong nhà chết đã đến tuổi kết hôn mà không có vợ thì có thể được chôn với xương của người con gái đã mất”, “Minh sử Liệt nữ truyện”, “Chuyến du hành của Marco Polo” - Tập 1 Chương 50,... Nhà Nguyên ngoài ghi chép trong “Nguyên sử Liệt nữ truyện” đã viết “ Nếu con trai hay anh em trong nhà chết đã đến tuổi kết hôn mà không có vợ thì có thể được chôn với xương của người con gái đã mất” thì minh hôn không những được chính phủ cho phép mà còn tở chức thành “ngày lễ chung”. Ví dụ, “Nguyên điển chương lại bộ niên giả cố ” ghi lại: “ Các quan chức vội về chịu tang dời táng lấy việc người chết làm trọng nên ngày đó sẽ được nghỉ phép”. Đến thời nhà Thanh, vì quan niệm xem trọng trinh tiết khiến phụ nữ tuẫn táng theo chồng làm minh hôn vẫn còn thịnh hành 2.7 Thời dân quốc Bắc Kinh vào cuối thời nhà Thanh và đầu thời Trung Hoa Dân Quốc vẫn còn sót lại những dấu tích của tục minh hôn. Có lúc người dân bị đánh thức vào ban đêm do tiếng trống ngoài đường. Sau thập niên 30, có những buổi lễ làm văn minh hơn với ban nhạc phương tây cùng ảnh của cô dâu. 3 CÁCH THỨC TỔ CHỨC MINH HÔN Minh hôn thường được tổ chức vào lúc chạng vạng hoặc đêm khuya. 3.1 Người chết với người chết Cha mẹ họ nhờ quỷ mai mối sau đó thì mới tiến hành xem quẻ. Nếu quẻ đồng ý cho cưới thì hồn ma của đôi nam nữ sẽ được cử hành hôn lễ, chôn cất hai người cùng một mộ. Họ sẽ được đại diện bằng hình nhân và đặt trên bàn thờ. Các nghi thức đều giống như đám cưới bình thường, chỉ có duy nhất quần áo và trang sức là đồ vàng mã được đốt sau lễ để cô dâu có thể hưởng dưới suối vàng. Người thân trong gia đình sẽ tặng quà cho vợ chồng mới cưới như đồ trang điểm, tiền mặt. Tất cả đều phải làm từ vàng mã để mong rằng họ có một cuộc sống hạnh phúc bên thế giới bên kia. Trong khi làm lễ. họ vẫn sẽ được đối xử như bình thường. Sau khi hôn lễ kết thúc, cả hai bên gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt để bốc mộ. Cô gái sẽ được chôn cạnh người con trai mà họ dạm hỏi. 2683
  4. 3.2 Người sống với người chết Khi không may một trong cô dâu hay chú rể chưa kết hôn qua đời thì người sống sẽ cầm ảnh của người đã khuất. Sau đó hình cô dâu hay chú rể đã khuất sẽ được đặt lên ghế sedan. Ngay cả khi đó chỉ là một bức ảnh, cha mẹ của người phụ nữ phải chạy theo chiếc ghế seden và khóc như con gái không muốn lấy chồng. Cũng giống như đám cưới thông thường. Cô dâu còn sống thì vẫn chùm khăn voan đỏ, mặc áo đỏ để tượng trưng cho hỷ sự và được trao vàng bạc, châu báu. Còn nếu chú rể còn sống thì thay vì đeo găng tay màu trắng thì trong đám cưới ma sẽ phải mang găng tay đen. Điều đặc biệt, sau hôn lễ, chú rể vẫn có thể lấy được người phụ nữ khác. Nhưng cô dâu thì không được, chỉ đành phải ở lại nhà chồng, chăm sóc gia đình và thờ cúng chồng. 4 KẾT LUẬN Hiện nay, Minh hôn đã được biết đến rộng rãi và được tìm hiểu khá nhiều bởi giới trẻ do tính tò mò về tập tục này. Nhiều người cho rằng nên xóa bỏ minh hôn với sự hiểu biết ít ỏi thông qua nhiều tin đồn, nhận xét xấu về tập tục này từ báo chí, các trang web mạng xã hội. Qua tìm hiểu, vốn dĩ minh hôn tổ chức với mục đích tốt nhưng đã dần trở nên ghê rợn, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho xã hội. Minh hôn là một tục lâu đời ở Trung Quốc, mặc dù đã bị ngăn cấm nhưng việc thực thi lệnh cấm và thay đổi cách thức của hủ tục không được suôn sẻ (như lệnh của chủ tịch Mao Trạch Đông vào những năm 50-60 cũng chỉ kéo dài được vài chục năm do sự mê tín dị đoan người dân), tại nhiều vùng nông thôn ở các tinh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc và Quảng Đông, “đám cưới ma” vẫn còn tồn tại. Vốn dĩ Minh hôn mang ý giúp người còn sống tưởng nhớ đến người đã khuất, mong muốn người đã khuất an lành bên kia thế giới , hóa giải vận rủi vì con chết trẻ khi chưa có hoặc chưa kịp cưới vợ (chồng). Hơn nữa, tổ chức minh hôn còn có thể giúp gia chủ phô trương quyền thế nên người dân sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mua “con dâu”, “con rể” cho người thân. Đồng tiền che mờ con mắt, cái ham danh của kẻ có quyền đã dấy động lòng tham, biến nhiều người trở thành kẻ không từ thủ đoạn, sẵn sàng làm điều trái với luân thường đạo lí để thỏa mãn lòng tham. Điều đó đặc biệt dẫn đến việc trộm cướp, buôn bán xác chết, thậm chí buôn người, nạn bắt cóc diễn ra mạnh mẽ. Cái xấu hoành hành trở thành tệ nạn không thể giải quyết. Để chấm dứt tệ nạn buộc phải cấm cản. Không ai muốn từ bỏ điều tốt đẹp, nhưng sự biến tướng lấn át sự tốt đẹp thì buộc phải từ bỏ để không gây hậu hoạn về sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://zh.wikipedia.org/, ngày cập nhật cuối 24/03/2021. [2] https://www.chinafolklore.org/, ngày cập nhật cuối 23/04/2021. [3] https://dauladailuc.com/, ngày cập nhật cuối 08/03/2021. [4] http://m.bk.wed114.cn/, ngày cập nhật cuối 23/04/2021. [5] http://m.qulishi.com/, ngày cập nhật cuối 23/04/2021. [6] http://scnews.newssc.org/, ngày cập nhật cuối 23/04/2021. [7] http://www.hotbak.net/, ngày cập nhật cuối 24/04/2021. [8] https://kienthuc.net.vn/, ngày cập nhật cuối 24/04/2021. 2684
nguon tai.lieu . vn