Xem mẫu

  1. TÌM HIỂU VỀ TRANG PHỤC NỮ THỜI ĐẠI NHÀ THANH TRUNG QUỐC Lê Thị Anh Thư Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Phương Anh TÓM TẮT Trung Quốc là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại với lịch sử hình thành và phát triển hàng nghìn năm qua các triều đại khác nhau. Nhắc đến văn hóa Trung Quốc, không thể không nhắc đến ẩm thực đa dạng , văn hóa thưởng trà tao nhã… và một trong những nét văn hóa rất riêng của nền văn hóa Trung Quốc là những bộ trang phục cổ trang từ hàng nghìn năm trước thay đổi qua từng thời kì lịch sử của đất nước cho đến những bộ Xường Xám hiện đại của ngày nay. Trong phạm vi bài báo này tác giả muốn tìm hiểu về những nét đặc sắc riêng của trang phục nữ giới, mà đặc biệt là trang phục nữ giới của triều đại nhà Thanh. Thông qua bài viết tác giả hy vọng có thể đi sâu tìm hiểu về những nét ấn tượng của những bộ trang phục và cách phục sức của nữ giới thời đại nhà Thanh, hi vọng bài viết sẽ đóng góp thêm một phần tài liệu tham khảo có giá trị cho những đọc giả quan tâm đến văn hóa Trung Quốc. Từ khóa: nhà Thanh, Mãn Thanh, trang phục, phục sức, nữ giới. 1 TRANG PHỤC NỮ TỬ NHÀ THANH Người Mãn Thanh vốn xuất thân trên yên ngựa cho nên đặc trưng chung của trang phục người Mãn Thanh là những bộ trang phục ôm sát. Phần tay áo ngắn và hẹp; thân áo thường hình chữ nhật và khá thanh mảnh; cổ áo hình yên ngựa, không có thắt lưng; nút được đặt trên mặt trước. Đặc biệt phụ nữ thích dùng quần hơn so với váy. Trang phục nữ giới thường gồm bên trên là một cái áo kiểu Hán hoặc một áo Mãn Châu, bên dưới là một cái váy hoặc một cái quần, thường là hai lớp hay nhiều hơn tùy theo thời tiết và hoàn cảnh. Lớp lót: có hai loại là hai mảnh và một mảnh. Lớp chính: thường có một số kiểu như sau: - Một cái áo ngắn đi kèm với váy dài, - Một cái áo đi kèm với váy hoặc quần, - Một cái áo ngắn đi kèm với quần, - Một bộ trang phục thời Minh, - Một bộ trang phục dành cho các học giả, 2763
  2. - Áo dài kiểu Mãn Châu, thường được mặc với áo cưỡi ngựa. Trên đây là một bộ thường phục của phụ nữ nhà Thanh, còn với các hậu phi thời nhà Thanh thì trang phục thường ngày hoặc không phải dịp quan trọng các hậu phi sẽ mặc Cát Phục. Trang phục này cũng giống như Thường phục, nhưng có thêm hoa văn và trang sức đẹp hơn rất nhiều, nên còn được gọi là Thải phục hay Hoa y. Một bộ cát phục bao gồm: - Long quái: áo mặc ngoài, có xẻ vạt, thân áo dài, ống tay tương đối dài, đều có màu xanh đen. Long quái của Hậu phi chỉ xẻ đằng sau, trong khi của Đế vương là xẻ cả trước sau. - Long bào: mặc bên trong, cũng là áo chính của bộ Cát phục. Áo cổ tròn, ống tay áo dạng Mã đề tụ, xẻ vạt trái phải, thân áo dài, viền cổ áo có hoa văn. Có thể chỉ cần mặc Long bào, không cần khoác Long quái. Thông thường chúng ta thường nghĩ rằng “Long bào” là để chỉ trang phục của hoàng thượng và ít ai biết đến cái tên long bào cũng được gọi cho áo chính của bộ cát phục. Thời nhà Thanh có sự phân biệt rất lớn về địa vị, giàu nghèo và sự phân biệt đó được thể hiện qua cả trang phục thông qua màu sắc phải khác nhau tùy theo địa vị. Thái hậu, Hoàng hậu và Hoàng quý phi có Long bào màu Minh hoàng. Kế đến tước Quý phi và Phi dùng màu Kim hoàng, còn Tần thì dùng màu Hương (màu nâu đất, trầm ấm). Với Long quái, tùy vào địa vị mà hoa văn sẽ có khác biệt. Long quái có thêu rồng vàng năm móng (Ngũ trảo kim long) được dành cho Hoàng hậu, Hoàng quý phi, quý phi và phi. Riêng tước Tần, phần vạt áo phải theo Quỳ ong – hình rồng lượn trong một hình tròn nhưng không quay chính diện. Và trong những dịp cực kì trọng đại, như lễ sắc phong hoặc đại lễ. Hậu phi sẽ sử dụng Triều phục, bộ trang phục này khá phức tạp, bao gồm: - Triều quan: mũ. - Kim ước: dây đeo trán để giữ triều quan. - Nhị: hoa tai. - Lãnh ước: kiềng trên cổ. - Triều châu: bộ dây ngọc khoác bên ngoài. - Thải thuế: dây rũ bằng vải trước ngực. - Triều quái: áo khoác mặc ngoài triều bào. - Triều bào: áo chính. - Triều váy: có 2 loại, có áo hoặc không. - Triều ủng: giày. 1.1 Mũ đội đầu Đây là một loại phụ kiện cho tóc nổi bật của phi tần và cung nữ thường thấy trong cung đình nhà Thanh. Chiếc mũ này được tạo ra thành hình lục giác bằng một miếng gỗ dẹt và dây kẽm, sau đó để lên đầu và dùng tóc cố định nó lại. Vì loại mũ đội đầu mới này chắc chắn 2764
  3. hơn, lại có thể gắn được nhiều loại trang sức hơn so với các kiểu tóc trước, nên rất được các phi tần cung nữ ưa chuộng và dần sử dụng rộng rãi. 1.2 Trâm cài tóc Đây là một trong những món đồ trang sức quen thuộc nhất đối với phụ nữ từ thời xưa. Đối với những người ở thời cổ đại, việc cài trâm mang ý nghĩa là một cô gái đã chính thức trở thành một người đã có chồng. Đến thời nhà Thanh, thì trâm cài tóc có nhiều kiểu dáng hơn, không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn có tính thực dụng rất cao, được làm bằng các chất liệu như: ngọc, phỉ thúy, mã não, vàng, bạc... Những loại chất liệu làm trâm này cũng phụ thuộc vào thân phận và cấp bậc trong xã hội hay trong gia đình, cung cấm của người phụ nữ. Trong khi trâm ngọc, trâm phỉ thúy, trâm vàng… dành cho phụ nữ những gia đình quan lại thương nhân giàu có thì những người phụ nữ có thân phận thấp kém hơn chỉ có thể cài trâm gỗ. 1.3 Lưu tô Lưu tô là loại trang sức dạng móc treo dài, có thể là một đoạn tua rua được gắn trên chiếc mũ lớn, cũng có thể là những chuỗi ngọc trai kết lại với nhau, dùng để gắn lên búi tóc của các phi tần hoặc đeo trên trang phục. Khi người phụ nữ đeo hoặc mang loại trang sức này trên người bước đi thì sợi dây cũng nhẹ nhàng đung đưa theo, mang lại cảm giác uyển chuyển "yểu điệu thục nữ", và đây cũng chính là mẫu hình tượng mà phụ nữ trong xã hội xưa ai ai cũng mong muốn có được. 1.4 Long hoa Long hoa là một chiếc khăn bằng lụa trắng, đây là phục sức đặc trưng của riêng phụ nữ Mãn Châu. Long Hoa chủ yếu có màu trắng và thường được làm bằng tơ lụa, vì vậy chỉ những người giàu có thời nhà Thanh mới có thể sử dụng. Việc sử dụng Long Hoa ngoài giúp cho các vị vua có thể thuận tiện hơn trong việc xác định cấp bậc của phi tử ra thì còn có một công dụng khác, đó chính là vì trang phục truyền thống của người Mãn vốn không có cổ áo, việc đeo thêm Long Hoa mang mục đích để tạo sự khác biệt giữa trang phục của nam giới và nữ giới, đồng thời tạo sự kín đáo hơn cho phần cổ của phụ nữ thời kỳ này. 1.5 Móng tay giả (Hộ giáp) Đây là một loại móng tay giả, là món đồ không thể thiếu đối với các vị phi tần ngày xưa, họ thường đeo nó ở ngón út và ngón áp út. Loại móng tay giả này còn được gọi là "hộ giáp", một loại trang sức xuất hiện từ thời Chiến quốc. Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng tóc, móng tay là của cha mẹ sinh ra, vì vậy tránh cắt đi mà cứ để chúng mọc dài tự nhiên.Tuy nhiên, không như tóc, móng tay quá dài sẽ dễ gãy hoặc bật móng. Chính vì vậy mà "hộ giáp" ra đời với mục đích bảo vệ cho những bộ móng này. Nhưng về sau, do móng tay dài gây quá nhiều bất tiện trong công việc, nên dần dần, chỉ có tầng lớp quý tộc mới có thể nuôi móng tay dài và dùng hộ giáp. Đến thời nhà Thanh, các loại hộ giáp đã trở thành món trang sức không thể thiếu của những phi tần trong hậu cung. Không chỉ bảo vệ móng tay, nó còn mang ý nghĩa là một loại dấu hiệu phân cấp địa vị, quyền lực. Cấp bậc càng cao thì chất liệu hộ giáp cũng sẽ càng quý giá và càng có giá trị. 2765
  4. 1.6 Giày Ở thời Trung Quốc cổ đại, hầu như phụ nữ ở trong cung đều mang giày "Hoa bồn để" dù trông nó rất khó giữ được cân bằng khi mang. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, có một truyền thống về cái đẹp được áp dụng rộng rãi, đó là tục bó chân của người phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ Mãn Châu lại không được phép làm như thế. Các hoàng đế nhà Thanh đã hạ lệnh cấm bó chân trong cung, nếu phát hiện ai bó chân sẽ bị đày đi xa. Các phi tần người Mãn rất yêu cái đẹp, một trong những cách để làm nổi bật bản thân chính là mang giày "Hoa bồn để", loại giày chỉ có một gót cao chính giữa rất khó giữ thăng bằng. Tuy nhiên chính vì cấu tạo này mà người mang giày này lại có dáng đi trông uyển chuyển hơn và vóc dáng trông cũng cao ráo, thon thả hơn nhiều. Nhưng cũng tương tự như trâm cài đầu, thường dân hoặc những gia đình nghèo họ chỉ có thể mang giày vải để thuận tiện làm việc. 2 KẾT LUẬN Thông qua bài báo hôm nay chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn được một phần nào về trang phục và phục sức của nữ tử thời đại nhà Thanh. Tuy chỉ qua phục trang, phục sức của một triều đại chúng ta cũng thêm hiểu được được phần nào lịch sử văn hóa của đất nước nghìn năm văn hiến. Có thể nói Trung Quốc là một đất nước lâu đời là cái nôi của nền văn hóa nhân loại với lịch sử hình thành và phát triển nghìn năm qua các triều đại khác nhau. Có thể thấy, từng chiếc khăn lụa, trâm cài, mũ đội đầu, những dải khăn cổ, từng dáng đi uyển chuyển trên những đôi giày đặc biệt của phụ nữ… đều là những nét rất riêng của trang phục nhà Thanh. Những bộ Xường Xám quốc phục của Trung quốc mà chúng ta đều rất thích, cũng xuất hiện từ thời nhà Thanh, thời đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Và cho dù trải qua biết bao nhiêu giai đoạn lịch sử thì trang phục và phục sức của phụ nữ luôn là món trang sức quý giá điểm tô thêm cho vẻ đẹp của người phụ nữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://tiengtrung.com/van-hoa-trung-quoc/trang-phuc-thoi-thanh.html [2] https://kenh14.vn/ban-tay-phi-tan-nha-thanh-luon-dinh-voi-loai-phuc-suc-nay-chac-ban- da-thay-nhieu-nhung-khong-biet-vi-sao-2018081808252005.chn 2766
nguon tai.lieu . vn