Xem mẫu

  1. Quan họ Quan họ là một làn điệu dân ca, một lối hát giao duyên nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam mà tập trung chủ yếu ở vùng Bắc Ninh-Kinh Bắc. Nội dung chính trong buổi hát quan họ thường là khi hai bên nam-nữ hát đối nhau. Bên nam gọi là liền anh, bên nữ gọi là liền chị. Các câu hát có thể được chuẩn bị sẵn, nhưng ra đến khi đối đáp nhau thì thường dựa trên khả năng ứng biến của hai bên. Các chàng trai, cô gái xứ sở quan họ hào hứng, hồi hộp đón chờ ngày hội làng, bởi trong những ngày hội đó, họ được thức thâu đêm, suốt sáng để được nghe, được hát và thi hát. Qua đó, họ học thêm ở nhau những câu ca, những làn điệu mới, họ tìm
  2. thấy ở nhau sự đồng cảm qua những ánh mắt, nụ cười. Quan họ hiện đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho Bộ Văn hóa Thông tin có kế hoạch lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Các loại làn điệu quan họ Các làn điệu quan họ cổ: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, cái ả, Gió mát trăng thanh, Tứ quý... Làng Quan họ quê tôi - Mối liên hệ giữa thi ca và âm nhạc Bài thơ Làng Quan họ của nhà thơ
  3. Phan Hách được sáng tác năm 1969 đầu tiên in trên báo Văn nghệ, đó là tâm tư, tình cảm của nhà thơ trước cuộc đời và cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng thời xuyên suốt đó là một không gian văn hóa Quan họ hiện lên trên từng lời thơ. Bài thơ đã được nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc năm 1978 thành bài hát Làng Quan họ quê tôi - một trong những bài hát đặc sắc và tiêu biểu cho sự ảnh hưởng của âm nhạc bác học đến dân ca. dân ca Quan họ có những mạch ngầm cảm xúc phù hợp với mạch cảm xúc của thi ca và đó cũng là mạch cảm xúc của con người Việt Nam. Chính giá trị nghệ thuật đó là nguồn thi hứng, nguồn chất liệu dồi dào để nhà thơ viết lên những vần thơ đậm chất Quan họ. Nguyễn Phan Hách sinh ra,
  4. lớn lên trên vùng quê Quan họ, là người say mê và am hiểu Quan họ. Chính tình yêu và tâm hồn đồng điệu với những làn điệu Quan họ đã khơi nguồn cảm xúc để nhà thơ viết bài Làng Quan họ, bài thơ đã tái hiện được những nét văn hóa cổ truyền của Quan họ với những: Tháng giêng mùa hát hội Áo nâu ướp hương trầm Nón thúng quai thao rủ Buông dài nếp xống thâm Đối với người dân vùng Kinh Bắc mùa xuân tháng giêng là mùa của lễ hội, tình yêu đôi lứa. Bài thơ nhắc đến những hình ảnh quen thuộc của Quan họ ở đấy là những câu ca, nón thúng quai thao, áo nâu, cửa đình, rồi đến hình ảnh chị cả tựa mạn thuyền, Quan họ về trao duyên... tất cả cho
  5. thấy một không gian văn hóa của người Kinh Bắc hiện lên trên trang thơ đầy ắp chất Quan họ. Bên cạnh đó Làng Quan họ còn là những vần thơ miêu tả về không khí chiến đấu chống Mỹ của dân tộc, lời ca Quan họ theo người chiến sỹ lên đường ra trận, người phụ nữ đưa chồng, tiễn người yêu cũng bằng câu hát: Em tiễn anh lên đường Đứng bên bờ em hát Muốn gửi đi theo anh Cả dòng sông trong mát. Với người Kinh Bắc câu ca Quan họ giờ đây không chỉ là câu hát đơn thuần trong những ngày lễ hội, nó còn là những tâm tư nguyện vọng, là tình cảm quê hương, là tình yêu đôi lứa và hơn hết được
  6. lồng vào tình yêu đất nước. Từ sáng tác của thi ca đến âm nhạc bác học là một quá trình sáng tạo và biến đổi. Đến năm 1978 bài thơ Làng Quan họ được nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc và có tên là Làng Quan họ quê tôi. Như vậy sau mười năm bài thơ tồn tại theo đúng nghĩa của một bài thơ, Làng Quan họ đã được chắp lời ca tiếng hát từ đó tồn tại trong một loại hình nghệ thuật mới. ở đây phải kể đến vai trò của người nhạc sĩ là rất quan trọng, Nguyễn Trọng Tạo đã thổi vào bài thơ một sức sống mới, một tâm hồn đồng điệu giữa thi ca và âm nhạc, từ đó tạo ra sự hài hòa cân đối và sâu lắng. Khi trở thành một tác phẩm âm nhạc, bài hát Làng Quan họ quê tôi đã có một sức sống mới, có sự biến đổi để phù hợp trong môi
  7. trường tồn tại của mình. Đối chiếu giữa hai văn bản của thơ ca và âm nhạc chúng ta rất dễ dàng nhận ra điều đó. Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã bắt được cái hồn của bài thơ, ông không lấy nguyên mẫu từng câu từng chữ trong Làng Quan họ, mà sử dụng những câu, những đoạn phù hợp với ý tưởng của mình. Cho đến nay bài hát Làng Quan họ quê tôi từ một tác phẩm âm nhạc bác học trở thành một bài hát dân ca, chính xác hơn là lẫn vào dân ca và tồn tại như một bài dân ca Quan họ, đây thật sự là một trường hợp hy hữu và rất đặc biệt. Có được điều này bởi trong Làng Quan họ quê tôi chứa đựng những yếu tố của Quan họ, từ lời ca đến nhạc điệu đều đạt đến chuẩn mực của một bài Quan họ với những câu thơ sâu lắng,
  8. duyên dáng và nhạc điệu nhẹ nhàng, tình tứ. Nhà thơ và người nhạc sĩ đã có sự đồng cảm, gắn tình yêu quê hương đất nước với tình yêu lứa đôi, gắn truyền thống với hiện tại. Từ Làng Quan họ đến Làng Quan họ quê tôi biểu hiện sự ảnh hưởng của Quan họ đối với thi ca, thi ca đối với âm nhạc bác học và âm nhạc bác học đối với dân ca (âm nhạc dân gian). Có thể nói đây là hiện tượng tiêu biểu cho ảnh hưởng của văn nghệ dân gian đến những sáng tác hiện đại và ngược lại. Hiếm có một loại hình nghệ thuật dân gian nào lại có được sự ảnh hưởng đến văn chương mạnh mẽ như Quan họ và cũng hiếm có một bài thơ nào lại được sáng tác và trở thành một bài dân ca Quan họ hay đến vậy. Bài hát Làng Quan
  9. họ quê tôi đã tồn tại trong những môi trường như thế. Theo BBN Quan họ làng Diềm Nếu như hội Lim được đông đảo khách thập phương biết đến bởi quy mô vùng miền, diễn ra trên phạm vi không gian rộng lớn thì lễ hội đền Vua Bà gói gọn trong một đơn vị hành chính nhỏ hẹp hơn, ấy là làng Diềm. Tuy vậy, đối với giới nghiên cứu văn hoá dân gian, đây mới là một lễ hội đậm đặc nét văn hoá Quan họ mà ít bị phân tán bởi các hoạt động bên lề. Trong 49 làng Quan họ gốc, chỉ ở Diềm mới có đền thờ Thủy tổ Quan họ gọi là đền Vua Bà. Theo tục lệ của làng, một năm có 4 tiết lệ chính là: Hội chùa (15 tháng Giêng âm lịch), Hội đền Vua Bà (6 -
  10. 2), Hội tát giếng (3 - 3), Hội đình (6 - 8), mỗi tiết lệ có một sắc thái riêng, trong đó Hội đền Vua Bà - kỷ niệm ngày Đức Vua Bà du xuân giáng hạ xuống Trang Viêm Xá là hoạt động có tính chất tâm linh truyền thống, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người dân miền Quan họ. Trong Hội đền Vua Bà truyền thống, dân làng tổ chức lấy nước từ giếng Ngọc để làm lễ bao sai, sau đó cử hành tế lễ. Đến tối tất cả các bọn Quan họ trong làng tụ tập trước cửa đền Vua Bà hát Quan họ với nội dung ca ngợi công đức của Người. Mỗi khi gặp hạn hán, người dân làng Diềm lại tổ chức lễ cầu đảo tại đền mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi, vật nuôi sinh sôi nảy nở. Hội đền Vua Bà mấy mươi năm nay không còn được tổ chức bài bản
  11. và đầy đủ như trước đây nữa song vẫn giữ nguyên giá trị tâm linh, đặc biệt là trong sinh hoạt văn hoá Quan họ ở 5 mặt hoạt động: Dân ca Quan họ, tục kết bạn Quan họ, văn hoá hành vi Quan họ, lễ hội Quan họ và tín ngưỡng Quan họ. Năm nay, phần Khai mạc lễ hội được tổ chức ngắn gọn, sau các tiết mục văn nghệ của chi Hội Người cao tuổi thôn, màn biểu diễn của của dàn nhạc gồm 9 trống, 4 chiêng do Viện Văn hoá - Thông tin (Bộ Văn hoá - Thông tin) trao tặng năm 2006 tạo ấn tượng đặc biệt. Tiếng trống hội muôn đời vẫn thế, dồn dập, rộn ràng thúc giục bước chân du khách mau về với hội để thưởng thức những giá trị văn hoá riêng có vùng Thủy tổ. Trong lễ hội đền Vua Bà, ở đâu du khách cũng nghe những giai điệu trầm
  12. bổng hội tụ đủ vang – rền – nền – nảy của người Quan họ. Dù là trong đền Cùng, đền Vua Bà, trên thuyền rồng hay ở “nhà chứa” của các bọn Quan họ thì những lời ca đằm thắm, mượt mà của Quan họ sở tại giao lưu với các làng kết bạn và khách thập phương vẫn làm mê đắm hồn người. Đến làng Diềm ngày thường đã thấy Quan họ là đặc trưng, ngày đông hội tưởng như là khí thở bởi người người hát Quan họ, nhà nhà hát Quan họ. Ngay tại trung tâm văn hoá của thôn, chúng tôi được thưởng thức “Khách đến chơi nhà” do 2 liền chị Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hải – cặp hát đối đạt giải Nhất 50 bài tại Hội thi Hát Quan họ đầu xuân Đinh Hợi trình bày. Quan họ giống như dòng suối cứ chảy mãi, chảy mãi được tiếp nối muôn đời. Du
  13. khách mọi miền tìm đến hội Diềm cũng bởi để thoả lòng mong ước được thẩm thấu thứ âm nhạc độc đáo ấy. Chị Trịnh Lan Ly công tác ở Hà Nội năm nào cũng ghé hội Diềm cất công tìm học cho được đôi ba làn điệu Quan họ cho biết “Tôi có thể thức thâu đêm để được nghe các liền anh, liền chị hát canh. Thật khó lý giải vì sao mình lại yêu thích đến thế lối hát truyền thống này, dường như có một sự giao hoà đặc biệt giữa tâm hồn những người hát để rồi lưu lại sau mỗi lần gặp mặt là nỗi vấn vương thật khó tả...” Hội đền Vua bà ít ồn ào mà sâu lắng, nhẹ nhàng, đúng như phong thái của người Quan họ. Lễ hội tôn vinh Đức Vua Bà đã không còn chỉ của riêng làng Quan họ
  14. Viêm Xá mà đã trở thành một tín ngưỡng độc đáo hướng về một vị nữ vương có công lớn khai sinh và truyền dạy sinh hoạt văn hoá Quan họ. Theo BBN Đôi điều về Công, Dung, Ngôn, Hạnh của phụ nữ Quan họ Trong lễ giáo xưa, những chuẩn mực để đánh giá người phụ nữ là Tam Tòng (Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử), Tứ Đức (Công, Dung, Ngôn, Hạnh). Trải qua tiến trình lịch sử, có những giá trị, chuẩn mực không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên, sự phát triển luôn gắn liền với tính kế thừa. Trong truyền thống và đương đại “Tứ Đức” của người phụ nữ
  15. Quan họ thể hiện như thế nào? Theo quan niệm xưa, Công là sự khéo léo của phụ nữ trong việc làm tại gia đình. Họ phải biết sắp xếp công việc sao cho hợp lý, việc gì cũng cần chu đáo, không chỉ khéo léo về nữ công gia chánh, đảm đang nội trợ mà còn phải biết “đối nội, đối ngoại” khôn khéo, nuôi dạy con cái khỏe mạnh, chăm ngoan. Sự tháo vát, nhanh nhạy của người phụ nữ Quan họ ngày xưa: “Gái Nội Duệ-Cầu Lim đẹp người, đẹp nết vẫn được ngợi ca “Bấy lâu con gái làng nhà/Đảm đang nức tiếng, tài hoa nhất vùng/Đã thạo dệt cửi, lại giỏi nữ công/Ngược xuôi Nam Bắc, gánh gồng bán buôn”. Người phụ nữ thời nay ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, họ không chỉ “đảm việc nhà” mà còn
  16. “giỏi việc nước”. Dung là sự hòa nhã trong sắc diện. Đó là vẻ đẹp của sự hài hòa giữa hình thức và tâm hồn. Thời thế thay đổi, song không ít chuẩn mực vẫn nguyên chân giá trị. Vẻ đẹp mang tính cổ truyền của người phụ nữ thời xưa “Những cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu tỏa nắng” không còn phù hợp với nhịp sống hiện đại nữa, nhưng có ai phủ nhận “Cái nết đánh chết cái đẹp”? Sắc đẹp là diễm phúc. Nhưng bản thân cái đẹp không phải là đức tính. Nữ tính là nét chung, chỉ cần gọn gàng, tinh tế trong cách ăn mặc, trang điểm, một vẻ mặt tươi tắn, phong thái cởi mở, khiêm nhường thì người phụ nữ đã đẹp lên rất nhiều trong mắt người khác giới. Về cách ăn mặc,
  17. trang phục truyền thống của người phụ nữ Kinh Bắc nói riêng và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung chủ yếu là áo, yếm, váy một kiểu. Ngày nay, sự giao thoa với cộng đồng thế giới và do công việc... đã khiến trang phục của chị em thật phong phú về cả màu sắc lẫn kiểu cách. Họ quan tâm xem mặc trang phục gì, khi nào và ở đâu để vừa đẹp lại vừa thuận tiện, thoải mái. Nếu là công chức, họ nhanh nhẹn, năng động với bộ vest công sở; nếu là công nhân ở các khu công nghiệp mặc bảo hộ lao động, cuốn gọn mái tóc dài duyên dáng để bảo đảm an toàn trong sản xuất... Tất cả thể hiện họ là phụ nữ của thế kỷ XXI, bao hàm trong chữ Dung là sự hòa quyện giữa tâm hồn và hình thức.
  18. Các cụ ta có câu “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”, lời nói có duyên bao giờ cũng gây được thiện cảm với người nghe. Ngôn trong Tứ Đức là lời nói dịu dàng, có duyên. Không thể phủ nhận sức thuyết phục của người phụ nữ mỗi khi lên tiếng khuyên chồng, dạy con ở nhà, cho đến dàn xếp công việc, thương lượng trong kinh doanh, buôn bán. Quan niệm về Ngôn của người con gái thời nay kế thừa, phát triển để phù hợp với sự giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài. Phụ nữ hôm nay vẫn “học ăn, học nói” để nói năng lịch thiệp, xã giao khéo léo, mạnh dạn, ứng xử thông minh và có kiến thức. Tìm về với sinh hoạt văn hóa Quan họ để thấy sự khéo léo của các liền chị. Quan họ mời nhau miếng trầu mà gửi
  19. biết bao nhiêu tình cảm “Cái miếng trầu ngon kết ngãi đá vàng/ Đá vàng là bạn trăm năm/Nguyện xin hảo hợp sắt cầm hòa hai/Trầu này thắm mãi không phai” Cái duyên của người Quan họ đã vấn vít bao khách thập phương khi đến với vùng đất Kinh Bắc-Bắc Ninh để mỗi mùa xuân-mùa trẩy hội cứ “đến hẹn lại lên”-“Quan họ trở ra về có nhớ đến chúng em chăng?/Ai đem người ngọc thung thăng chốn này/Quan họ trở ra về khăn áo người gửi lại đây/ Chữ nhớ thương em xếp để dạ này bao quên”. Chẳng phải chỉ ngày xưa mà cả thời nay, phụ nữ Kinh Bắc vận áo mớ ba mớ bảy, cất câu “Người ơi, người ở đừng về” với đầy đặn vang, rền, nền, nảy thì có ai mà không lưu luyến, vấn vương?
nguon tai.lieu . vn