Xem mẫu

  1. TÌM HIỂU VĂN HÓA NHẬT BẢN QUA CÁC BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA TRÊN ĐỒNG XU Trần Hữu Nhẩn, Trần Ngọc Điệp Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Thị Kim Chi, CN. Trần Thị Kiều Oanh TÓM TẮT Văn hóa của mỗi quốc gia luôn là phần linh hồn của quốc gia đó, nó được xây dựng trong suốt tiến trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, vì thế nó giải thích tại sao mỗi đất nước lại có một nền văn hóa khác nhau. Văn hóa Nhật Bản cũng mang những đặc trưng riêng biệt của nó, biểu tượng cho sức mạnh tinh thần của con người Nhật Bản. Mỗi đồng xu ở mỗi thời kỳ với mỗi giá trị khác nhau, nó không những là công cụ đánh dấu các cột mốc lịch sử mà còn là thước đo giá trị, là nơi lưu giữ cũng như truyền bá những nét văn hóa đặc trưng thông qua những biểu tượng được đ c trên các mặt của nó. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã dùng các phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu giữa những mốc lịch sử, các phong tục tập quán đặc trưng của người Nhật với các biểu tượng được khắc họa trên đồng xu 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 50 Yên, 100 Yên, 500 Yên, các loại đồng xu lưu niệm. Từ đó tìm ra ý nghĩa của các biểu tượng này và thông qua chúng, ta hiểu thêm về các nét văn hóa vô cùng đặc biệt của đất nước mặt trời mọc. Từ khóa: biểu tượng, đồng xu, Nhật Bản, văn hóa, ý nghĩa. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Với nền văn hóa đồ sộ và những nét đặc trưng riêng luôn ẩn mình sau những biểu tượng, Nhật Bản quả thật là một đất nước giàu văn hóa luôn khiến người khác tò mò và tìm hiểu. Là người thích việc tìm hiểu, nghiên cứu về các văn hóa Nhật Bản hay đơn giản hơn là yêu mến đất nước Mặt trời mọc, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định nghiên cứu về những biểu tượng trên các đồng xu Nhật Bản để tìm ra những giá trị văn hóa mà người dân xứ sở hoa anh đào đã gửi gắm vào. 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Khái niệm về “Văn hóa” Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” (tr. 27). 2910
  2. Văn hóa có bốn đặc tính cơ bản gồm: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh, tính lịch sử và các chức năng như: chức năng tổ chức xã hội, chức năng điều chỉnh xã hội, chức năng giao tiếp và chức năng giáo dục. 2.2 Khái niệm về “Biểu tượng” Biểu tượng là khái niệm dùng để chỉ một thực thể bao gồm hai mặt: mặt tồn tại cảm tính trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người (cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa có mối quan hệ nội tại, tất yếu với mặt tồn tại cảm tính đó nhưng không bị rút gọn trong những đặc điểm bản thể của sự tồn tại này (cái được biểu đạt). Biểu tượng văn hóa: là những thực thể vật chất hoặc tinh thần (sự vật, hành động, ý niệm...) có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó, tồn tại trong một tập hợp hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định: nghi lễ, hành vi kiêng kị, thần linh, ... Biểu tượng văn hóa là sự tồn tại ở bình diện phổ quát các biểu tượng phi trực quan. 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN 3.1 Tổng quan về biểu tượng văn hóa Nhật Bản Ngoài núi Phú Sĩ, hoa Anh đào, áo Kimono, món Sushi hay Samurai… còn có các văn hóa như văn hóa cúi đầu khi chào hỏi, ngồi seiza, trà đạo,… khi nhắc đến những điều này, người ta sẽ biết ngay đó chính là Nhật Bản. Bởi lẽ, chúng sẽ mang cho mình những nét đẹp, nét văn hóa đặc trưng và ý nghĩa riêng biệt của đất nước này. Những hình ảnh đó được gọi chung là biểu tượng văn hóa Nhật Bản. 3.2 Khái quát về Đồng xu Nhật Bản Đơn vị tiền tệ Nhật Bản là Yên, biểu tượng: ¥; ISO 4217: JPY; cũng được viết tắt là JP¥) là tiền tệ chính thức của Nhật Bản. Đây là loại tiền được giao dịch nhiều thứ ba trên thị trường ngoại hối sau đồng đô la Mỹ và đồng Euro. Nó cũng được sử dụng rộng rãi như một loại tiền tệ dự trữ sau đồng đô la Mỹ, đồng Euro và bảng Anh. Đồng Yên chính thức được sử dụng thông qua một đạo luật được ký vào ngày 27 tháng 6 năm 1871 bởi Chính phủ Minh Trị. Hiện tại đồng Yên có tất cả 10 mệnh giá khác nhau, được chia thành 2 loại là tiền xu kim loại và tiền giấy. Tiền xu kim loại gồm các mệnh giá: 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 50 Yên, 100 Yên và 500 Yên. Các loại tiền xu được làm từ nhiều loại kim loại khác nhau như: nhôm, đồng vàng, đồng xanh, đồng trắng, niken... Ngoài những đồng xu đang lưu với mục đích thương mại, Nhật Bản còn phát hành nhiều loại đồng xu mang tính lưu niệm, đánh dấu những sự kiện. 4 CÁC Ý NG ĨA VĂN HÓA QUA CÁC BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA NHẬT BẢN TRÊN ĐỒNG XU 4.1 Biểu tượng tâm linh, tín ngưỡng hoàng gia 4.1.1 Đồng xu 10 Yên Về mặt văn hóa, những đồng tiền này không được dùng làm đồ cúng trong đền thờ vì một từ khác của "10" là "too" (十), và một từ khác của "Yên" là "En" (円). Kết hợp các ký tự này thành "too-en" (遠 縁) cũng có thể hiểu là "vận mệnh xa". 2911
  3. Trên mặt trước của đồng 10 Yên là ngôi chùa Byodo-in ở Kyoto, Báu vật quốc gia năm 1951 và Di sản thế giới UNESCO năm 1994. Ngôi chùa này còn được biết đến với cái tên Phượng Hoàng Đường (Houou-do 鳳凰堂) do nhìn từ chính diện ngôi chùa giống như một chú chim đang sải cánh cùng với đó là những bức tượng phượng hoàng bằng vàng được đặt đối xứng trên mái nhà. Ngoài ra, bên trong ngôi chùa này còn chứa nhiều báo vật quốc gia như bức tượng Phật Amida, chiếc chuông quốc bảo, 14 bức tranh tường và ô cửa trang trí thể hiện những cảnh khác nhau về việc Amida xuống trần gian hay trần của hội trường được tạo nên bởi chiếc gương đồng lớn ở giữa giống một bông hoa có tám cánh và 86 chiếc gương đồng nhỏ hơn khác. 4.1.2 Đồng xu 50 Yên Số 50 được phát âm là “go-juu”, cách phát âm giống như từ có nghĩa là “5 lớp” hay “5 lần”. Mặc dù đồng 5 Yên luôn được biết đến là đồng tiền may mắn nhưng với đồng xu 50 Yên, phát âm là “go-juu-en” có nghĩa là “may mắn sẽ đến gấp 5 lần”. Đối với lỗ tròn ở giữa, nó tượng trưng cho tương lai với “một cái nhìn không bị cản trở”. Cũng vì vậy mà người Nhật thường ăn củ sen vào năm mới vì nó có nhiều lỗ như món: Chikuzenni, Su enkon,… Ở mặt sau đồng xu là hình ảnh hoa cúc. Đây không chỉ là Quốc hoa của Nhật Bản còn là biểu tượng cho uy quyền của Hoàng gia. Nó xuất hiện trên ngai vàng Takamikura hay Quốc huy Nhật bản với hình vẽ hoa cúc cách điệu có 16 cánh bằng nhau. Ngoài ra, Hoa cúc biểu tượng cho sự đầy đặn, phúc hậu, trường thọ và sự cao quý ở Nhật Bản. Nó cũng là biểu tượng của mùa thu, thu hoạch và thiện chí. 4.1.3 Đồng xu 100 Yên Trong văn hóa Nhật Bản, Sakura là hiện thân của vẻ đẹp và sự chết chóc. Hoa có vẻ đẹp mong manh rực rỡ khi nở rộ thành từng mảng, chính hình ảnh đó mang đến một thông điệp: “Con người dù ở trong hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải cố gắng vươn lên và không được đầu hàng số phận”. Thời gian tồn tại của một hoa anh đào kéo dài từ 7-15 ngày do vậy, loài hoa này biểu tượng cho sự ngắn ngủi bi thương của võ sĩ Samurai, những chiến binh của Nhật Bản thời phong kiến, những người sống theo Bushido “cách của chiến binh”). Ngoài biểu tượng đặc trưng cho sức sống mãnh liệt, cái đẹp, hoa anh đào còn biểu tượng cho sự khiêm nhường nhẫn nhịn. Truyền thống Nhật Bản có quy tắc, lễ nghi mà mọi người phải tuân theo tùy thuộc vào mối quan hệ xã hội, địa vị xã hội của từng người tham gia trong giao tiếp. 4.1.4 Đồng xu 500 Yên Mặt trước của đồng xu được thiết kế với hình ảnh lá tre và nhành quýt. Người Nhật tin rằng, tre là một loài cây bí hiểm và độc nhất vô nhị. Nó được xem là một loài cây thần thánh vì bên trong ruột rỗng của cây chính là chỗ ở của vị thần. ơn thế, Nhật Bản là đất nước phải hứng chịu nhiều thiên tai, động đất, nên người Nhật thường lựa chọn tre bởi nó có tính đàn hồi cao. Thông qua hình tượng tre, cũng thể hiện bản lĩnh, tính cách con người ở xứ sở mặt trời mọc. Sức khỏe, sức bền và sự dẻo dai của loài cây này được ví như chính bản lĩnh con người Nhật Bản. Chính lẽ đó, cây tre được xem là biểu tượng của sự phồn vinh, thuần khiết, thanh tao và sức sống mãnh liệt. 2912
  4. Bên cạnh lá tre, mặt đồng xu này còn có 2 cành cam quýt gọi là Tachibana. Đây là một loại trái cây luôn tỏa sáng, nó được coi là biểu tượng của cuộc sống lâu dài và điềm lành từ thời xưa do luôn có lá dày đặc bất kể thời tiết như thế nào. Trong lễ hội Búp bê (Hina matsuri), cây Tachibana được bày trí bên góc phải tầng thứ ba của kệ bày Búp bê (Hinadan) đại diện cho sự no đủ và tài lộc cũng như cuộc sống trường thọ. Trái lại là mặt sau, đồng xu 500 Yên này được thiết kế với hình ảnh cây ngô đồng (hay Paulownia) người Nhật còn gọi nó là Kiri. Từ lâu đã được tôn sùng như một loài cây tốt lành và một loài cây mang lại hạnh phúc. Với giá trị thực tế cao, loại cây này từ lâu đã được sử dụng làm nhạc cụ như Biwa và Koto, người Nhật còn sử dụng làm đồ nội thất,họ đã tạo ra một chiếc gương (Nagamochi) để bảo quản Kimono, quần áo hay các đồ vật giá trị. Trong làm đẹp, các Geisha cũng sử dụng một nhánh cây Paulownia mỏng, được xử lý đặc biệt và sấy khô, họ dùng để trang điểm cho lông mày. Mặt khác, cây ngô đồng từ lâu đã được hoàng tộc sử dụng như một thứ hạng cao nhất trong các loại Gia huy. Câu chuyện về Hoàng đế Go-Daigo gửi một con dấu Paulownia cho Takauji Ashikaga rất nổi tiếng hay Gia huy của Toyotomi Hideyoshi, Taiko paulownia, Nakamura, cũng được nhiều người biết đến. Ngoài ra nó được sử để trang trí các tài liệu như thị thực và hộ chiếu các vật dụng trong dinh thự chính thức của Thủ tướng và tấm gắn trên bục dành cho Thủ tướng. ơn nữa hình ảnh Paulownia còn hiện diện trên Order of the Rising Sun. 4.2 Biểu tượng văn hóa nông nghiệp 4.2.1 Đồng xu 5 Yên Mặt trước đồng xu mô tả một cây lúa mọc ra từ nước với dòng chữ "Năm Yên" viết bằng Kanji, mặt sau được đóng dấu chữ "Nhật Bản" và năm phát hành, cũng bằng Kanji, được tách biệt bằng hai nhánh cây non. Lúa nước (Inoha) dành cho Nông nghiệp, nước dành cho Ngư nghiệp, và bánh răng dành cho Công nghiệp, các yếu tố chính của nền kinh tế Nhật Bản lúc bấy giờ. Mặt sau đồng xu có biểu tượng chồi non (Futaba) đại diện cho Lâm nghiệp. ơn thế là hình ảnh chồi non được cho là Nhật Bản, quốc gia được tái sinh thành một quốc gia Dân chủ (Minshukokka) sau chiến tranh. Cụm từ tiếng Nhật "năm yên," (五円-go en) là từ đồng âm khác nghĩa với go-en (御縁 - ngự duyên), "en" (duyên) là từ chỉ một sự kết giao hoặc mối quan hệ mang tính nhân quả và "go" (ngự) là một tiền tố kính ngữ mang tính tôn trọng. Do vậy, đồng xu 5 Yên thường được dùng làm tiền công đức tại các đền thờ Thần đạo để cầu cho thần linh phù hộ và người ta thường hay để một đồng xu 5 Yên vào ví tiền mới nhằm cầu điều tốt lành. Đồng xu 5 Yên đôi khi cũng được tặng như những món quà "may mắn" gọi là "Otoshidama"(年 玉) vào năm mới. 4.2.2 Đồng xu 100 Yên Đồng xu 100 Yên không chỉ mang hình ảnh hoa Sakura, quốc hoa của xứ sở Mặt trời mọc mang biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, sự khiêm nhường và nhẫn nhịn mà hơn nữa, Sakura cũng được tôn sùng như một biểu tượng của sự tái sinh. Hoa anh đào được phát âm là "Sakura" trong tiếng Nhật. "Sa" có nghĩa là gạo. Hoa anh đào được cho là đại diện cho các vị thần Núi đã hóa thân thành thần Lúa trong tôn giáo dân gian 2913
  5. Nhật Bản. Từ lâu lịch sử đã ghi lại, sự nở hoa của hoa anh đào là dấu hiệu để bắt đầu Nông nghiệp. Vì vậy, hoa anh đào rất quan trọng đối với người nông dân. 4.3 Biểu tượng khác 4.3.1 Đồng xu 1 Yên Mặt trước và mặt sau của đồng xu 1 Yên được thiết kế bởi những người khác nhau. Hình ảnh "Wakagi" tức “cây non“ được Masami Nakamura thiết kế ở mặt trước của đồng xu tượng trưng cho sự phát triển của Nhật Bản sau khi phục hồi sau cuộc hỗn loạn thời hậu chiến. Mặt sau đồng xu có hình số "1" trong một vòng tròn ( biểu trưng cho mặt trời) đại diện cho một Yên được thiết kế bởi Tojio Takashima. Bộ Tài chính mô tả thiết kế này là “một thiết kế khiến chúng tôi cảm thấy hy vọng vào tương lai, phù hợp với mục tiêu tái thiết sau chiến tranh của Nhật Bản “ và quyết định áp dụng thiết kế này. Với hy vọng giống như cây non, sớm ngày phát triển và vươn lên dẫn đầu Thế giới. 4.3.2 Đồng xu lưu niệm Song song với các đồng xu đang lưu hành được kể trên, Nhật Bản còn lưu hành nhiều đồng xu với mục đích lưu niệm các sự kiện mang tầm Quốc gia như: lễ đăng cơ của Hoàng đế, kỉ niệm ngày cưới của Thái tử, khai trương các sân bay, kỷ niệm dự án tiết thiết trận động đất phía đông Nhật Bản, các sự kiện thê thao như Olympic, WorldCup,… Các đồng xu này được sản xuất với số lượng nhất định và mệnh giá lên đến 10.000 Yên, làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Với từng sự kiện, từng loại đồng xu sẽ mang cho mình những biểu tượng riêng biệt đậm nét văn hóa, đặc trưng cho từng sự kiện ấy. Không những tạo dấu ấn cho sự kiện mà nó còn là phương tiện để quảng bá văn hóa nước nhà. 5 KẾT LUẬN Qua tất cả sự tìm hiểu và phân tích, ta có thể hiểu thêm phần nào về ý nghĩa của các biểu tượng văn hóa cũng như sự đa dạng của văn hóa Nhật Bản thông qua các biểu tượng trên đồng xu. Trên từng biểu tượng, ta thấy được không chỉ một mà là nhiều ý nghĩa khác nhau, ngoài mang những nét riêng của nền văn hóa Nhật Bản mà các biểu tượng này còn mang cả tính dân tộc, đại diện cho con người ở xứ sở Phù tang. Không chỉ riêng những đồng xu Nhật Bản nói riêng và tiền tệ Nhật Bản nói chung mà trên Thế giới, chúng tôi tin rằng còn rất nhiều nét văn hóa đang ẩn mình qua các biểu tượng được in ấn trên tiền tệ đang chờ chúng ta khám phá. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trích dẫn [1] Trần Ngọc Thêm, Những vấn đề văn hóa học, lý luận và ứng dụng, NXB. Văn hóa – Văn nghệ, 2013. [2] Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB. TP Hồ Chí Minh, 1997. 2914
  6. [3] Jean Chevalier & Alain Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hóa Thế Giới, NXB. Đà Nẵng, 2016. [4] Vũ Hữu Nghị dịch, Văn hóa Nhật Bản, Alphabooks & NXB. Thế Giới, 2014. Tài liệu trực tuyến [5] Nguyễn Loan, Tsunagu Japan, “Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử và những địa danh đã xuất hiện trên tiền Nhật Bản”, 2020. [6] https://www.tsunagujapan.com/vi/a-guide-to-japanese-currency/ [7] Mark Cartwright, World History Encyclopedia, “Byo o-in”, 2017. [8] https://www.worldhistory.org/Byodo- in/#:~:text=Byodo%2Din%20was%20originally%20dedicated,a%20joint%20Jodo%2DT endai%20temple. [9] Helen, “The Meaning of Cherry Blossoms in Japan: Life, Death and enewal”, 2016. [10] https://notwithoutmypassport.com/cherry-blossom-meaning-in-japan/ [11] Haato, Haato “Ý nghĩa rất thú vị về các đồng Yên Nhật Bảnー円”, 2020. [12] https://www.haato.edu.vn/y-nghia-rat-thu-vi-ve-cac-dong-yen-nhat- ban%E3%83%BC%E5%86%86/ [13] Hildred, Winder Wisdom, “The Japanese Yen: Designs and Denominations”, 2018. [14] https://wanderwisdom.com/travel-destinations/The-Japanese-Yen-Designs-and- Denominations [15] Sota, Báo Kilala, “Tìm hiểu nước Nhật qua amon”, 2017. [16] https://kilala.vn/van-hoa-nhat/tim-hieu-nuoc-nhat-qua- kamon.html?fbclid=IwAR0l0zybCE3zE5Z8fOwFk9Lsi3N2VaH-c- PZ8m2VUE5NSt682KIrrwwip9E 2915
nguon tai.lieu . vn