Xem mẫu

  1. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ THỦ CÔNG CỦA NHẬT BẢN, BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Nguyễn Cẩm Nhung, Lý Lâm Như, Nguyễn Thị Thúy Na Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lưu Thế Bảo Anh, CN. Phạm Lê Uyên TÓM TẮT Nói đến “nghề thủ công truyền thống” của Nhật Bản, thế giới không khỏi khâm phục kỹ thuật tinh xảo của quá trình chế tác cũng như sự tinh tế trong hình dáng của mỗi sản phẩm. Để có được những sản phẩm có tính văn hoá mang bản sắc dân tộc độc đáo, người thợ thủ công Nhật bản đã khổ công rèn luyện, dày công sáng tạo trong quá trình lâu dài. Hiện nay, nghề truyền thống đang cùng với các tài sản văn hóa vật chất và tinh thần khác tạo dựng nên một nền tảng văn hóa dân tộc bền vững cho sự phát triển của xã hội và con người Nhật Bản. Cũng giống như Nhật Bản, Việt Nam có kho tàng văn hoá quý báu, đó là hàng trăm nghề thủ công truyền thống với hàng ngàn chủng loại sản phẩm đa dạng đã đóng góp tích cực cho văn hoá tiêu dùng hiện tại. Song, với lối sống đô thị hiện đại đang nhanh chóng làm mất đi ý thức tiêu dùng truyền thống trong phần lớn dân chúng, nghề thủ công truyền thống đang đứng trước nhiều thử thách khó khăn. Từ khóa: nghề thủ công, gốm sứ, dệt, giấy, giải pháp cho làng nghề. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vào thế kỉ XX, một cuộc cách mạng công nghiệp mới đã xuất hiện, được gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0 (lần thứ tư). Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới. Đây là cơ hội để một quốc gia có thể phát triển công nghệ, tiềm lực và nâng cao vị thế trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên cùng đi với việc công nghệ phát triển, đặc biệt là với tốc độ chóng mặt như những năm gần đây thì con người càng có thêm nhiều áp lực, phải “cạnh tranh” với máy móc và trí tuệ nhân tạo. Trong dòng chảy của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Dù được John McCarthy – nhà khoa học máy tính người Mỹ đề cập lần đầu tiên vào những năm 1950 nhưng đến ngày nay thuật ngữ trí tuệ nhân tạo mới thực sự được biết đến rộng rãi và được các “ông lớn” của làng công nghệ chạy đua phát triển. Có thể kể đến như Google, Apple, Facebook, Microsoft, IBM...Theo báo cáo của công ty kiểm toán và tư vấn tài chính PwC, đến năm 2030, GDP toàn cầu sẽ tăng thêm 14% nhờ sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo. Điều này vô hình trung khiến thế hệ trẻ chuộng những ngành nghề liên quan đến công nghệ hoặc kinh tế hơn là các ngành nghề thủ công. Các nghề thủ công dần bị cho vào quên lãng. Bảo tồn và phát triển các nghề thủ công và giá trị 2899
  2. truyền thống là một vấn đề mà tất cả quốc gia trên thế giới nói chung đều phải giải quyết, trong đó Nhật Bản và Việt Nam, hai quốc gia có truyền thống lâu đời, cũng không ngoại lệ. 2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1 Khái niệm gốm sứ Gốm là những sản phẩm làm từ đất sét và những hỗn hợp của nó với các phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ, được nung qua lửa. Và theo nghĩa rộng, gốm là những sản phẩm được sản xuất bằng cách nung nguyên liệu dạng bột bao gồm các khoáng chất thiên nhiên và các chất vô cơ tổng hợp, kể cả kim loại. Nguyên liệu để sản xuất gốm thường là đất sét hoặc cao lanh. Sứ được biết đến là vật liệu gốm mịn được tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu (gồm có đất sét ở dạng cao lanh), với nhiệt độ khoảng 1200 độ C - 14000 độ C. Thông thường, sứ được dùng để sản xuất đồ dùng gia dụng, đồ mỹ nghệ hoặc trong xây dựng. 2.2 Khái niệm dệt Dệt là một phương pháp sản xuất vải may mặc trong đó hai tập hợp chỉ được đan xen nhau theo các góc vuông để tạo thành một tấm vải. Các sợi dệt đan dọc, ngang,…xen kẽ nhau được gọi là kiểu dệt. Phần lớn các sản phẩm dệt được tạo ra theo ba cách cơ bản: dệt trơn, dệt sa tanh hoặc dệt chéo. Vải dệt thoi có thể là vải trơn (một màu hoặc hoa văn đơn giản), hoặc được dùng để trang trí nghệ thuật. 2.3 Khái niệm giấy Giấy là một loại vật liệu mỏng được làm từ chất dày từ vài trăm µm đến vài cm,thường có nguồn gốc thực vật và được tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hidro không có chất kết dính. Loại giấy quan trọng nhất về văn hóa là giấy viết. Bên cạnh đó giấy được sử dụng làm vật liệu bao bì, trong nội thất như giấy dán tường, giấy vệ sinh hay thủ công trang trí, đặc biệt là ở Nhật Bản và Trung Quốc. 3 THỰC TRẠNG NGHỀ THỦ CÔNG 3.1 Nghề gốm sứ Tại Nhật Bản: Trong lịch sử phát triển của Nhật Bản, có một giai đoạn nghề gốm sứ lâm vào khủng hoảng lớn. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng không phải là nguyên nhân thường được nói đến là "không đủ đất sét và đá" mà là do mất khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Giá trị sản xuất gốm sứ hàng ngày trong nước đã giảm hơn 60% trong hơn 10 năm và thường bị các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác vượt qua về giá trị. Người dân trong các khu vực sản xuất có cảm giác khủng hoảng đã bắt đầu đưa khoa học và công nghệ mới nhất vào các nghề thủ công truyền thống để tạo ra sản phẩm tốt và mở ra các kênh bán hàng và sử dụng mới. Làn sóng “gốm sứ công nghệ cao” hiện đang lan rộng khắp cả nước. Tại Việt Nam: Nhận định về ngành sản xuất gốm Việt Nam, bà Jottede Koning, Trường Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan) cho rằng, nghề gốm của Việt Nam gồm những công ty vừa và nhỏ ở các làng nghề đang phát triển theo xu hướng phân hóa, phát triển chậm. Các hộ gia đình đang gặp 2900
  3. nhiều khó khăn và đang dần dần tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. Chỉ còn lại một số hộ tiếp tục nghề của cha ông, nhưng họ lại đi theo những dòng sản phẩm thiếu vắng những giá trị, kỹ năng truyền thống của làng nghề. Cùng với sự giao thương quốc tế ngày càng mạnh nên dẫn đến nhiều khó khăn cho sự phát triển của sản phẩm thủ công trong nước. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được các sản phẩm của những nước như Nhật, hay Trung Quốc được nhập về và bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Chưa kể đến là chúng được bán với mức giá vừa phải, hợp túi tiền của người Việt. Vừa được thương hiệu là hàng “ngoại nhập”, lại vừa được sở hữu chúng với mức giá vừa phải thì chắc hẳn không người Việt nào mà lại không sẵn sàng bỏ túi tiền của mình ra để sắm một món đồ gốm“hàng nhập” giá rẻ. 3.2 Nghề giấy Tại Nhật Bản: Giấy thủ công Nhật Bản được bắt nguồn từ sâu trong phong cách sống của người Nhật Bản. Họ rất tự hào và xem việc thúc đẩy sự phát triển của nó ngày càng quan trọng. Mặc dù có sự thay đổi thời gian theo từng giai đoạn lịch sử nhưng hiện nay nhu cầu sử dụng giấy thủ công ở Nhật Bản vẫn không hề giảm, nó vẫn là một vật dụng không thể thiếu đối với người Nhật. Hiện nay thì giấy thủ công vẫn được rất nhiều người ưa chuông và được ứng dụng trong nhiều loại hình nghệ thuật như Kirigami (nghệ thuật cắt giấy), Origami (nghệ thuật gấp giấy),… Tại Việt Nam: Do nhu cầu xã hội và sự thay đổi về công nghệ sản xuất giấy hiện đại đã khiến nghề làm giấy Dó cổ truyền của Yên Thái và nghề làm giấy Sắc của Nghĩa Đô đã có một thời vinh quang nhưng nay đã tàn lụi và mất hẳn. Tiếng chày giã dó ở làng Yên Thái, tiếng nghề giấy Sắc ở Nghĩa Đô còn vọng mãi trong tiềm thức của nhiều lớp người Hà Nội, chắc hẳn không thể chỉ là những kỷ niệm để người ta nhớ về như những phút hoài cổ đầy luyến tiếc. Tuy nhiên để gìn giữ những đạo sắc, tài liệu quý đã được ông cha ta gìn giữ trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, thiết nghĩ chúng ta cần khôi phục lại nghề làm giấy này trong một phạm vi nhỏ để vừa duy trì một nghề đã có lâu đời, vừa phục vụ cho một số nhu cầu tu bổ, phục chế, bảo hiểm tài liệu lưu trữ. Để làm được điều đó đòi hỏi có sự quan tâm, đầu tư và phối hợp của các cơ quan chính quyền địa phương, cơ quan quản lí nhà nước về văn hóa, lưu trữ; cơ quan nghiên cứu, nhà nghiên cứu và các cá nhân, gia đình, dòng họ cùng phối hợp và biết giữ gìn và phát huy hai yếu tố cổ truyền và hiện đại mới có thể gìn giữ và bảo tồn một nghề truyền thống đầy tinh hoa này. Điều này thực sự cần thiết và phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước. 3.3 Nghề dệt Tại Nhật Bản: Đây là một ngành nghề truyền thống quan trọng của Nhật Bản bởi tính ứng dụng cao của nó trong đời sống của mỗi người dân nơi đây. Các sản phẩm từ nghề dệt có mặt ở khắp nơi, quần áo, khăn, mũ,... Trong 10 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của 2901
  4. Internet, các làng nghề dệt truyền thống của Nhật Bản có cơ hội được quảng bá các sản phẩm của họ với thế giới. Có thể nói tới nghề dệt Nishijin Ori. Một công ty ở Shiga đang nỗ lực quảng bá nghề thủ công cổ xưa này bằng cách áp dụng để sản xuất các sản phẩm phù hợp với cuộc sống hiện đại, gọi chung là Kiyohara Orimono. Công ty cũng cung cấp các video hậu trường để mọi người có thể thấy được quá trình dệt và hình dạng móng tay độc đáo của các thợ thủ công. Tại Việt Nam: Hàng chục năm nay, nhóm phụ nữ 30 người tại xã Tabhing (Nam Giang, Quảng Nam) cố vực dậy làng nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu hàng trăm năm tuổi nhưng đang đối diện với nguy cơ bị mai một. Nếu như trước đây, một tấm vải thổ cẩm (khoảng 1 mét) đổi được một chiếc “nồi bảy” (loại nồi đ c bằng đồng rất có giá trị), thì nay chỉ bán được . đồng, trong khi tiền chỉ để dệt đã chiếm 40.000 đồng. Dệt trên 10 ngày mới xong một tấm, tính ra ngày công kiếm được 10.000- 12.000 đồng. Ngoài thu nhập thấp, đầu ra của các sản phẩm vẫn hết sức hạn chế so với tiềm năng, thế mạnh làng nghề. Hiện nay nhiều tỉnh đều có HTX dệt thổ cẩm, nhưng qua tìm hiểu thì đều trong tình trạng sống dở chết dở. Chị H'Miriam tâm sự: “ ình là người Ê đê, biết dệt vải từ thuở lên 10 tuổi, mấy chục năm nay gắn bó, nay phải rời xa khung cửi để làm việc khác, tiếc lắm! Gắn kết du lịch với làng nghề truyền thống là một hướng đi đ ng đắn của các cấp chính quyền. Nhưng không phải lập ra HTX, làng nghề để rồi buông tay để họ tự bơi giữa dòng và không biết bấu víu vào đâu". 4 BIỆN PHÁP 4.1 Nghề gốm sứ Cần tạo cơ chế hỗ trợ để xây dựng, hình thành các trung tâm xử lý và chuẩn hóa nguyên liệu ngành gốm đồng bộ đối với ngành gốm sứ nói chung, làng nghề gốm sứ nói riêng. Cần quy hoạch một số trung tâm nguyên liệu gốm sứ lớn và tập trung để phục vụ các làng nghề gốm sứ của cả nước. Cùng đó, tạo cơ chế thuận lợi và quy hoạch các vùng sản xuất gốm tập trung để bảo tồn các trung tâm sản xuất gốm và giảm thiểu tác động của sản xuất gốm đến môi trường. Nhân rộng mô hình khu công nghiệp làng nghề gốm ở Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội… Hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện điều kiện sản xuất để đáp ứng được các nhu cầu hợp chuẩn của thế giới, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại… 4.2 Nghề giấy Xuất phát điểm của việc bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam và Nhật Bản là khác nhau: Nhật Bản tìm thấy ở nghề thủ công truyền thống sự cân bằng các giá trị cuộc sống giữa hiện tại và quá khứ, giải pháp để phục hồi sức sống cho khu vực nông thôn, ngăn chặn sự di dân ra các thành phố lớn...; còn Việt Nam lại cần phát triển nghề thủ công truyền thống để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn, đồng thời đóng góp vào xuất khẩu, tăng GDP... Chính vì vậy, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của Nhật Bản ở những giải pháp mang tính hệ thống, đó là: 2902
  5. Trước hết, cần xây dựng một hệ thống Luật và chính sách đồng bộ, thành lập Hội đồng thẩm định nhằm tìm kiếm, khôi phục và phát triển những nghề thủ công truyền thống đã bị mai một. Chính sách và Luật là nền tảng pháp lý để các cấp, các ngành và toàn dân thực hiện việc bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống. Tất nhiên, việc đánh giá phải được thực hiện bởi một Hội đồng chuyên môn, có sự tham gia của các nhà sản xuất, quản lý, kinh doanh thuộc lĩnh vực nghề thủ công truyền thống. Nâng cao nhận thức của người dân trong việc yêu mến và tin dùng sản phẩm thủ công truyền thống, xây dựng ý thức bảo vệ nghề thủ công truyền thống như một “báu vật”của quê hương. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc chưa coi trọng bảo tồn nghề thủ công truyền thống ở nước ta là do nghề thủ công truyền thống chưa được nhìn nhận đ ng với giá trị vốn có của nó - là “ i sản văn hóa dân tộc”, việc dạy nghề và làm nghề mới chỉ được tiến hành như một phương thức để giải quyết công ăn việc làm cho lao động ư thừa ở vùng nông thôn. Vì vậy, cần tuyên truyền để mọi người dân có sự hiểu biết nhất định về nghề thủ công truyền thống, đưa nội dung giáo dục lòng tự hào và yêu mến nghề thủ công truyền thống vào chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam. 4.3 Nghề dệt Đối với các nghệ nhân làng nghề truyền thống, không ai muốn nghề đã theo họ cả đời bị mai một dần. Vì thế họ luôn chăm chỉ, tìm và sáng tạo ra nhiều biện pháp để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Các nghệ nhân mong muốn, các mặt hàng thổ cẩm sẽ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ thời trang đến đồ hoạ và cả trang trí nội thất… Và tất nhiên không thể không kể đến vai trò của thổ cẩm như một mặt hàng lưu niệm đậm chất dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong du lịch và kinh tế Việt Nam. Theo những người tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm, để cứu được nghề truyền thống này trước nguy cơ mai một, cần phải có chính sách từ các cấp chính quyền. Cụ thể, cần phải xây dựng các làng nghề thổ cẩm thành các điểm đến tham quan cho khách du lịch, phải coi nghề dệt thổ cẩm là một sản phẩm du lịch, lấy việc phục vụ du khách là chủ yếu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cambridge Dictionary “ an icraft” khai thác từ https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/handicraft [2] Ngô ương Lan (07/11/2015) “Nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm gì từ Nhật Bản - Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á” khai thác từ http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=975 [3] Nguyễn Bình Minh (23/10/2013) “Sản xuất gốm sứ: Vẫn loay hoay trong khó khăn- Người đồng hành với mọi quyết định” khai thác từ https://ndh.vn/chuyen-thuong- truong/san-xuat-gom-su-van-loay-hoay-trong-kho-khan-1188844.html [4] Nhiều tác giả (14/11/2018) “Gốm là gì? Sứ là gì? Gốm sứ tiếng Anh nghĩa là gì? Sứ Minh Châu” khai thác từ https://suminhchau.vn/gom-la-gi-su-la-gi-gom-su-tieng-anh- nghia-la-gi.html 2903
  6. [5] Nhiều tác giả (18/04/2018). “Những điều bạn chưa biết về giấy thủ công Nhật Bản và cách phát triển nó 1000 năm qua” khai thác từ http://www.monnhatban.com/vanhoa/thu-cong-nhat-ban/nhung-dieu-ban-chua-biet-ve- giay-thu-cong-nhat-ban [6] Nhiều tác giả (23/04/2017). “Những khó khăn với nghề gốm tại Bàu Tr c” khai thác từ http://chuyengom.blogspot.com/2017/04/nhung-kho-khan-voi-nghe-gom-tai-bau- truc.html [7] Quang Huy (14/11/2019) “Phong trào Mingei và sự trỗi dậy của nghề thủ công truyền thống Nhật Bản - Hà Nội Mới” khai thác từ http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chuyen- la/950343/phong-trao-mingei-va-su-troi-day-cua-nghe-thu-cong-truyen-thong-nhat- ban? [8] Sacchan (21/08/2020) “Nghề dệt cổ xưa Nhật Bản tạo nên nhờ móng tay lởm chởm kỳ lạ của thợ thủ công - Japo - Cổng thông tin Nhật Bản”. Khai thác từ https://japo.vn/contents/van-hoa/truyen-thong/115916.html [9] Tâm, M. (18/06/2020) “Tại sao trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi thế giới trong tương lai? Công ty Tư vấn Giáo dục Mạng lưới Quốc tế” khai thác từ https://duhocinec.com/tai- sao-tri-tue-nhan-tao-ai-se-thay-doi-the-gioi-trong-tuong-lai/ [10] Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (25/07/2011) “Vấn đề bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống ở Nhật Bản - IN S” khai thác từ http://www.inas.gov.vn/84-van-de- bao-ton-va-phat-trien-nghe-thu-cong-truyen-thong-o-nhat-ban.html? 2904
nguon tai.lieu . vn