Xem mẫu

  1. TÌM HIỂU TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA MẶC GIA SV: Nguyễn Vĩnh Phong Lớp: ĐHGDCT13 GVHD: CN. Phùng Ngọc Tiến Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu khái quát về đặc điểm trong tư tưởng chính trị của trường phái triết học Mặc gia thời kì Chiến Quốc ở Trung Quốc cổ đại và những dấu ấn mà Mặc gia đã tác động đến các giai đoạn tiếp theo trong lịch sử triết học Trung Hoa. Đồng thời, bài viết bước đầu chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế mà trường phái triết học này đã một thời tỏa sáng cùng Nho gia với học thuyết “Kiêm ái” rất nổi tiếng và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng của trường phái này. Từ khóa: công lợi, kiêm ái, phi công, thượng hiền, tiết dụng. 1. Đặt vấn đề Nhắc đến Mặc giáo là ta lại nghĩ đến ngƣời sáng lập ra trƣờng phái này là Mặc Tử, một ngƣời suốt đời tận tụy buôn ba khắp các nƣớc phục vụ lợi ích cho mọi ngƣời và mong muốn có một xã hội tốt đẹp. Không vì tƣớc lộc, địa vị mà muốn giúp đời “dù mòn trán lỏng gót mà có lợi cho thiên hạ thì cũng làm” [4, tr.49]. Ngoài những hành động thực tế thì ông cũng đƣa ra tƣ tƣởng của mình, nhất là về chính trị để khuyên bảo mọi ngƣời yêu thƣơng lẫn nhau. Những tƣ tƣởng của Mặc Tử (đầu thời Chiến Quốc) cùng với Nho giáo của Khổng Tử (thời Xuân Thu) đã ảnh hƣởng rất lớn đến xã hội Trung Hoa đƣơng thời, tuy về sau bị phê phán nhƣng tƣ tƣởng của Mặc Tử lại có những dấu ấn để đời cho đời sau. 2. Khái quát về Mặc Tử và hoàn cảnh lịch sử xã hội Trung Hoa cổ đại 2.1. Khái quát về Mặc Tử Mặc Tử (khoảng 479 - 381 TCN), họ Mặc tên Địch là ngƣời nƣớc Lỗ, xuất thân là hạng bình dân ở đầu thời Chiến Quốc. Có tài liệu ghi lúc đầu Mặc Tử theo Nho gia, về sau thì lập trƣờng phái riêng. Ông là ngƣời có tinh thần cứu đời đầy nhiệt huyết, có tài biện luận thuyết phục, làm việc nhân nghĩa… nên đƣợc coi là “ngƣời tốt ở gầm trời muốn tìm cũng không thể đƣợc vậy” [1, tr.263]. Ông có rất nhiều học trò, môn đệ nhƣ Cầm Hoạt Ly, Cao Thạch Tử, Công Thƣợng Quá, Canh Trụ Tử… và đời sau thì có Lý Tƣơng Cần, Ngũ Hầu, Khổ Hoạch, Đặng Lăng Tử… Ông thƣờng bảo các môn đệ đi qua các nƣớc làm quan, nếu thấy làm điều sai thì gọi về, ông có thể bảo các môn đệ của mình vào tình cảnh nguy hiểm để hoàn thành 26
  2. nhiệm vụ mà họ không từ một lời, từ đó cho thấy tổ chức của phái này rất nghiêm minh nhƣ đoàn thể chính trị, các môn đệ tuyệt đối phục tùng ông, và ông nhƣ là một đảng trƣởng phái này. Về “Bộ Mặc Tử” của ông theo Nghệ Văn Chí trong bộ “Hán thƣ” đời Hán gồm 71 thiên, đến Tống thì trong bộ “Trung Hƣng Quán” có ghi là 61 thiên, đến nay còn 53 thiên (chia làm 15 quyển). 2.2. Hoàn cảnh lịch sử Trung Hoa thời cổ đại Cả hai thời Xâu Thu- Chiến Quốc thì xã hội Trung Hoa chuyển biến liên tục, do Mặc Tử sống ở đầu thời Chiến Quốc, xã hội loạn lạc và chuyển biến liên tục có nhiều biến cố, chiến tranh xảy ra liên miên hơn so với Xuân Thu, ở đời Mặc Tử, trên 80 năm có tới chín vụ nhƣ: Sở diệt Trần, diệt Ngô, Thái, Kỉ; Việt diệt Cử, Đàm; Triệu, Hàn, Ngụy diệt Trí Bá;… Do lúc bấy giờ là thời đại đồ sắt trƣớc là ở Ngô, Việt tìm ra đƣợc sắt và nói cách khác là phát sinh ra thuật luyện sắt , ngƣời ta dùng sắt để làm lƣỡi cày, lƣỡi liềm, chiếc đục, rìu và sau này là binh khí… nhờ đó mà sức lao động giảm, năng suất tăng (vì lƣỡi cày sắt bén và tốt hơn gỗ, đồng) đào kênh khai thông nƣớc nên cây cối phát triển tƣơi tốt nhờ đó nông nghiệp và công nghiệp phát triển, kinh tế phát triển mạnh hơn so với thời trƣớc (thời Ân dùng lƣỡi cày bằng gỗ, thời Tây Chu dùng lƣỡi cày bằng đồng đỏ, và cả hai vật liệu này thì không thể cày sâu vào đất đƣợc, chỉ là cào đƣợc lớp mặt phía trên và làm cho cây cối trồng trọt không thể bén sâu rễ mà tốt đƣợc) thì nhu cầu mở cõi tăng, địa chủ có quyền, quý tộc tăng lên, nông dân thì bị bóc lột hơn. Vào thời này, phuông tiện giao thông đƣợc cải thiện, nhu cầu trao đổi buôn bán ngày càng mạnh hình thành nên những trung tâm thành thị, đƣờng xá đƣợc xây đắp thêm càng nhiều. Sự cản trở của biên giới, hàng rào thuế quan làm cho lƣu thông hàng hóa chậm lại, từ đó nhu cầu thống nhất Trung Hoa cổ đại ngày càng tăng dẫn đến chiến tranh xâm lƣợc, xảy ra liên miên và để lại nhiều hậu quả nặng nề do sử dụng đồ sắt vào chiến tranh bất kể quy luật nào, nào là chém giết tù nhân bắt đƣợc, chôn sống lính của kẻ thù, thây chất đầy đồng, hiện tƣợng ngƣời già, trai tráng đi lính và đàn bà trẻ em làm việc nông để sản xuất giao cho nhà nƣớc hoa lợi phục vụ chiến tranh là điều diễn ra không quá mới mẻ và bất ngời ở thời này… mà nhờ vậy Trung Hoa cổ đại sớm đƣợc thống nhất bởi nhà Tần sau này. 3. Nội dung Chính trị theo tƣ tƣởng của Trung Hoa cổ đại nói chung đó là sự sắp đặt, lo liệu, quản lý để xã hội có trật tự và kỷ cƣơng. Trong đó, 27
  3. theo Mặc gia thì chính trị là yêu thƣơng mọi ngƣời và cùng làm lợi cho nhau, tất cả điều theo sự quản lý của thiên tử từ đó đất nƣớc thống nhất và trở nên trị. Nhà nƣớc đƣợc xem nhƣ là một đại gia đình, trên thuận dƣới hòa, thống nhất tƣ tƣởng và yêu thƣơng làm lợi cho nhau. Đồng thời với những hình thức “chế tài” mà Mặc Tử sử dụng đó là chế tài về tôn giáo, chế tài chính trị, ngoài ra còn hình thức chế tài về mặt xã hội buộc mọi ngƣời phải tuân theo. Trong suốt tƣ tƣởng chính trị của mình thì Mặc Tử luôn đề cặp đến quan điểm “Kiêm ái” và “Công lợi”, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và tạo nên dấu ấn riêng trong tƣ tƣởng của ông trong xã hội đƣơng thời, ông rất chú ý đến hiệu quả của công việc trong đó ông đề cặp đến việc lựa chọn ngƣời hiền tài, nguyên nhân làm cho thiên hạ loạn- trị và những cách thức sinh hoạt đời thƣờng cũng nhƣ là sinh hoạt chính trị để đi đến xã hội tốt đẹp nhƣ ông luôn hƣớng tới. 3.1. Quan điểm của Mặc Tử về việc thành lập nhà nước thịnh trị Việc thành lập nhà nƣớc đƣợc ông đề cặp không phải là nguồn gốc của việc ra đời và hình thành nhà nƣớc đầu tiên mà là những điều kiện cần có để thành lập một nhà nƣớc thống nhất thịnh trị cho toàn thiên hạ. Theo ông, nguyên nhân làm cho thiên hạ loạn đó là do con ngƣời không tin vào trời- quỷ thần (trời theo Mặc Tử khác so với Khổng Tử) nên làm điều hại ngƣời, “không làm điều trời muốn mà lại làm điều trời không muốn, tức là mình dốc xuất trăm họ trong thiên hạ làm điều gây ra tai họa” [4, tr.391], không yêu ngƣời và đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của ngƣời và lợi ích chung. Từ đó ông phê phán thuyết thiên mệnh tuyệt đối của Khổng Tử, trời- quỷ thần theo ông là nhằm nhấn mạnh tƣ tƣởng chủ đạo của ông để phân biệt những cái tốt- xấu, phải- trái… để làm khuôn phép trong hành vi của con ngƣời, và răn đe ngƣời trên kẻ dƣới tuân theo. Do tính chất cai trị cha truyền con nối, vì lợi ích của giai cấp mình mà cho ngƣời huyết thống kế tục tiếp nối sự nghiệp, nếu đó là ngƣời hiền tài theo Mặc Tử thì tốt nhƣng vẫn phải theo cơ chế “tuyển cử”, còn nếu là ngƣời có vẻ bề ngoài phú quý, xa hoa, nhƣng lại nhu nhƣợc không đƣợc lòng ngƣời, ngƣời sẽ không phục thì sẽ không cai trị đƣợc ngƣời và muôn dân trong thiên hạ từ đó thiên hạ sẽ loạn “bề trên cai trị hễ đƣợc kẻ dƣới đồng tình thì trị, không đƣợc kẻ dƣới đồng tình thì loạn” [4, tr.171]. Từ đó ông đề cao tính chất thƣợng hiền, lựa chọn và trọng dụng những ngƣời hiền tài, quân tử phải có nhân nghĩa, 28
  4. hiểu đƣợc mệnh trời và có lòng kiêm ái (lợi ngƣời và yêu ngƣời), phải hợp lòng dân để đƣợc đƣa lên làm thiên tử làm cho xã hội thái bình và đó là việc căn bản của chính trị: “ngƣời sang và sáng suốt cai trị kẻ ngu và hèn thì nƣớc trị; ngƣời ngu và hèn trị kẻ sang và sáng suốt thì nƣớc loạn” [4, tr.426]. Quả là những điều kiện trên trong xã hội đó thì giai cấp nông dân, nô lệ thì nhiều, ngƣời bề trên thì ít, mà bề trên hạng dốt thì nhiều thì lấy đâu ra ngƣời hiền tài? nên việc lƣa chọn ngƣời hiền tài không có cơ sở xã hội. Khi con ngƣời ham lợi, hám danh không yêu ngƣời thì sẽ làm mọi thủ đoạn để đạt đƣợc mong muốn của mình, nhất là bề trên lợi dụng quyền để gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau, cuộc sống xa hoa phú quý không tiết dụng trong khi nhân dân vẫn cực khổ chịu đói rét, lao động cực nhọc, không lo việc nƣớc đối với ngƣời trên, lƣời lao động đối với kẻ dƣới sẽ làm cho cuộc sống sa sút do con ngƣời chỉ chú ý đến lễ nhạc mà không tiết dụng, tiết táng. Từ các nguyên nhân làm cho thiên hạ loạn thì Mặc Tử đề ra quan điểm cho thiên hạ trị và quản lý xã hội thống nhất theo tiêu chí của ông, và đây là tƣ tƣởng chủ đạo mà đã đƣợc đề cặp ở phần trƣớc đó là kiêm ái đi đôi với công lợi là cơ sở của thái bình thịnh trị. Kiêm ái, theo Mặc Tử khác so với Khổng Tử ở chỗ đó là yêu mọi ngƣời nhƣ yêu mình, không phân biệt thân sơ, giai cấp quốc gia dân tộc, (Nho gia thì yêu mọi ngƣời trong gia đình trƣớc rồi mới yêu ngƣời trong thiên hạ, họ quan trọng hơn ngƣời trong thiên hạ, “kỷ sở bất dục, vật thi ƣ nhân”: điều mình không muốn thì đừng làm cho ngƣời khác; Pháp gia thì chú trọng đến pháp luật phải nghiêm minh và phải cho toàn dân hiểu rõ, mọi ngƣời đều bình đẳng trƣớc pháp luật, quan điểm về nhà nƣớc của pháp gia chú trọng đến sự tập trung quyền lực, mọi ngƣời điều bình đẳng trƣớc pháp luật, thời biến pháp biến; Đạo gia với thuyết “vô vi” chủ trƣơng trở về thời kì xa xôi trong lịch sử xa hơn thời của Mặc Tử, về với xã hội bộ lạc nguyên thủy, là quốc gia nhỏ nơi mà có ít ngƣời sinh sống, không tranh giành với nhau, không ham muốn tƣ dục, mọi ngƣời sống hiền hành chất phác, thuận với tự nhiên, có thuyền không dùng, có xe không đi, cá Kiêm ái là nhân nghĩa, làm lợi cho ngƣời trong thiên hạ, yêu ngƣời nhƣ yêu mình, yêu nƣớc ngƣời nhƣ nƣớc mình… từ đó không 29
  5. gây ra chiến tranh xâm lƣợc lẫn nhau, xã hội trên thuận dƣới hòa thuận đồng ý kiến. Nên theo Mặc Tử, “không kiêm ái thì thiên hạ loạn, kiêm ái thì thiên hạ trị” [1, tr.269], vì theo ông “việc của ngƣời nhân tức là tạo cái lợi, trừ cái hại cho thiên hạ” [4, tr.374], mà cái hại lớn nhất là nƣớc lớn chiếm nƣớc nhỏ, kế tiếp là mạnh hiếp yếu. mà công dụng của kiêm ái thì ai cũng đem tai tinh mắt sáng mà trông cho nhau, đem tay chân khỏe mạnh mà làm lụng, giúp đỡ lẫn nhau, dạy bảo nhau, nuôi nấng ngƣời già không có con, trẻ em không có cha mẹ để phụng dƣỡng hay dạy dỗ. Biệt Mặc khẳng định yêu hết thảy mọi ngƣời, không biết ngƣời đó ở đâu thì vẫn yêu đƣợc, cũng nhƣ cha mẹ thất lạc con, không biết nơi đâu mà vẫn cứ thƣơng yêu chúng. Chủ trƣơng kiêm ái nhƣng giết kẻ bạo loạn, vậy có phải là kiêm ái không?, theo Mặc tử thì “giết kẻ trộm không phải là giết ngƣời, nên giết kẻ trộm thì không làm hại lòng kiêm ái” [3, tập 1, tr.383] và vẫn có thể giết kẻ địch nếu họ tấn công ta. Ngoài ra, Biệt Mặc còn sửa đổi lại kiêm ái ở chỗ kiêm ái là không phân biệt đẳng cấp nhƣ Mặc Tử đã đề cập nhƣng phải yêu thƣơng bất đầu từ ngƣời thân trong gia đình trƣớc, sau đó mới là ngƣời trong thiên hạ, là vì lí do họ là ngƣời thân, quen biết họ trƣớc nên yêu trƣớc là điều tất yếu và rất chú trọng về tình cảm, xem tình cảm là động lực giúp con ngƣời gần nhau hơn và trói buộc ngƣời ta. Để có điều kiện cho thiên hạ thịnh trị, ông chủ trƣởng trừ bỏ cái hại và chăm lo chú ý đến lợi ích thiết thực, những lợi ích căn bản của con ngƣời nhƣ ăn, ở, nghỉ ngơi… từ đó hợp lòng dân và đủ tiện lợi để không tranh giành nhau “cơ giả đắc thực, hàn giả đắc y, lão giả đắc tức” [7, tập 1, tr.298] (đói có ăn, rét có mặc, mệt đƣợc nghỉ ngơi). Nhƣng, cái lợi của ông đƣợc hiểu theo nghĩa là góp của cải của dân vào việc đóng thuyền, làm xe… cho bề trên để họ đi lại, chở vật thay cho dân việc gánh vác để họ và dân đỡ mỏi vai lƣng… nhƣ thế mới có lợi cho cả đôi bên. Điều này mâu thuẫn với chủ trƣơng tiết dụng của ông là chống sự xa xỉ vô ích, và chằng khác gì cƣớp và bóc lột của dân. Kiêm ái là gây lợi cho mọi ngƣời và hợp ý trời. Ngoài kiêm ái công lợi thì theo ông phải theo nguyên tắc “thƣợng đồng và thƣợng hiền”, hai nguyên tắc này đan xen với nhau, không thể thiếu và rách rời nhau. Thƣợng đồng là dƣới thuận ý trên và cao nhất là trời, nhƣng trời làm sao cai quản đời sống của bình dân, của con ngƣời? Nên trời phải “chỉ định” ngƣời hiền tài để làm thiên tử thay cho trời để quản lý mọi mặt trong xã hội. Trời hay quỷ thần nói 30
  6. chung thì yêu những điều mình yêu và ghét những điều mình ghét… trong đó có dân, trời thƣơng yêu dân nhƣ con, nên phải lựa chọn ngƣời hiền tài, đức độ phải hiểu mệnh trời làm kiêm ái lên làm thiên tử và thiên tử này phải tránh những điều mà trời- quỷ thần ghét, làm những điều trời- quỷ thần yêu, trong đó có dân và sẽ tạo đƣợc sự thống nhất trên thuận dƣới đồng với nhau, thấu tình đạt lý. Trời chỉ định Thiên tử, nhƣng việc chọn lựa là do ý chí của dân mà ra, cái gì có lợi cho dân thì làm, không lợi không làm. Khi chọn đƣợc ngƣời hiền tài làm Thiên tử thì chính sách cai trị, quản lý xã hội ra sao? Theo Mặc Tử đó là, khi làm bất cứ việc gì thì cũng phải hiểu rõ nguyên nhân, công dụng của sự việc để phân biệt phải trái, thiện ác từ đó mới quản lý đƣợc thiên hạ. Ông đặc biệt chú trọng đến hiệu quả của công việc và dựa vào “tam biểu”: bản, nguyên, dụng (trong thiên phi mạng thƣợng) hay “tam pháp”: khảo, nguyên, dụng (trong thiên phi mạng hạ), ở đây “bản” và “khảo” là một. Cụ thể nhƣ sau: Bản (khảo) là phải noi gƣơng theo các bậc thánh nhân xƣa nhƣ vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang… phải “ôn cố tri tân” [7, tập 1, tr.232] lấy việc trƣớc xét việc sau, noi gƣơng mà làm theo. Nguyên phải xem xét và quan sát thực hành nhƣ thế nào cho phù hợp với kinh nghiệm của đa số dân chúng. Dụng là căn cứ vào kết quả ứng dụng, nếu có lợi cho dân thì làm, và biểu này rất quan trọng. Phải biết xử phạt – khen thƣởng phân minh, thiên tử không đƣợc hùa với kẻ dƣới mà phải tán đồng, khi nghe tin thấy điều bất nghĩa- sai trái hay điều có lợi cho dân thì phải hết sức quan sát và tìm hiểu cho rõ mới xử phạt khen thƣởng cho hợp lý. Hay bề trên có lỗi, sai sót thì kẻ dƣới sửa sai, kẻ dƣới có điều oan thì bề trên trừ khử cho “ngƣời trên nếu có việc ẩn, bỏ sót các lợi, kẻ dƣới có thể biết mà làm lợi cho; kẻ dƣới mà có oan chứa, hại tích, ngƣời trên có thể biết mà trừ khử họ” [1, tr.272]. Dƣới phải phục tùng tuyệt đối bề trên, vì đây là thiên tử đƣợc trời chọn lựa và hợp lòng dân nhằm tán đồng và tình ý thông đạt nhau, làm lợi cho nhau, thế nhƣng những điều thiện ác, phải trái bất nghĩa… điều do thực tế của đại chúng cần lao quyết định. Khi sử dụng ngƣời hiền tài - chính sách thu hút tài năng làm việc thì phải theo ba nguyên tắc: tƣớc cao, lộc hậu, quyết đoán ra lệnh. Cũng theo ý trên, tùy theo khả năng của họ mà tuyển chọn tam công, chƣ hầu, chính trƣởng, thể chế quản lý xã hội trên chế độ tuyển cử nên lúc đó “trăm họ trong thiên hạ sẽ đồng lòng với thiên tử” [5, tr.535], phép tắc quản lý trong thiên hạ là của công. 31
  7. 3.2. Quan điểm của Mặc Tử về chính sách sinh hoạt chính trị đời thường Để thực hiện thuyết kiêm ái thì cũng cần phải thực hiện chính sách xã hội khác nhƣ phi nhạc, tiết dụng, tiết táng, phi công… Đối với Mặc Tử thì nhạc (bao gồm tất cả các mỹ thuật tạo khoái lạc cho con ngƣời) chẳng đem lại đƣợc lợi ích gì, bởi lẽ “vô ích; tốn của tốn sức; mất thì giờ làm ăn” [4, tr.226]. Nhạc tự nó chẳng tạo ra đƣợc cái ăn, cái mặc; không làm cho chiến tranh ngƣng lại và chẳng làm khỏi bệnh lại tốn của tốn sức (bắt dân tạo ra nhạc khí, đặt điệu múa, ngƣời múa, mà ngƣời múa muốn múa hay múa đẹp thì phải ăn ngon mới có sức khỏe, mặc đẹp để múa hay…). Chính vì thế mà ông chủ trƣơng “phi nhạc”, phê phán nhạc rất mạnh mẽ, cả cuộc đời của ông không dạy và không nhắc đến khi dạy cho đệ tử của mình về Lễ, Nhạc nhƣ thời Khổng đã làm. Về “tiết dụng”, Mặc Tử chủ trƣơng chống sự xa xỉ, vô ích đối với các thành viên trong xã hội. Chính sách tiết dụng là một kế hoạch kinh tế xã hội mà trƣớc đó kể cả Khổng Tử vẫn chƣa nói đến, mục đích của kế hoạch này là làm cho dân đông và nƣớc giàu “ở trong nƣớc phải chỉ huy sự sản xuất và phân công cho đúng với mức tiêu thụ” [7, tập 1, tr.342]. Vì nhƣ vậy sẽ không lãng phí sức ngƣời, sức của và tài sản của dân và mọi ngƣời “dùng tài sản không phí phạm, sức của dân không mệt mỏi” [7, tập 1, tr.342]. Trong xã hội thì cái gì thêm tổn phí mà không thêm lợi cho dân thì thánh vƣơng không làm nhƣ: đóng xe, đồ da, đồ gốm, đồ rèn… hễ cung cấp đủ thì thôi; trong ăn uống thì no bụng, mạnh khỏe là đƣợc chứ không cần ngon và thơm, đi tìm món ngon vật lạ; trong cách ăn mặc thì đủ ấm vào đông, mát vào mùa hè… Việc tiết táng, đoản táng cũng thế, ông phê phán Nho gia để tang lâu tới ba năm, suốt ngày chẳng làm đƣợc gì mà còn tổn hại sức khỏe, mặt mày xanh xao mờ nhạt, chân tay bủn rủn, không thể tự sản xuất lao động đƣợc mà còn phải ăn nhờ ngƣời khác… Nên chỉ cần “áo ba bộ đủ để thịt nát, quan tài dày ba tấc đủ để xƣơng nát, huyệt đào sâu không tới mạch nƣớc để hơi thối khỏi xông lên, thế thôi. Ngƣời chết đã chôn rồi thì ngƣời sống không rầu rĩ để tang lâu” [4, tr.440- 441], và cũng chẳng nên để tang hậu hĩ chôn đồ vật, của cải, trâu bò, và cả ngƣời theo ngƣời chết. Nếu trong thƣợng hiền thì Mặc Tử đƣa dân lên ngang quý tộc, thì trong “tiết dụng”, “phi nhạc” Mặc Tử đƣa quý tộc xuống ngang dân, quý tộc có thể tự sản xuất chứ không thể bóc lột nhân dân. 32
  8. Tuy chủ trƣơng tiết dụng, nhƣng Mặc Tử cũng bộc lộ những hạn chế trong tƣ tƣởng của mình: ông khuyến khích mọi ngƣời lao động siêng năng nhƣng ít cho nó hƣởng thụ, cứ khuyến khích sản xuất ra của cải mà ông chẳng hề nói đến hay cho phép ngƣời tiêu dùng. Trong chích sách sử dụng thƣợng hiền cũng thế, rằng phải tƣớc cao, hậu lộc, nhƣng câu hỏi đặt ra ở đây là hậu lộc đó đƣợc khen thƣởng để dùng vào việc gì khi ông luôn khuyến khích phi nhạc, tiết dụng? Trong thiên “Phi công”, Mặc Tử kịch liệt phản đối chiến tranh, và “chủ trƣơng trừ hại cho thiên hạ, giết kẻ bạo loạn” [7, tập 1, tr.301]. Với ông, chiến tranh chẳng có lợi cho cả đôi bên, “quốc gia khởi việc binh đao, đoạt cái dùng của dân, làm hỏng cái lợi của dân, việc nhƣ thế xảy ra rất nhiều”, “sinh hoạt ở thời chiến, chỗ ở không đƣợc yên, ăn uống thất thƣờng khi no khi đói, trăm họ bị tật bệnh mà chết chẳng thể đếm xuể, còn quân lính bị chết trên trận cũng chẳng đếm xuể đƣợc” [4, tr.565]. Việc xuất binh cũng không phù hợp với thời tiết mùa vụ: mùa đông thì lạnh, mùa hè thì nóng, mùa xuân thì dân cày cấy, mùa thu thì thu hoạch, nếu vậy thì chẳng khác nào đƣa dân vào chỗ chết? Với lại, phải huy động mọi lực lƣợng có thể để tham gia vào cuộc chiến nhƣ: ngƣời, của cải, gia súc… mà khi về nƣớc thì tiêu điều hết thảy. Tuy lên án chiến tranh, nhƣng Mặc Tử lại đề cao chiến tranh chính nghĩa hay chiến tranh tự vệ, xây dựng thành quách để để bảo vệ đất nƣớc, mở rộng phạm vi vũ trang hòa bình, kêu gọi các nƣớc chƣ hầu đoàn kết với nhau cùng lo và cùng giúp đỡ lẫn nhau khi bị đe dọa xâm lƣợc hay xâm lƣợc về sức ngƣời, sức của… Nếu các nƣớc mạnh hiếp yếu, cậy cƣờng quyền mà xâm lƣợc nƣớc nhỏ yếu thì đó là tàn ác và bất nghĩa, nhƣ thế sẽ trái với ý trời và sẽ bị trừng phạt. 4. Đánh giá sơ bộ về tƣ tƣởng chính trị của Mặc gia Những tƣ tƣởng chính trị của Mặc Tử về kiêm ái, phi nhạc, tiết táng, phi công… ít đƣợc các học trò của ông bàn tới sau khi ông mất mà tập trung nhiều vào các vấn đề về tri thức luận, về khoa học thƣờng thức thông qua sách Mặc Kinh. Tuy không phát triển rực rỡ nhƣ giai đoạn trƣớc và vấp phải những hạn chế nhất định, song nhìn chung Mặc gia, trong suốt quá trình tồn tại của nó đã có những đóng góp nhất định với quá trình vận động của hệ tƣ tƣởng phong kiến Trung Hoa. Vì xuất thân trong giai cấp bình dân nên Mặc Tử đã bảo vệ quyền lợi cho giai cấp mình và đề cao nhân dân, lao động. Khuyến 33
  9. khích mọi ngƣời giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt thân sơ, giai cấp, chăm lo lợi ích cho con ngƣời, phê phán tính chất cha truyền con nối (của Khổng Tử) đang diễn ra rất mạnh ngay thời ông đang sống và mạnh dạn chủ trƣơng tuyển chọn ngƣời hiền tài thông qua cơ chế tuyển cử để làm Thiên tử một cách triệt để. Đây là tƣ tƣởng tiến bộ của ông về hình thức dân chủ thời bấy giờ. Tuy vẫn còn mang tính chất duy tâm, nhƣng những tƣ tƣởng của ông đã phê phán thuyết định mệnh gay gắt, khẳng định vận mệnh của con ngƣời tự quyết định ở chữ “tự cƣờng”, họa phúc do con ngƣời tạo ra và quyết định lấy, bên cạnh đó thì vẫn có yếu tố duy vật. Với học thuyết của mình ông lên án chiến tranh, ca ngợi hòa bình, muốn xây dựng lại xã hội Đại Vũ nhà Hạ mặc dù đó là xã hội thời trƣớc ông. Với tƣ tƣởng của thời đại chất phác sơ khai nhƣng tƣ tƣởng của ông vẫn để lại dấu ấn cho đến ngày nay nhƣ vấn đề dân chủ là một điều hiếm gặp lúc bấy giờ, tƣ tƣởng đó đã tạo nền tảng cho nhiều triết gia về sau định hƣớng tƣ tƣởng và chính sách đặc biệt là phƣơng Đông, trong đó có Việt Nam. Mặc Tử cũng thấy đƣợc vai trò của việc tập trung sản xuất kinh tế tạo điều kiện tiền đề cho sự ổn định tình hình trong nƣớc, từ đó nƣớc sẽ trị, khi nƣớc trị và thực hiện kiêm ái, liên kết các nƣớc lại với nhau nhằm chống lại sự bành trƣớng đe dọa của các nƣớc khác, đặc biệt là nƣớc lớn. Bên cạnh những đóng góp nhất định trong tiến trình vận động của hệ tƣởng Trung Hoa nói riêng và phƣơng Đông nói chung, nhƣng học thuyết của Mặc Tử cũng không tránh khỏi những hạn chế của lịch sử lúc bấy giờ. Mặc tử dù không tin vào mệnh trời, nhƣng Mặc Tử lại rơi vào lập trƣờng duy tâm khi tin ở trời, tin vào quỷ thần mà không có căn cứ xác đáng, chỉ dựa vào thời xƣa thuật lại. Hơn nữa, trong học thuyết của mình, ông yêu cầu ngƣời dân phải phục tùng vào Thiên tử một cách tuyệt đối. Ông cũng chủ trƣơng sống khắc khổ và muốn khôi phục lại xã hội nguyên thủy nhà Hạ là điều không thể vì ông chƣa thấy đƣợc nhu cầu tất yếu về tiến bộ, về văn minh xã hội, chƣa thấy đƣợc sự vận động tự thân của sự việc… nếu không sẽ đi trái ngƣợc lại. Thuyết kiêm ái của ông phần giống với tƣ tƣởng của Khổng Tử, nhƣng Mặc Tử thì không chú trọng tình cảm gia đình, kể cả tình cảm thầy trò môn đệ vì lẽ đó mà ông bị Mạnh Tử bảo là không có tình cha con là vậy, về sau đƣợc phái Biệt Mặc sửa lại gọi là thuyết “luân 34
  10. liệt” yêu thƣơng mọi ngƣời nhƣ nhau không phân biệt nhƣng yêu ngƣời trong gia đình trƣớc. Những tƣ tƣởng chuẩn mực cả về đạo đức và chính trị bị pha trộn của một bên là lực lƣợng siêu nhiên (trời, quỷ thần) và một bên là con ngƣời. Đồng thời ông cũng không thấy đƣợc nhu cầu của con ngƣời mà theo ông là do giới cầm quyền quyết định (nhƣ Văn Công nƣớc Tấn yêu thích những ngƣời mặc áo xấu, nên toàn dân mặc áo vải, giày thô…), rõ ràng ông đã thủ tiêu mọi tự do của con ngƣời trong việc lựa chọn sở thích của họ, những nguyên tắc không phụ thuộc vào ý muốn của ngƣời cầm quyền mà phụ thuộc vào đời sống hiện thực của các hành động và của ngƣời dân. Thấy sản xuất của cải vật chất là nền tảng quyết định đời sống xã hội nhƣng thuyết kiêm ái, tiết dụng của ông dƣờng nhƣ đã bác bỏ, rằng con ngƣời cũng có nhu cầu, thích hƣởng lợi và khi có điều kiện thì hƣởng thụ. Ông quá đề cao thánh nhân, phải noi gƣơng theo thánh nhân, nhƣng thánh nhân nào bắt con ngƣời, thần dân của mình chịu cực khổ nhƣ thế đƣợc?, vì hoàn cảnh lịch sử va điều kiện kinh tế xã hội của các thánh nhân lúc đó là lạc hậu, sơ khai hơn rất nhiều so với thời của Mặc tử (thời kỳ đồ sắt) năng suất cao hơn, phát triển hơn thì con ngƣời cũng phải thay đổi về sự tiêu dùng hơn. Có lẽ thánh nhân buộc dân chúng thời đó tiết dụng giống Mặc bây giờ là do điều kiện còn eo hẹp, buộc con ngƣời phải sản xuất lao động nhiều hơn, có mà không đƣợc ăn, để lo cho đất nƣớc?, nếu kinh tế thời của thánh nhân nhƣ thời của Mặc thì chắc họ cũng không tiết dụng quá mức giống nhƣ Mặc đã nêu. 5. Kết luận Nhìn chung, học thuyết của Mặc Tử có đôi nét trùng với Khổng Tử, tuy vẫn còn hạn chế nhất định nhƣng vân có những điểm tích cực và đƣợc thời đại ngày nay công nhận. Với học thuyết của mình thì Mặc Tử là một trong những đóa hoa đẹp rực sáng trong rừng hoa của thời đại “bách gia tranh minh” bởi vì những dấu ấn cả về hành động và tƣ tƣởng của ông đƣợc mọi ngƣời đánh giá cao kể cả kẻ thù của mình, một ngƣời luôn lao tâm lao lực yêu thƣơng mọi ngƣời và ƣớc muốn xây dựng xã hội lý tƣởng tốt đẹp. 35
  11. Tài liệu tham khảo [1]. Doãn Chính (2003), “Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại”, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội. [2]. Vũ Đình (1998),”Đạo đức học phương Đông cổ đại”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3]. Phùng Hữu Lan (2006), “Lịch sử triết học Trung Quốc, Tập 1&2”, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. [4]. Nguyễn Hiến Lê (1995), “Mặc học (Mặc Tử và Biệt Mặc)”, Nxb. Văn hóa, Hà Nội. [5]. Phạm Quýnh (2000), “Bách gia chư tử - Giản thuật”, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. [6]. Hồ Thích (2004), “Trung Quốc triết học sử đại cương, Tập 1 & 2”, Minh Đức dịch, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. [7]. Nguyễn Đăng Thục (1997),”Lịch sử triết học phương Đông - Tập 1”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 36
nguon tai.lieu . vn