Xem mẫu

  1. TÌM HIỂU SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở NHẬT BẢN VÀ VIỆT NAM HIỆN NAY Phạm Nguyễn Hoàng Long, Hồ Thanh Gia Lộc, Đặng Hoàng Đạt, Nguyễn Đoàn Hương Giang Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đoàn Nguyễn Hương Thủy, CN. Trần Thị Kiều Oanh TÓM TẮT Hiện nay ngày càng nhiều người trẻ kết hôn muộn, thậm chí không lập gia đình và sinh con vì lớn lên trong điều kiện kinh tế phát triển và môi trường có nhiều giá trị đa dạng hơn thế hệ trước. Ở châu Á thời gian gần đây không còn coi việc kết hôn và sinh con là mục đích sống duy nhất. Hiện nay, người cao tuổi ở Nhật và Việt Nam đang ngày càng tăng một cách nhanh chóng. Ở Nhật Bản, đất nước có tỷ lệ người cao tuổi đứng đầu thế giới, tình trạng này vẫn tiếp tục khi thế hệ trẻ Nhật Bản xuất hiện những người tự giam mình trong nhà gọi là “Hikikomori” một trong những hội chứng này là không kết hôn, không tình dục. Tuổi kết hôn ở Nhật cũng tăng lên hoặc không muốn kết hôn bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Còn ở Việt Nam, một đất nước được xếp vào loại “Đất nước đang phát triển” thì vấn đề già hóa dân số đáng lẽ không phải là một vấn đề lớn, nhưng dân số Việt Nam đang được đánh giá là già đi nhanh chóng dù vẫn ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Chúng tôi chọn đề tài "Tìm hiểu về sự tương đồng và dị biệt trong đời sống người cao tuổi Việt Nam và Nhật Bản hiện nay” để tìm ra những điểm chung, những điểm riêng, tìm hiểu về những khó khăn và tìm ra được những giải pháp, chính sách phù hợp để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở cả hai quốc gia. Đồng thời đề xuất những ý kiến góp phần cải thiện dân số già ở cả hai quốc gia. 2 ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 2.1 Đời sống tinh thần Việt Nam Đời sống tinh thần của người cao tuổi Việt Nam đa dạng phong phú qua các hình thức giải trí khác nhau. Mối quan hệ của người cao tuổi ở Việt Nam ngoài những người có quan hệ với dòng họ ngoài ra thì các mối quan hệ trong khu vực sinh sống và các hoạt động ngoài xã hội. Nhật Bản Đời sống tinh thần của người Nhật được chú trọng và có nhiều các hoạt động tình nguyện, các câu lạc bộ giải trí, thể dục thể thao dành cho người cao tuổi. Ở Nhật Bản, nam giới từ 65 tuổi trở lên có tỷ lệ tham gia hoạt động tình nguyện cao hơn nữ giới, nhưng tỷ lệ nữ giới tham gia các kỳ nghỉ hè, du lịch lại cao hơn nam giới. 2545
  2. 1.2 Đời sống vật chất 1.2.1 Tầng lớp người cao tuổi giàu có ở Nhật ản, Việt Nam Người cao tuổi giàu có ở Việt Nam thường sinh sống trong các biệt thự, nhà riêng, gắn bó với gia đình, sống với con cháu, không tham gia vào công việc. Vấn đề sức khỏe cũng được đặt lên hàng đầu, không phải lo toan vấn đề “thiếu trước hụt sau”. Họ được bồi bổ cơ thể, khám định kỳ, họ cũng dùng tiền để đi du lịch, làm từ thiện,… Những người cao tuổi giàu có ở Nhật Bản thường có xu hướng tránh phô trương. Nhóm người cao tuổi giàu có rơi vào những người già nghỉ hưu, họ am hiểu về công nghệ và dành nhiều thời gian để truy cập internet. Ngoài ra còn có những người cao tuổi ở Nhật Bản tham gia các hoạt động tình nguyện trong và ngoài nước hoặc vẫn tiếp tục làm việc ở các nước đang phát triển và kém phát triển để tiếp tục cống hiến và vì cộng đồng. 1.2.2 Tầng lớp người cao tuổi nghèo khó ở Nhật Bản, Việt Nam Người già Việt Nam đang phải làm việc vào những năm cuối đời. Có khoảng 7 trong 10 người cao tuổi làm công việc khó khăn với thu nhập thấp nhưng hỗ trợ từ nhà nước còn hạn chế. Với tỷ lệ sinh giảm như thời đại thế hệ trẻ hiện nay, có những gia đình có ít con, các con chỉ tập trung lo lắng cho gia đình nhỏ của mình và công việc nên ít thời gian để quan tâm chăm sóc bố mẹ. Trái ngược với Việt Nam, người già ở Nhật Bản được quan tâm và chăm sóc tốt hơn. Do Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển nên chế độ an sinh xã hội và đặc biệt chính sách dành cho người lớn tuổi tương đối tốt. Chi phí cho chăm sóc tại gia và dịch vụ y tế cho người già ước tính tăng. Tuy nhiên, số lượng người cao tuổi ở Nhật quá nhiều và lao động trẻ quá ít, Nhật Bản có nguy cơ vỡ quỹ lương hưu. Mặc dù các góa phụ có thể được nhận một phần lương hưu của bạn đời đã mất nhưng số người Nhật Bản không kết hôn đang gia tăng, nhiều phụ nữ Nhật Bản sẽ rất khó khăn về tài chính. Những người cao tuổi ở Nhật Bản sống trong cô độc có tên là Kodokushi hay còn gọi là những cái chết cô đơn, phản ánh thực tế xã hội Nhật Bản. Ngoài ra, mặc dù chế độ an sinh tốt nhưng Nhật Bản cũng là một đất nước có chi phí đắt đỏ nên những người lớn tuổi cũng phải lao động kiếm sống để đảm bảo chi phí sinh hoạt. Nhìn chung, tầng lớp người cao tuổi nghèo khó ở Việt Nam và Nhật Bản khá tương đồng, họ đều phải lao động vất vả để kiếm sống. 2 TÌNH TRẠNG NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN HIỆN NAY Việt Nam Tỷ trọng dân số từ 15-64 vẫn chiếm đa số, khoảng 68% tổng dân số, nhưng tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên đang tăng với tốc độ nhanh nhất, chiếm 7,7%. Dẫn các con số về số người ở độ tuổi từ 15-64 tuổi chiếm 68%, cứ 2 người đi làm thì có 1 người phụ thuộc và tốc độ già hóa dân số rất nhanh, chỉ số già hóa 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so với 10 năm trước và tăng 2 lần so với 20 năm trước. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa nhanh nhất trong khu vực. 2546
  3. 2.2 Nhật ản Tổng dân số của Nhật Bản (ước tính đến ngày 15/09/2019) đã giảm 260.000 so với năm trước, trong khi dân số từ 65 tuổi trở lên là 35,88 triệu người. Số người tăng 320.000 so với năm trước (35,56 triệu), con số cao nhất từ trước đến nay. Tổng dân số của Nhật Bản đang trong một xu hướng giảm và tỷ lệ già hóa dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Theo nhóm tuổi, dân số từ 70 tuổi trở lên, bao gồm cả cái gọi là "thế hệ bùng nổ trẻ em" (sinh năm 1947-1949), là 27,15 triệu (21,5% tổng dân số), tăng 980.000 (0,8 điểm) so với năm trước. Ngoài ra, dân số từ 75 tuổi trở lên là 18,48 triệu (14,7%), tăng 530.000 (tăng 0,5 điểm) so với năm trước và dân số từ 80 tuổi trở lên là 11,25 triệu (8,9%), tăng 210.000. Theo ước tính của Viện Dân số Và An sinh Xã hội, tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng, đạt 30,0% vào năm 2025, với một thế hệ 65 tuổi được sinh ra trong thời kỳ bùng nổ em bé thứ hai (1971-1974). Đến năm 2040, ở trên, dự kiến sẽ đạt 35,3%. Tỷ lệ dân số cao tuổi của Nhật Bản là cao nhất thế giới trong số 1 quốc gia và khu vực. Sự già hóa của dân số sẽ làm suy yếu các hệ thống an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, và bảo hiểm chăm sóc dài hạn. Điều này là do chúng tôi sẽ hỗ trợ nhiều người cao tuổi hơn với ít người ủng hộ hơn. Tình trạng này không thể bỏ qua, và chính phủ cũng đang tập trung vào các biện pháp chống lại tỷ lệ sinh giảm. Do đó, theo như chính sách của chính phủ, hiện đang được tập trung vào ý tưởng có một người già khỏe mạnh làm người hỗ trợ. Tuy nhiên, ý tưởng là thay đổi từ định nghĩa nghiêm ngặt "người già nên được định nghĩa là 70 hoặc 75 tuổi trở lên" sang "người cao tuổi năng động phải chịu trách nhiệm cho các dịch vụ ngoại vi như dịch vụ chăm sóc". Trong bối cảnh đó, Bộ Nội vụ và Truyền thông cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát về "Việc làm của người cao tuổi". Vào năm 2018 có 8,62 triệu người lao động cao tuổi (những người từ 65 tuổi trở lên làm việc hơn một giờ trong tuần cuối tuần có thu nhập hoặc vắng mặt làm việc trong tuần cuối cùng của tháng). Ngoài ra, tỷ lệ người cao tuổi trên lực lượng lao động trong năm 2018 đạt mức cao kỷ lục 12,9%. Có thể thấy rằng những người lao động lớn tuổi không còn là một lực lượng có giá trị. 3 VẤN ĐỀ GIÀ HOÁ DÂN SỐ VÀ GIẢI PHÁP DỊCH VỤ CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 3.1 Việt Nam Tổng dân số của Việt Nam là 96,2 triệu người, là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới với tuổi thọ trung bình hơn 73 tuổi. Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định trong hơn một thập kỷ qua. Người Việt Nam có tuổi thọ trung bình liên tục tăng từ năm 1989 đến nay. Dân số trong độ tuổi từ 25 - 59 tham gia lực lượng lao động chiếm số lượng lớn, nhiều nhất là lao động tốt nghiệp trung học phổ thông, số lao động đã được đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên chiếm số lượng ít hơn. Lao động làm việc trong khu vực dịch vụ vượt qua khu vực nông, lâm 2547
  4. nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, lao động giản đơn thu hút nhiều nhân lực nhất trong nền kinh tế Việt Nam hiện tại. Dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ nhanh qua từng năm, Việt Nam cần giải quyết thách thức già hóa dân số. Giải quyết thách thức già hóa dân số và mất cân bằng giới tính: Tuổi thọ bình quân tăng là minh chứng thành tựu phát triển xã hội và chăm sóc sức khỏe con người của Việt Nam, tuy nhiên tỷ lệ mất cân bằng giới tính đang có xu hướng tăng do sự lựa chọn giới tính thai nhi vì ưa thích con trai, một phần do văn hóa truyền thống. Bởi vì, việc lựa chọn sinh con theo giới tính làm cho mất cân bằng về số lượng nam- nữ qua từng năm, dẫn đến việc khó kết hôn và sinh con nên thiếu những nhân lực trẻ tương lai thay thế cho những nhân lực đang trong giai đoạn già hoá đi. Do đó, Việt Nam đang giai đoạn dân số vàng, nhưng tốc độ già hóa đang tăng nhanh. 3.2 Nhật Bản Nhật Bản được biết đến với mức độ già hóa dân số cao, thực trạng này khó mà cải thiện ngay. Vấn đề này dẫn đến nhiều thay đổi đối với kinh tế, xã hội của Nhật Bản là nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, độ tuổi lao động giảm dần, tỷ lệ dân số phụ thuộc theo độ tuổi cao, tình trạng nhiều người cao tuổi chưa được nghỉ hưu,… Giải quyết thách thức già hóa dân số: Định hướng phát triển với quy mô dân số tầm trung, tăng tỷ lệ sinh, phụ nữ và người già tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động, nâng cao năng suất lao động, thu hút lao động nước ngoài. 3.3 Giải pháp Liệu pháp tế bào gốc tự thân có thể giúp người cao tuổi Việt Nam tăng cường sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch. Kỹ thuật KAIGO – giải pháp hữu hiệu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Chăm sóc người cao tuổi bằng công nghệ, tạo ra hệ thống y tế kỹ thuật số gắn kết dữ liệu y tế và công nghệ, tạo ra những sản phẩm công nghệ chất lượng cao lấy trí thông minh nhân tạo và thực tế ảo làm trung tâm. Nâng cao chất lượng cuộc sống. Khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động xã hội, tham gia các câu lạc bộ, gặp gỡ nhiều người để nâng cao sức khỏe và không cảm thấy cô đơn. 4 KẾT LUẬN Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, các vấn đề xã hội mới nảy sinh ảnh hưởng đến xu hướng phát triển chung của cả đất nước. Các chính sách và phương pháp hỗ trợ cho người cao tuổi đòi hỏi bất kỳ một quốc gia nào cũng cần có một chính sách cụ thể để điều tiết cho phù hợp. Chúng ta có thể đánh giá một nước phát triển dựa vào trình độ văn hóa, kinh tế nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của xã hội mà trọng tâm là vấn đề con người. Thông qua đề tài 2548
  5. "Tìm hiểu về sự tương đồng và dị biệt trong đời sống người cao tuổi Việt Nam và Nhật Bản hiện nay”, chúng ta phần nào tìm ra những điểm chung, những điểm riêng, tìm hiểu về những khó khăn và tìm ra được những giải pháp, chính sách phù hợp để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở cả hai quốc gia. Đồng thời đề xuất những ý kiến để góp phần cải thiện dân số già ở cả hai quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://bitly.com.vn/wgTYN [2] https://bitly.com.vn/FuuDp [3] https://bitly.com.vn/DG6bB [4] https://bitly.com.vn/vopMP [5] https://bitly.com.vn/lRnZh [6] https://bitly.com.vn/uGo9H [7] https://bitly.com.vn/YOBQI 2549
nguon tai.lieu . vn